Trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cần tăng cường nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) mang tính đặc thù, giải pháp đột phá, vượt trội để kịp thời giải quyết các vấn đề cấp bách, trọng điểm của quốc gia.
Ngày 14/11/2024, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), 4 đơn vị nghiên cứu hàng đầu cả nước gồm Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội (KHXH) Việt Nam, Đại học Quốc gia (ĐHQG) Hà Nội, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức Hội nghị thường niên năm 2024 “Hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển KH,CN&ĐMST”.
Các đại biểu tham dự Hội nghị.
Từng bước hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển KH,CN&ĐMST
Phát biểu khai mạc, TS. Phan Chí Hiếu, Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam nhấn mạnh, trong những năm qua, Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển KH,CN&ĐMST. Đặc biệt, trong phát biểu về 7 định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh một trong các giải pháp, định hướng chiến lược phát triển kinh tế là “Đẩy mạnh công nghệ chiến lược, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, lấy KH,CN&ĐMST làm động lực chính cho phát triển”. Bên cạnh đó, thực hiện Nghị quyết 45-NQ/TW, ngày 09/7/2024 Chính phủ đã thông qua Nghị quyết 107 /NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 45-NQ/TW, trong đó giao ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam xây dựng các Đề án tăng cường năng lực, phát triển 4 cơ quan ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới.
TS. Phan Chí Hiếu cho rằng, việc triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng trong phát triển KH,CN&ĐMST còn gặp nhiều khó khăn trong thực tiễn như một số chính sách còn chậm thể thể hóa; hệ thống pháp luật về KH&CN chưa đảm bảo tính thống nhất; nguồn lực đầu tư chưa tương xứng với vai trò là quốc sách hàng đầu của KH&CN; chính sách thu hút, trọng dụng, đãi ngộ, tôn vinh các nhà khoa học còn nhiều hạn chế…
TS. Phan Chí Hiếu, Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam phát biểu khai mạc Hội nghị.
Chia sẻ về “Tổ chức, nhân lực và đầu tư cho KH,CN&ĐMST: Vấn đề và thách thức”, Thứ trưởng Bộ KH&CN Hoàng Minh cho biết, thời gian qua, đã có sự thu gọn về đầu mối các tổ chức KH&CN công lập; trong đó, có hơn 40 tổ chức KH&CN công lập được tổ chức SCIMAGO xếp hạng vào năm 2024. Đặc biệt, nguồn nhân lực nghiên cứu và phát triển có xu hướng tăng, tập trung nhiều vào khu vực tổ chức giáo dục đại học và khu vực doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Nhà nước đã tăng cường đầu tư nguồn lực vào KH&CN, nâng cao tiềm lực nghiên cứu; giúp KH&CN Việt Nam có những bước tiến mạnh mẽ.
Theo Thứ trưởng, để khai thác tối đa tiềm lực KH&CN, ngoài việc đẩy mạnh các công bố quốc tế trên các tạp chí hàng đầu trên thế giới, cần quan tâm hơn tới công bố trên các tạp chí của Việt Nam đã vào danh sách Scopus và các tạp chí chuyên ngành quốc gia uy tín; Tăng cường hợp tác quốc tế trong công bố khoa học; Đẩy mạnh chuyển giao kết quả khoa học - định giá tài sản hình thành từ kết quả nghiên cứu; Xây dựng và thực thi các quy định về đạo đức nghiên cứu và liêm chính học thuật để đảm bảo sự phát triển bền vững của KH&CN trong nước.
Thứ trưởng Bộ KH&CN Hoàng Minh phát biểu tại Hội nghị.
Trao đổi, góp ý một số nội dung của dự thảo đề cương Luật KH,CN&ĐMST, PGS.TS. Nguyễn Đức Minh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH cho rằng, cần có những đổi mới mạnh mẽ, toàn diện mang tính đột phá trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan theo hướng tạo lập môi trường thuận lợi hơn nữa (cả về chính sách và thực tiễn) cho KH,CN&ĐMST; cần bổ sung vào dự thảo Luật chính sách thu hút nhân tài.
Chia sẻ về hoạt động thương mại hoá kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ, GS. TS. Chu Hoàng Hà, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đề xuất tăng cường đầu tư của Nhà nước vào các lĩnh vực ưu tiên, đột phá, phù hợp với từng giai đoạn phát triển, làm trụ cột cho công nghiệp trong nước; khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia đặt hàng các nhiệm vụ nghiên cứu công nghệ cao nhằm mục đích chuyển giao cho doanh nghiệp sau khi hoàn thiện công nghệ; tham gia, tổ chức các hội nghị chuyên đề quốc tế về các lĩnh vực KH&CN trọng điểm; xúc tiến các hoạt động nghiên cứu KH&CN với các tập đoàn, doanh nghiệp nước ngoài…
Các đại biểu báo cáo tại Hội nghị.
