Sau một tháng làm việc với tinh thần nghiêm túc và trách nhiệm, sáng 21/6, tại Hội trường Diên Hồng, Quốc hội khóa XIV đã tiến hành bế mạc Kỳ họp thứ 3 dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Tại kỳ họp này, Quốc hội đã hoàn thành chương trình làm việcvới nhiều nội dung quan trọng. Trên tinh thần đổi mới, đoàn kết, sáng tạo, hành động, các vị ĐBQHđã tích cực thảo luận, tranh luận, đóng góp nhiều ý kiến trong công tác lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.
Các vị ĐBQH tỉnh Phú Thọ trao đổi bên lề hành lang Quốc hội
Công tác xây dựng pháp luật tiếp tục được Quốc hội xác định là một nội dung trọng tâm của kỳ họp. Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét, thông qua 12 luật, 12 nghị quyết và cho ý kiến về 6 dự án luật khác. Các luật, nghị quyết được thông qua tại kỳ họp này đã bám sát chủ trương, Nghị quyết của Đảng, tiếp tục thể chế hóa Hiến pháp 2013, hoàn thiện pháp luật về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tạo cơ sở pháp lý và động lực mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế và tăng cường công tác nội luật hóa các điều ước, cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên, phục vụ tiến trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của đất nước.
Trên cơ sở lắng nghe ý kiến, kiến nghị của cử tri và qua thực tiễn hoạt động của mình, các vị ĐBQHtỉnh Phú Thọ cùng các vị ĐBQHcủa 62 đoàn đã sôi nổi phát biểu nhiều ý kiến, tranh luận, phân tích toàn diện, sâu sắc về tình hình kinh tế - xã hội năm 2016 và những tháng đầu năm 2017. Nhận định vấn đề này, đại biểu Lê Thị Yến- Ủy viên Thường trực Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội đã có bài phát biểu đánh giá rõ nét hơn về hoạt động của ngành y tế, qua đó đã đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, như: Tăng cường hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi từ trung ương đến địa phương;mở rộng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi có chất lượng; sớm nghiên cứu và đề xuất với Quốc hội cho phép xây dựng Luật Quản lý trang thiết bị y tế…
Theo nội dung chương trình làm việc tại kỳ họp, Quốc hội đã dành 6 buổi thảo luận tại tổ đối với 11 nhóm nội dung. Qua thảo luận, đã có 46 lượt ý kiến phát biểu của các vị ĐBQHtỉnh Phú Thọ với trên 100 ý kiến, kiến nghị về các nội dung, lĩnh vực Đoàn Thư ký kỳ họp xin ý kiến. Thông qua các ý kiến phát biểu tại tổ giúp các vị ĐBQHcó cái nhìn tổng thể, rõ hơn các nội dung còn có ý kiến khác nhau với cơ quan trình dự thảo. Trên cơ sở đó, đã có 12 lượt ý kiến của các vị ĐBQHcủa tỉnh Phú Thọđăng ký phát biểu tại hội trường vào các nội dung của kỳ họp như: Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng; Luật Trách nhiệm bồi thường Nhà nước (sửa đổi); Luật Quản lý ngoại thương; Luật Tố cáo (sửa đổi); Luật Quản lý nợ công (sửa đổi)… Nhiều ý kiến đóng góp của các vị đại biểu trong đoàn đã được Quốc hội tiếp thu chỉnh sửa vào các dự án luật và các quyết định khác, góp phần cùng với Quốc hội hoàn thành tốt chương trình của kỳ họp đề ra.
Các vị ĐBQH tỉnh Phú Thọ ấn nút thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Hình sự số 100-2015-QH13
Tại kỳ họp, Quốc hội đã tiến hành giám sát tối cao về “Việc thực hiện chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2016”. Đây là nội dung giám sát rất quan trọng, liên quan đến tình hình an toàn thực phẩm rất bức xúc hiện nay được dư luận và cử tri đặc biệt quan tâm. Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ đã tiến hành nội dung giám sát này tại địa phương và đề xuất nhiều giải pháp thiết thực. Trên cơ sở kết quả giám sát, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2016 -2020. Quốc hội yêu cầu Chính phủ, các bộ, ngành liên quan có biện pháp bảo đảm thực thi Nghị quyết, có lộ trình và giải pháp giải quyết dứt điểm các vấn đề yếu kém trong quản lý an toàn thực phẩm, để mỗi người dân được ăn sạch, uống sạch, không lo sợ thực phẩm mất an toàn, ngộ độc thực phẩm. Đồng thời, yêu cầu Chính phủ hằng năm báo cáo Quốc hội về kết quả thực hiện công tác quản lý an toàn thực phẩm. Quốc hội đã thảo luận và thông qua Nghị quyết về Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2018 và Nghị quyết về việc thành lập đoàn giám sát tối cao của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, giai đoạn 2011 - 2016” và yêu cầu các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn ĐBQH, ĐBQHchủ động xây dựng chương trình, triển khai thực hiện chương trình hoạt động giám sát của mình.
