Ngày 23/10/2024, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia tổ chức Hội nghị “Tuyên truyền, phổ biến các quy định về mã số mã vạch và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa”.
Tham dự Hội nghị có Đại diện lãnh đạo Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và đại diện các phòng, đơn vị thuộc Sở Khoa học và Công nghệ; đại diện lãnh đạo các phòng, đơn vị trực thuộc một số cơ quan ban ngành/huyện/thành thị; đại diện các tổ chức, doanh nghiệp và hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.
Ông Nghiêm Xuân Hải- Phó Ban Quản lý chất lượng và Đánh giá sự phù hợp, Ủy ban TCĐLCL chia sẻ tại hội nghị
Tại Hội nghị, các đại biểu đã được các chuyên gia, báo cáo viên giới thiệu và phổ biến, hướng dẫn một số nội dung quan trọng của Thông tư số 02/2024/TT-BKHCN ngày 28/3/2024 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa. Hội nghị cũng đã giới thiệu Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa Quốc gia và hướng dẫn kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa Quốc gia; Cung cấp các kiến thức cần thiết về hoạt động áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc gắn với mã số, mã vạch và lợi ích của việc triển khai áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc. Từ đó có thể sử dụng các giải pháp truy xuất nguồn gốc phù hợp với các tiêu chuẩn quốc gia về truy xuất nguồn gốc.
Toàn cảnh Hội nghị
Hội nghị được tổ chức nhằm đẩy mạnh xã hội hóa trong hoạt động truy xuất nguồn gốc để phục vụ việc hội nhập trong nước và quốc tế; Nâng cao hiệu quả và bảo đảm chất lượng, tính an toàn của sản phẩm, hàng hóa. Đồng thời, nâng cao được nhận thức của các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp, hợp tác xã về tầm quan trọng của truy xuất nguồn gốc để từ đó đảm bảo tính công khai, minh bạch các thông tin truy xuất nguồn gốc của sản phẩm, hàng hóa trên thị trường và cung cấp thông tin, kiến thức thiết yếu về truy xuất nguồn gốc, mã số mã vạch.
Tại hội nghị, các đại biểu đã trao đổi, chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện hoạt động truy xuất nguồn gốc, mã số mã vạch ở địa phương. Đồng thời, đề ra những giải pháp cụ thể, thiết thực và tổ chức thực hiện có hiệu quả trong thời gian tới./.
Việc mở rộng các buổi tổ chức đào tạo chuyên gia năng suất tại các trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm đào tạo trong nước về năng suất sẽ tạo ra mạng lưới chuyên gia năng suất, từ đó thu hút các ứng viên trên toàn quốc.
Huyện Tân Sơn có gần 4.000ha chè, trong đó có tới 90% thuộc diện đang cho thu hoạch. Chè là một trong những loại cây trồng được xác định là cây chủ lực trong phát triển kinh tế của huyện. Những năm qua, cùng với giữ ổn định diện tích chè, Tân Sơn luôn chú trọng nâng cao chất lượng, sản xuất chè an toàn.
Là huyện miền núi, thu nhập của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện Yên Lập chủ yếu trông vào nông, lâm nghiệp. Để tạo nguồn sinh kế ổn định cho người dân, Yên Lập đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát triển nông, lâm nghiệp bền vững, nâng cao giá trị nông, lâm sản.
Truy xuất nguồn gốc (TXNG) sản phẩm, hàng hóa đã và đang là nhu cầu cần thiết đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng nhằm công khai, minh bạch các thông tin về quá trình sản xuất, bảo đảm chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có nhiều sản phẩm đã được gắn tem TXNG, góp phần khẳng định uy tín và nâng tầm thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Ngày 17/10, tại UBND xã Xuân Đài, huyện Tân Sơn, Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lương đã tổ chức Hội nghị tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý, sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận Chè Phú Thọ cho các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn xã Xuân Đài và xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn, Tỉnh Phú Thọ.
Trong năm 2024-2025, Bộ KH&CN sẽ phối hợp với Bộ TT&TT và các bộ ngành liên quan tập trung xây dựng 17 tiêu chuẩn quốc gia về trí tuệ nhân tạo, cùng một số công nghệ mới như: Điện toán đám mây, Big Data…