Ngày 20/3/2019, tại trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ, Hội đồng khoa học đã tổ đánh giá, nghiệm thu đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hệ thống lạnh sản xuất đá viên và bảo quản thực phẩm sử dụng sức nước phục vụ các khu du lịch miền núi”, do PGS.TS Võ Chí Chính (Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng dụng năng lượng thay thế Trường Đại học Bách Khoa - Đại học Đà Nẵng) làm chủ nhiệm.
Với chủ đề “Các hợp chất có hoạt tính sinh học từ nguồn thiên nhiên Việt Nam: Tiềm năng và ứng dụng”, Diễn đàn Công nghiệp lần thứ II do Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (VKIST) nhằm hướng đến các nhà khoa học, doanh nghiệp, thúc đẩy sự hợp tác của họ nhằm phát triển nguồn thảo dược thiên nhiên của Việt Nam.
Những năm qua, phát huy những lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng, về lịch sử phát triển, tỉnh ta đã không ngừng mở rộng diện tích, thị trường tiêu thụ, trong đó tập trung sản xuất các sản phẩm chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP; từng bước tạo dựng thương hiệu cho sản phẩm chè xanh Phú Thọ.
Chương trình nghiên cứu ứng dụng, phát triển và chuyển giao một số công nghệ chủ chốt của công nghiệp 4.0 mà Việt Nam có lợi thế.
Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) còn được gọi là NN tự nhiên, là hệ thống quản lý sản xuất đồng bộ nhằm bảo vệ và tăng cường sức khoẻ hệ sinh thái NN, bao gồm cả đa dạng sinh học, các chu trình sinh học và năng suất sinh học.
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng công nghiệp 4.0) đã và đang diễn ra sâu, rộng với tốc độ phát triển không ngừng trên toàn thế giới, trong tất cả các lĩnh vực và mọi mặt của đời sống, xã hội. Viễn thông cũng không nằm ngoài dòng chảy và xu thế phát triển tất yếu đó.
Ngày 11/02/2019, ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán Kỷ Hợi, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã tới thăm, làm việc, dự lễ xuất những chuyến hàng rau quả đầu tiên sang Nhật Bản năm Kỷ Hợi 2019 của Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu (TPXK) Đồng Giao.
Với lượng chất thải rắn sinh hoạt đang gia tăng, cùng với hiện trạng các công nghệ đang có rất khó để đáp ứng yêu cầu do điều kiện Việt Nam mật độ dân số cao, quỹ đất hạn chế. Việc áp dụng các công nghệ mới hạn chế chôn lấp chất thải rắn nhằm tiết kiệm quỹ đất, đảm bảo môi trường và tận dụng nguồn tài nguyên từ rác là cấp bách.
Khoa học và công nghệ (KH&CN) là một trong những cơ sở đảm bảo cho việc xây dựng các định hướng chiến lược cũng như chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Những năm qua, tỉnh ta đã quan tâm, chú trọng xây dựng, phát triển tiềm lực KH&CN và đạt được kết quả tích cực trên một số lĩnh vực.
Khởi đầu từ phòng trọ thuê giá 300 nghìn đồng, sau 14 năm “bác sĩ tôm” Lê Anh Xuân sở hữu doanh nghiệp doanh thu vài trăm tỷ đồng/năm.
Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), nhiều làng quê trong tỉnh đã được “thay áo mới”. Hạ tầng nông thôn được đầu tư đồng bộ, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên, từng bước thu hẹp khoảng cách giữa thành thị với nông thôn. Tuy nhiên, để duy trì và nâng cao các tiêu chí đã đạt, các xã cần tiếp tục khắc phục khó khăn, vận dụng nhiều cách làm hay, phù hợp với địa phương.
Sản xuất cây rau: cà chua, dưa chuột, dưa thơm... ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao được các nước trên thế giới quan tâm đầu tư và phát triển mạnh mẽ. Ở Australia, những mô hình sản xuất rau, hoa, quả ở các Trung tâm xuất sắc đã sản xuất cây cà chua năng suất đạt 450-500 tấn, dưa chuột 250-300 tấn/ha và dưa thơm 80-100 tấn/ha/năm.