Uy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Ba, 14/03/2017
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Hội thảo khoa học quốc tế “Chính sách công nghiệp quốc gia của Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2035”


 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày 10/3/2017, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp cùng Bộ Công thương tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Chính sách công nghiệp quốc gia của Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2035”. Đ/c Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương chủ trì Hội thảo. Cùng tham dự Hội thảo còn có các diễn giả chính là chuyên gia quốc tế đến từ Đại học Waseda (Nhật Bản), Đại học Harvard (Mỹ), các chuyên gia đến từ hơn 20 tổ chức quốc tế, đại điện lãnh đạo các bộ, ban, ngành trung ương, địa phương, các nhà khoa học, các cơ quan báo chí.

 


Các chính sách chung và chính sách ngành trong lĩnh vực công nghiệp được ban hành trong thời gian qua đã có tác động tích cực đến sự phát triển của công nghiệp Việt Nam trong hơn 30 năm đổi mới vừa qua, nhất là trong 10 năm trở lại đây. Giá trị sản xuất công nghiệp và giá trị gia tăng công nghiệp tăng trưởng liên tục trong nhiều năm. Trong mười năm qua (2006-2015), tổng giá trị sản xuất công nghiệp tăng 3,42 lần. Tỉ trọng GDP công nghiệp cũng duy trì ổn định khoảng 31-32%/tổng GDP của cả nước. Tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp tăng nhanh hơn nhiều so với các nước trong khu vực và thế giới. Trong nhiều năm, lĩnh vực công nghiệp có tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất cao nhất trong các ngành kinh tế quốc dân. Tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp trong mười năm 2006-2015 bình quân 6,9%/năm (giai đoạn 2006-2010 là 5,9%/năm và giai đoạn 2011-2015 là 7,9 %/năm). Sau gần mười năm, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp tăng gần 3,5 lần . Cơ cấu xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp chuyển dịch tích cực, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp chế biến chế tạo, chiếm tỷ trọng chủ yếu và tăng liên tục (năm 2007 chiếm 78%, năm 2015 tăng lên chiếm 97,3%). Trong cơ cấu các ngành công nghiệp, công nghiệp quốc phòng đã có chuyển biến rõ nét.

Phát triển công nghiệp trong thời gian qua đã góp phần tích cực trong giải quyết việc làm và nâng cao đời sống của nhân dân. Hiện nay, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực kinh tế tư nhân trong nước đóng góp ngày càng lớn vào đầu tư phát triển công nghiệp của đất nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình phát triển công nghiệp đất nước cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, điển hình như: Công nghiệp nước ta đang ở trình độ thấp, chủ yếu đang phát triển theo chiều rộng, nội lực còn yếu, phụ thuộc nhiều doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), sự liên kết giữa các FDI với các doanh nghiệp trong nước còn hạn chế; Tăng trưởng sản xuất công nghiệp chưa cao, thiếu bền vững. Năng suất lao động (NSLĐ) công nghiệp, nhất là ngành công nghiệp chế biến - chế tạo còn ở mức thấp. Tốc độ tăng NSLĐ của ngành công nghiệp giai đoạn 2006-2015 khoảng 2,4%/ năm, tốc độ tăng chậm hơn tốc độ tăng bình quân chung của nền kinh tế là 3,9%. So với các quốc gia trong khu vực, NSLĐ công nghiệp của Việt Nam, nhất là NSLĐ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo còn khá thấp (Malaysia có mức NSLĐ ngành chế biến chế tạo cao gấp 6,4 lần, Thái Lan cao gấp 6,4 lần, Philippine cao gấp 3,6 lần). Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng ngành công nghiệp vẫn còn khá thấp, gia tăng vốn và lao động vẫn đóng góp chủ yếu, đóng góp của yếu tố công nghệ đối với tăng năng suất của ngành chế biến, chế tạo chỉ chiếm khoảng 11,1%.

Phát biểu tại Hội thảo, đồng chí Nguyễn Văn Bình khẳng định: "Qua các thời kỳ, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đề ra các chủ trương, chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp. Đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập WTO (năm 2007), chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội, về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và phát triển công nghiệp nói riêng đã liên tục được bổ sung, hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong bối cảnh tình hình mới". Trên cơ sở đường lối, chủ trương của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành đã thể chế hóa thành khoảng 300 văn bản quy phạm pháp luật bao quát khá đầy đủ các nội dung có liên quan đến chính sách công nghiệp quốc gia.

