Thực hiện Kế hoạch số 10/KH-SKHCN triển khai về truy xuất nguồn gốc, mã số mã vạch, ghi nhãn hàng hóa và công bố tiêu chuẩn chất lượng cho các sản phẩm nông lâm thủy sản, thực phẩm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ năm 2023, ngày 10/11/2023, tại Nhà văn hóa Thị xã Phú Thọ Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng phối hợp với Phòng Kinh tế Thị xã Phú Thọ, phòng Nông nghiệp các huyện: Phù Ninh, Thanh Ba, Hạ Hòa, Đoan Hùng tổ chức hội nghị Tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn áp dụng các quy định về truy xuất nguồn gốc, mã số mã vạch, quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Tham dự hội nghị có 85 đại biểu là đại diện lãnh đạo, cán bộ công chức Chi cục TCĐLCL, đại diện lãnh đạo phòng Kinh tế Thị xã Phú Thọ, đại diện lãnh đạo phòng Nông nghiệp các huyện: Thanh Ba, Phù Ninh, Đoan Hùng, Hạ Hòa; đại diện các HTX, các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh trên địa bàn 05 huyện/thị
Tại hội nghị, các đại biểu được tuyên truyền, phổ biến các chủ trương chính sách, các kiến thức về TXNG, MSMV, hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa theo quy định tại Nghị định 43/2017/NĐ – CP ngày 14/4/2017, Nghị định 111/2021/NĐ – CP ngày 09/12/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 43/2017/NĐ – CP, xây dựng tiêu và áp dụng tiêu chuẩn theo quy định tại thông tư 11/2021/TT – BKHCN ngày 18/11/2021 của Bộ KHCN…
Hội nghị giúp các đại biểu nhận thức rõ về thực trạng truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa nói chung, cũng như các quan điểm, chủ trương định hướng của Trung ương, của địa phương về phát triển hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa. Đồng thời đã giúp cho các cấp chính quyền và doanh nghiệp địa phương, có nhận thức đầy đủ hơn về hoạt động truy xuất nguồn gốc, xác định được giải pháp đúng đắn, hiệu quả để thực hiện tốt Kế hoạch số 1492/KH-UBND ngày 13/4/2020 của UBND tỉnh về triển khai, áp dụng hệ thống TXNG, mã số mã vạch, ghi nhãn và công bố tiêu chuẩn chất lượng cho các sản phẩm nông lâm thủy sản, thực phẩm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, giai đoạn 2020- 2025.
Hiện nay, việc cạnh tranh tại thị trường trong nước và thế giới cực kỳ quan trọng, góp phần quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Việc đảm bảo hàng hóa có chất lượng tốt là điều quan trọng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần phải đảm bảo cơ sở cho niềm tin của khách hàng, người tiêu dùng. Vấn đề đặt ra là hệ thống thông tin xuất xứ sản phẩm, hàng hóa được minh bạch từ các công đoạn, sản xuất, chế biến, bảo quản và phân phối đến người tiêu dùng. Do vậy truy xuất nguồn gốc sản phẩm đang dần trở thành xu thế tất yếu và là yêu cầu bắt buộc, cho phép người tiêu dùng có thể đi ngược dòng để tra cứu được thông tin, từ sản phẩm cuối cùng về nơi sản xuất ban đầu, rà soát từng công đoạn trong sản xuất, chế biến và phân phối.
Nguyễn Việt Hà
Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Phú Thọ
Ngày 25/3/2025, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Phú Thọ, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội thảo đánh giá thực trạng năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) của Phú Thọ giai đoạn 2016-2023, dự báo giai đoạn 2025-2030
Đến nay, Cổng Thông tin truy xuất nguồn gốc quốc gia đã có hàng nghìn đơn vị, doanh nghiệp và địa phương tham gia kết nối dữ liệu. Cùng với đó là sự tham gia của các ngành hàng chủ lực như nông sản, thực phẩm, dược phẩm, thiết bị y tế… cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của hệ thống này trong chuỗi cung ứng tại Việt Nam.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất luật hóa quy định mã vạch để ứng dụng công nghệ trong truy xuất sản phẩm hàng hóa và phù hợp quy định quốc tế.
baophutho.vnNgày 16/1, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương năm 2024 tại Hà Nội. Hội nghị đã xem xét 52 sản phẩm từ các địa phương trên cả nước, với quy trình đánh giá minh bạch và công tâm.
Tại Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 5, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Hoàng Minh cho rằng, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo (KH,CN,ĐMST), chuyển đổi số và chuyển đổi xanh được coi là nhân tố quyết định để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của vùng Đồng bằng sông Hồng.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Lê Xuân Định cho rằng, thực tế để các Bộ chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thẩm định và ban hành quy chuẩn quốc gia đã nảy sinh tình trạng chồng chéo, cùng một nội dung có hai Bộ ban hành.
Liên kết trang
0
1
0