Uy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Hai, 04/03/2024
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Hội thảo “Phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm: Lý luận và thực tiễn”


Ngày 28/2/2024, tại Hà Nội, trong khuôn khổ nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng Bộ nguyên tắc và một số hướng dẫn cho phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) có trách nhiệm ở Việt Nam, Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm: Lý luận và thực tiễn”.

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy phát biểu tại hội thảo

Hướng tới thúc đẩy chiến lược phát triển bền vững AI ở Việt Nam, trên cơ sở sự hỗ trợ của Chương trình Aus4Innovation, Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội triển khai nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng Bộ nguyên tắc và một số hướng dẫn cho phát triển AI có trách nhiệm ở Việt Nam nhằm tăng cường đối thoại chính sách với các cơ quan hoạch định chính sách, cộng đồng doanh nghiệp, giới học thuật và các bên liên quan. 

Quang cảnh hội thảo

AI ngày càng phát triển nhanh chóng và đang có những tác động to lớn đến mọi mặt đời sống. Bên cạnh những lợi ích to lớn, sự phát triển của AI đã và đang làm dấy lên những quan ngại sâu sắc về các rủi ro tiềm ẩn từ khía cạnh đạo đức, xã hội và pháp lý.

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy cho rằng AI có trách nhiệm, đạo đức trong AI đang là vấn đề nghị sự toàn cầu, thu hút sự quan tâm của các quốc gia trên toàn thế giới. Đây không đơn thuần là vấn đề học thuật, cũng không đơn thuần là vấn đề pháp lý, mà liên quan đến sự phát triển của con người, của quốc gia và nhân loại. Theo Thứ trưởng Bùi Thế Duy, đạo đức và trách nhiệm trong AI nằm ở tất cả các khâu, từ xây dựng thuật toán, thu thập dữ liệu, đến công cụ huấn luyện, và ứng dụng. Vì vậy, vấn đề này phải được quan tâm ngay từ khâu xây dựng hệ thống, liên quan đến nhiều bộ, ngành.

Thứ trưởng Bùi Thế Duy cho biết đạo đức AI là vấn đề phức tạp, quy mô toàn cầu, đang thu hút nhiều quốc gia, tổ chức trên thế giới tham gia tìm phương án giải quyết, gồm cả UNESCO. UNESCO lần đầu tiên đưa AI - một nội dung thuộc lĩnh vực công nghệ vào thảo luận. Trước tiên, mô hình AI cần tuân thủ thiết kế, nhiệm vụ được thiết lập ngay từ đầu, nhằm bảo đảm không có các hành động phá hoại, gây tổn hại cho con người. AI khác hoàn toàn so với những công nghệ con người từng nghiên cứu. Trong khi các sản phẩm công nghệ cũ chỉ tuân thủ mục tiêu có sẵn, AI có thể tự tạo những hướng đi mới, vượt ra ngoài sự kiểm soát của nhà phát triển. Vấn đề bình đẳng, công bằng cũng là nội dung cần được quan tâm khi xây dựng mô hình AI. Ngay từ bước thu thập thông tin để huấn luyện AI, việc bất bình đẳng đã có thể xảy ra và ảnh hưởng xấu tới toàn bộ hệ thống. Do đó, để có phát triển AI công bằng, ngoài sự tham gia của chuyên gia luật, còn cần đóng góp của chuyên gia tâm lý học, xã hội học. Bên cạnh đó, cũng nhấn mạnh một số nguyên tắc quan trọng về đạo đức AI như bảo đảm an toàn dữ liệu cá nhân, tôn trọng quyền tác giả, bản quyền sở hữu trí tuệ, nâng cao năng suất lao động nhưng cần bảo vệ môi trường, an sinh xã hội.

Theo PGS. TS. Nguyễn Thị Quế Anh, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, AI hoàn toàn khác so với những công nghệ trước đó. Khả năng thực hiện các nghĩa vụ pháp lý của người máy cũng là thách thức đối với các nhà lập pháp trong bối cảnh mới. Có hai yếu tố hết sức cần thiết cho việc hài hòa hóa giữa các quy định pháp lý và công nghệ mới: xây dựng các tiêu chí cho cho các công nghệ mới để chúng đáp ứng các yêu cầu của pháp luật; xây dựng và phát triển các khuôn khổ pháp lý theo cách thức để chúng đáp ứng nhu cầu phát triển của các công nghệ mới. Vì thế, việc hài hòa hóa giữa các quy định pháp lý và công nghệ mới phải được xem xét càng sớm càng tốt ngay từ trong quá trình nghiên cứu và thử nghiệm chứ không phải là sau khi đã được đưa vào ứng dụng thực tế.