Đ/c Nguyễn Văn Bình cho rằng, những yếu kém, hạn chế nêu trên có nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Đồng thời, Đ/c cũng khẳng định, để tiếp tục thực hiện chủ trương, mục tiêu và nhiệm vụ được xác định trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 và thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, xây dựng nền tảng sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, việc xây dựng khung khổ chính sách công nghiệp quốc gia của Việt Nam đồng bộ, hiệu quả nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2016 - 2025, tầm nhìn đến năm 2035 là hết sức cần thiết. Nhiệm vụ này đã được nêu rõ trong Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 khóa XII (Nghị quyết 05-NQ/TW ngày 01/11/2016), cụ thể là "Xây dựng và thực hiện chính sách công nghiệp quốc gia, tạo khuôn khổ chính sách đồng bộ, trọng tâm, đột phá hướng vào tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh".

Tại hội thảo, đ/c Nguyễn Văn Bình đề nghị các đại biểu, các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà quản lý tập trung thảo luận làm rõ một số nội dung như: Phân tích, làm rõ các nút thắt, rào cản trong phát triển công nghiệp của Việt Nam. Luận giải rõ nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong phát triển công nghiệp Việt Nam suốt 30 năm qua; Đề xuất quan điểm, mục tiêu của chính sách công nghiệp quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035; Làm rõ các trụ cột chính của chính sách công nghiệp quốc gia của Việt Nam trong giai đoạn tới; Đề xuất, kiến nghị các nhiệm vụ, giải pháp lớn của chính sách công nghiệp quốc gia…

Cũng tại hội thảo, nhiều kinh nghiệm phát triển công nghiệp được đưa ra bàn thảo như kinh nghiệm phân bố nguồn lực hợp lý ở Nhật Bản, nâng mức hỗ trợ cho khoa học công nghệ của Trung Quốc, hay dựa vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ để phát triển công nghiệp ở Đài Loan (Trung Quốc).

Các ý kiến phát biểu tại Hội thảo đều nhấn mạnh, trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu, rộng, Việt Nam cần tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách nhằm tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư; xác định rõ vai trò của các thành phần kinh tế trong phát triển công nghiệp để định hướng chính sách phát triển phù hợp, thúc đẩy ứng dụng công nghệ mới, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công nghiệp, đa dạng hóa nguồn tài chính cho phát triển công nghiệp.

Các tham luận cũng đề xuất một số định hướng về chính sách phát triển cho giai đoạn đến 2025, tầm nhìn 2035.
Lượt xem: 48



BÀI VIẾT KHÁC
Thẩm định thuyết minh dự án: Xây dựng mô hình quản lý du lịch thông minh tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng
Thẩm định thuyết minh dự án: Xây dựng mô hình quản lý du lịch thông minh tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng

Sáng ngày 18/1, tại Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội nghị thẩm định thuyết minh dự án KH&CN cấp tỉnh: Xây dựng mô hình quản lý du lịch thông minh tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng do Khu Di tích lịch sử Đền Hùng chủ trì thực hiện. Thạc sỹ Chu Thị Bích Thủy - Phó Giám đốc Sở làm Chủ tịch Hội đồng.

Ngày 21/01/2024
Thẩm định thuyết minh dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống giai đoạn 2021 - 2025
Thẩm định thuyết minh dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống giai đoạn 2021 - 2025

Ngày 17/1, tại Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội nghị thẩm định thuyết minh dự án KH&CN cấp tỉnh: Xây dựng mô hình sản xuất con giống thuần chủng gà nhiều cựa huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ từ nguồn gen đã được chọn lọc, dự án thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống giai đoạn 2021 - 2025 do Chi cục Chăn nuôi, thú y tỉnh Phú Thọ chủ trì thực hiện.

Ngày 21/01/2024
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh cho phát triển bền vững
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh cho phát triển bền vững

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất - kinh doanh đồng thời giảm thiểu phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu gây ô nhiễm, giảm thiểu lượng carbon.

Ngày 10/10/2023
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh cho phát triển bền vững
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh cho phát triển bền vững

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất - kinh doanh đồng thời giảm thiểu phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu gây ô nhiễm, giảm thiểu lượng carbon.

Ngày 10/10/2023
Sở Khoa học và Công nghệ Phú Thọ tham gia Hội thao chào mừng Đại hội Công đoàn viên chức tỉnh Phú Thọ lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 -2028
Sở Khoa học và Công nghệ Phú Thọ tham gia Hội thao chào mừng Đại hội Công đoàn viên chức tỉnh Phú Thọ lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 -2028

Ngày 01/7/2023, tại Nhà luyện tập và thi đấu tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Hội thao chào mừng Đại hội Công đoàn viên chức tỉnh Phú Thọ lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 -2028

Ngày 01/07/2023
test
test

Ngày 13/07/2020
Lịch tiếp công dân Chung tay cải cách thủ tục hành chính Thông tin KHCN Điều tra nghiên cứu khoa học 2024 Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

0

PAKN từ chối xử lý

0