Nội dung được đông đảo cử tri và ĐBQH quan tâm đó là phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Với thời gian 3 ngày (tăng 0,5 ngày so với các kỳ họp trước), Quốc hội đã nghe Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Y tế; Kế hoạch và Đầu tư trả lời chất vấn. Các Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, Vũ Đức Đam và Vương Đình Huệ; Bộ trưởng Bộ Công thương, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam báo cáo, giải trình thêm về những vấn đề liên quan đến lĩnh vực phụ trách và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.Tổng cộng đã có hơn 196 lượt đại biểu đặt câu hỏi chất vấn và 58 lượt ĐBQH tham gia tranh luận; các vị ĐBQH tỉnh Phú Thọ đã trực tiếp chất vấn Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Kỳ họp thứ 3 của Quốc hội tiếp tục có những đổi mới, cải tiến quan trọng, Quốc hội đã bố trí chương trình làm việc hợp lý hơn, dành thời gian thỏa đáng cho nội dung thảo luận tại Hội trường về việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội và hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Không khí thảo luận, tranh luận tại kỳ họp sôi nổi, thẳng thắn, thể hiện sự chuyển biến từ Quốc hội tham luận sang Quốc hội tranh luận với số lượt tranh luận tăng lên đáng kể, chất lượng phát biểu cũng được nâng cao, các đại biểu Quốc hội không chỉ tích cực tranh luận với các thành viên Chính phủ, mà còn tranh luận với các đại biểu khác về những vấn đề còn có ý kiến khác nhau. Các Bộ trưởng trực tiếp giải trình, nghiêm túc tiếp thu ý kiến trong quá trình thảo luận các dự án luật, nghị quyết, báo cáo… đã tạo ra không khí làm việc dân chủ, trách nhiệm, xây dựng, góp phần nâng cao chất lượng kỳ họp.
Có thể khẳng định,Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ đã nỗ lực phấn đấu, phát huy tinh thần, trách nhiệm của mình trước cử tri và nhân dân trong tỉnh để tham gia có hiệu quả vào các chương trình nghị sự, góp phần vào thành công chung của Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV.
Việc ký kết Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam và Bộ Kinh tế và Việc làm Phần Lan là kết quả nỗ lực chung của cả hai Bên trong việc mở ra một chương mới trong quan hệ hợp tác giữa hai Nước trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, tận dụng thế mạnh và tiềm năng của Việt Nam và Phần Lan để cùng mang lại lợi ích cho các tổ chức KH&CN, doanh nghiệp và người dân hai Nước.
Bản ghi nhớ hợp tác về khoa học và nghiên cứu giữa Bộ KH&CN Việt Nam và Bộ Giáo dục, Khoa học và Nghiên cứu của Liên bang Áo nhằm cam kết mở rộng hợp tác về KH&CN trong các lĩnh vực hai Bên quan tâm, ngoài các lĩnh vực đã hợp tác thời gian qua như an ninh mạng, nông nghiệp và y tế.
Sáng ngày 14 - 10, Tỉnh ủy Phú Thọ long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Kiểm tra Đảng và thành lập cơ quan các ban xây dựng Đảng, Văn phòng Tỉnh ủy.
“Đảng Cộng sản Cuba cũng rất ủng hộ việc tăng cường quan hệ hợp tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Cuba, đặc biệt, trong những vấn đề mà hai nước ưu tiên quan tâm để cùng nhau nghiên cứu, tìm ra giải pháp, nâng cao hiệu quả hợp tác một cách cụ thể hơn”.
Ngày 8-10, dưới sự chủ trì của các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy: Hoàng Dân Mạc - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Minh Châu - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Bùi Văn Quang - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Ban chỉ đạo sơ kết giữa nhiệm kỳ, hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 15 (khóa XVIII) đã thảo luận và cho ý kiến vào các báo cáo kiểm điểm giữa nhiệm kỳ