Ngày 22/1, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh tổ chức hội thảo phát triển thương hiệu chè xanh Phú Thọ. Dự hội thảo có các chuyên gia, doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà quản lý về lĩnh vực chè trong và ngoài tỉnh; đại diện lãnh đạo một số, sở, ngành của tỉnh.
Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận, đưa ra nhiều ý kiến, kinh nghiệm và giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển cũng như việc quảng bá chè xanh Phú Thọ như: Tình hình sản xuất và định hướng phát triển chè trên địa bàn; việc bố trí lồng ghép các nguồn vốn đầu tư cho cây chè, công tác xúc tiến đầu tư, thu hút các doanh nghiệp; đẩy mạnh xây dựng, phát triển thương hiệu chè xanh Phú Thọ; ứng dụng, chuyển giao khoa học kỹ thuật phát triển chè xanh Phú Thọ; một số giải pháp phát triển thương hiệu chè xanh trong thời gian tới; chè xanh với phát triển du lịch; đề xuất giải pháp tổ chức lễ hội chè, phát triển văn hóa chè Phú Thọ phục vụ phát triển du lịch tỉnh...
Hội thảo là dịp để các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp chế biến, sản xuất chè xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm, sở hữu trí tuệ đóng góp ý kiến, đánh giá đúng thực trạng tình hình sản xuất, chế biến chè, tiêu thụ chất lượng chè xanh Phú Thọ, đồng thời nghiên cứu đề xuất giải pháp đồng bộ, toàn diện và khả thi nhằm phát triển thương hiệu, khôi phục và nâng cao uy tín sản phẩm chè xanh trong thời gian tới.
Các đại biểu thảo luận tại hội nghị
Hiện cây chè được trồng chủ yếu ở các huyện miền núi tỉnh Phú Thọ với diện tích hơn 16.200ha; năng suất chè búp tươi bình quân trên diện tích cho sản phẩm đạt 111,2 tạ/ha, xếp thứ 4 về diện tích và đứng thứ 3 về sản lượng so với 28 tỉnh sản xuất chè trong cả nước. Cây chè được trồng tập trung tại các huyện Đoan Hùng, Tân Sơn, Thanh Sơn, Hạ Hòa, Yên Lập, Thanh Ba, Phù Ninh. Từ lợi thế về phát triển cây chè đã hình thành nhiều cơ sở chế biến, tiêu thụ chè tươi, chè khô, chè thành phẩm, cung cấp đa dạng các sản phẩm chè cho thị trường trong nước và xuất khẩu, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Một số sản phẩm chè của tỉnh đã có mã số, mã vạch truy suất nguồn gốc như chè xanh của Công ty chè Hà Trang, Công ty chè Bảo Long, Công ty chè Tôn Vinh... Sản phẩm chè xanh Phú Thịnh, chè Yên Kỳ đang trong quá trình hoàn thiện các điều kiện về cơ sở vật chất, chất lượng sản phẩm để được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể.
Tuy nhiên, do một số địa phương trong tỉnh có quy mô sản xuất nhỏ lẻ, việc đầu tư cơ sở hạ tầng trong sản xuất còn hạn chế, chưa có sự liên kết sản xuất giữa nông dân và doanh nghiệp nên thương hiệu, chất lượng, giá trị gia tăng của chè xanh chưa tạo được thương hiệu và chỗ đứng vững chắc cũng như lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Hiện tại thương hiệu, chất lượng của chè xanh Phú Thọ còn kém hơn so với các thương hiệu chè khác như chè Thái Nguyên, Hà Giang.
Sáng 27/6, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo với 73 điều, có hiệu lực từ ngày 1/10/2025.
Không chỉ tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, Việt Nam đang từng bước hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo toàn diện, sẵn sàng thu hút nhân tài, công nghệ và nguồn vốn toàn cầu. Những định hướng lớn từ Nghị quyết số 57 và Nghị quyết số 68 của Bộ Chính trị đang tạo nền tảng vững chắc để đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế đổi mới sáng tạo năng động hàng đầu khu vực.
Hai nhà máy trí tuệ nhân tạo (AI Factory) của FPT đặt tại Nhật Bản và Việt Nam lần lượt giữ vị trí thứ 36 và 38 trong bảng xếp hạng Top 500 về siêu máy tính hiệu năng cao công bố tháng 6/2025.
Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, tỉnh Phú Thọ đã và đang có những bước đi chiến lược nhằm đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau trong tiến trình số hóa. Một trong những điểm nhấn quan trọng là việc triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” nhằm phổ cập kiến thức, kỹ năng số ....
Các nhiệm vụ của Nghị quyết 57 được chia thành sáu hệ thống, với 30 sáng kiến đột phá, triển khai phần lớn trong giai đoạn 2025-2030.
Triển khai trợ lý ảo hỗ trợ cán bộ, người dân không chỉ là bước tạo cơ sở pháp lý, đổi mới mạnh mẽ bộ máy hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước mà việc triển khai trợ lý ảo giúp cán bộ, công chức nắm vững quy trình, nhiệm vụ, quyền hạn theo từng cấp hành chính. Trên cơ sở đó, người dân có thể chủ động tra cứu, yêu cầu cung cấp dịch vụ công nhanh nhất, mọi lúc, mọi nơi - không phụ thuộc vào địa giới hành chính.
Liên kết trang
0
2
0