Chia sẻ một số vấn đề nổi bật phát triển AI hiện nay ở Việt Nam, PGS. TS. Bùi Thu Lâm, Học viện Kỹ thuật Mật mã cho biết: Chỉ số xếp hạng về mức độ sẵn sàng về AI của Chính phủ năm 2023, Việt Nam đứng thứ 59 thế giới, thứ 5 trong ASEAN. Chính phủ đã có Đề án Xây dựng thành phố thông minh, Chương trình Chuyển đổi số quốc gia và Chương trình hỗ trợ khởi nghiệp 844. Ở cấp độ địa phương, Hà Nội tham gia Mạng lưới thành phố thông minh ASEAN; TP. Hồ Chí Minh đã có kế hoạch định hướng ứng dụng AI; Đà Nẵng đã có kế hoạch xây dựng thành phố thông minh. Ở khu vực tư nhân, Vingroup và FPT đã có kế hoạch xây dựng các khu đô thị thông minh và thành phố khoa học chuyên về AI. Về đào tạo và nghiên cứu, hiện có khoảng 50 trường đại học có đào tạo các chuyên ngành liên quan tới AI (10 trường có ngành đào tạo AI). Tuy nhiên, cũng theo PGS. TS. Bùi Thu Lâm, hiện nay đang diễn ra một loạt thách thức đối với phát triển AI ở Việt Nam. Đó thiếu nhân công về AI; chất lượng dữ liệu, khả năng lưu trữ và chia sẻ dữ liệu hạn chế; nền tảng mở cho AI (dữ liệu, phần mềm, ứng dụng) mang đặc thù Việt Nam hầu như chưa có. Thị trường AI Việt Nam hiện còn rất nhỏ. Bên cạnh đó là các thách thức pháp lý như: Địa vị pháp lý của AI? Trách nhiệm pháp lý trong ứng dụng AI (dân sự, hình sự, hành chính); Bảo vệ dữ liệu cá nhân trong ứng dụng AI; Quyền sở hữu trí tuệ trong ứng dụng AI...

Trong khuôn khổ hội thảo, các đại biểu cũng được nghe các tham luận về nhận diện xu thế phát triển AI có trách nhiệm ở châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ và những hàm ý chính sách với Việt Nam.

Theo vista.gov.vn

Lượt xem: 466



BÀI VIẾT KHÁC
Đo lường và thúc đẩy kết quả đổi mới sáng tạo cấp địa phương
Đo lường và thúc đẩy kết quả đổi mới sáng tạo cấp địa phương

Trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 65 Đại hội đồng các quốc gia thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), ngày 12/7/2024, tại Geneva, Thụy Sỹ đã diễn ra Hội thảo bên lề “Đo lường và thúc đẩy kết quả Đổi mới sáng tạo cấp địa phương: Vai trò của các Chỉ số Đổi mới sáng tạo cấp địa phương” nhằm thảo luận về công cụ và kinh nghiệm triển khai Chỉ số Đổi mới sáng tạo cấp địa phương (Provincial Innovation Index - PII).

Ngày 16/07/2024
Để doanh nghiệp khoa học và công nghệ vươn lên thành đầu tàu dẫn dắt
Để doanh nghiệp khoa học và công nghệ vươn lên thành đầu tàu dẫn dắt

Tại buổi họp bàn về “Chính sách phát triển Doanh nghiệp khoa học và công nghệ (DN KH&CN) Việt Nam” với Hiệp hội DN KH&CN (VTS) ngày 6/7/2024 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ KH&CN Hoàng Minh yêu cầu các đại biểu tập trung thảo luận, đề xuất các giải pháp làm thế nào để các DN KH&CN phát huy vai trò đầu tàu trong việc ứng dụng làm chủ công nghệ, nâng cao năng suất lao động, cạnh tranh, làm hình mẫu cho các loại hình DN khác.

Ngày 08/07/2024
70% doanh nghiệp sẽ tăng ngân sách cho đổi mới sáng tạo
70% doanh nghiệp sẽ tăng ngân sách cho đổi mới sáng tạo

86% DN nhận định đổi mới sáng tạo là “chìa khoá” quan trọng đối với tăng trưởng trong thời gian tới và 70% DN dự kiến tăng ngân sách cho đổi mới sáng tạo.

Ngày 03/07/2024
Tập huấn về Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024
Tập huấn về Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024

Hội nghị tập huấn về thu thập dữ liệu Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024 đã được Sở Khoa học & Công nghệ tổ chức sáng nay, 2/7. Tham dự Hội nghị, có đại diện của Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN, Bộ Khoa học & Công nghệ; về phía Sở KH&CN có đồng chí Chu Thị Bích Thủy - Phó Giám đốc Sở; về phía trường ĐH Hùng Vương có đồng chí Trần Đình Chiến - Phó Hiệu trưởng Nhà trường, cùng đại diện các sở, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Ngày 02/07/2024
Ứng dụng thông minh tích hợp nhiều dịch vụ dựa trên trí tuệ nhân tạo
Ứng dụng thông minh tích hợp nhiều dịch vụ dựa trên trí tuệ nhân tạo

Trong thời gian tới, sự bùng nổ của các ứng dụng thông minh sẽ trở thành xu hướng chủ đạo, thay đổi cách chúng ta tương tác và làm việc hàng ngày. Theo định nghĩa của Gartner, một ứng dụng thông minh (Intelligent application) không chỉ đơn thuần thực hiện các nhiệm vụ cố định mà còn có khả năng thích ứng, tự điều chỉnh và phản ứng linh hoạt dựa trên sự học hỏi từ môi trường và người dùng.

Ngày 21/06/2024
Bộ KH&CN hướng dẫn nguyên tắc nghiên cứu, phát triển trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm
Bộ KH&CN hướng dẫn nguyên tắc nghiên cứu, phát triển trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm

Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) mới ban hành Quyết định số 1290/QĐ-BKHCN về việc hướng dẫn một số nguyên tắc về nghiên cứu, phát triển các hệ thống trí tuệ nhân tạo (TTNT) có trách nhiệm nhằm hướng đến một xã hội lấy con người làm trung tâm, mọi người được hưởng những lợi ích từ các hệ thống TTNT, bảo đảm sự cân bằng hợp lý giữa lợi ích và rủi ro của các hệ thống TTNT...

Ngày 19/06/2024
Lịch tiếp công dân Chung tay cải cách thủ tục hành chính Thông tin KHCN Điều tra nghiên cứu khoa học 2024 Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

0

PAKN từ chối xử lý

0