Triển khai đồng bộ, toàn diện các giải pháp đột phá
Tại Hội nghị, các đại biểu đã trao đổi và thảo luận về: Đề xuất cơ chế, chính sách thử nghiệm, đặc thù, vượt trội trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, trong đó quan tâm đến tính rủi ro, độ trễ theo thông lệ quốc tế; Cơ chế, giải pháp đột phá đối với ĐHQG Hà Nội để thực hiện các mục tiêu phát triển theo Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban chấp hành Trung Ương Đảng khóa XIII; Đề xuất cơ chế đặc thù, vượt trội trong nghiên cứu KHXH và nhân văn qua thực tiễn của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam; Đề xuất áp dụng việc đánh giá mức độ sẵn sàng của công nghệ nhằm thúc đẩy nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
Đoàn Chủ tịch điều hành phiên thảo luận.
Phát biểu kết luận, Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt khẳng định, công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế luôn được Đảng và Nhà nước xác định là nhiệm vụ trọng tâm, là một trong ba đột phá chiến lược, tạo cơ sở pháp lý, môi trường an toàn, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Trong thời gian vừa qua, công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế về KH,CN&ĐMST đã được triển khai nghiêm túc, đồng bộ và toàn diện. Bộ KH&CN đang tích cực triển khai xây dựng 4 dự án luật/hồ sơ đề nghị xây dựng luật (bao gồm: Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Luật KH,CN&ĐMST; Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Luật Năng lượng nguyên tử). Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác xây dựng pháp luật của Bộ, của ngành KH&CN, được thực hiện trong thời gian dài với trình tự, thủ tục gồm nhiều bước, cần sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, cơ quan liên quan.
Thời gian tới, Bộ KH&CN sẽ phối hợp chặt chẽ với Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh và các bộ, ngành, cơ quan liên quan, tích cực hoàn thiện các cơ chế, chính sách KH,CN&ĐMST theo những định hướng trọng tâm như: Đổi mới hoạt động nghiên cứu, phát triển KH,CN&ĐMST; đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý chương trình, nhiệm vụ KH&CN; Hoàn thiện chính sách phát triển tiềm lực KH&CN; Tăng cường các chính sách thu hút đầu tư ngoài ngân sách nhà nước, hoàn thiện quy định về quỹ phát triển KH&CN, quy định về ưu đãi, hỗ trợ, tài trợ của doanh nghiệp trong hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ và ĐMST; Thúc đẩy hoạt động KH,CN&ĐMST trong doanh nghiệp, hoàn thiện quy định về xử lý tài sản hình thành từ nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước có bên tham gia là doanh nghiệp…
Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại Hội nghị.
Bộ trưởng nhấn mạnh, trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cần tăng cường nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù, giải pháp mang tính đột phá, vượt trội để kịp thời giải quyết các vấn đề cấp bách, trọng điểm của quốc gia như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, Net Zero, đường sắt tốc độ cao và các lĩnh vực mũi nhọn như công nghiệp bán dẫn, công nghệ sinh học, trí tuệ nhân tạo… nhằm bảo đảm phù hợp với cơ chế thị trường, thông lệ quốc tế, tôn trọng đặc thù của lao động sáng tạo, chấp nhận rủi ro, mạo hiểm và độ trễ trong hoạt động KH,CN&ĐMST.
Theo most.gov.vn
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Bùi Thế Duy cho biết, “về mặt công nghệ, chúng ta có thể đi sau thế giới rất nhiều, nhưng các tổ chức quốc tế đều ghi nhận chúng ta tiên phong về quản trị trí tuệ nhân tạo (AI)”.
Ngày 10/12/2024 tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức phiên họp đánh giá nền tảng Hệ thống quản lý nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia (STM) với các Sở KH&CN. Phiên họp được diễn ra dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Vướng mắc cơ chế tài chính trong việc sử dụng là nguyên nhân khiến quỹ phát triển khoa học công nghệ của DN tồn đọng hàng nghìn tỷ đồng. Do vậy, cần thiết phải gỡ điểm nghẽn để DN không ngại chi, sợ chi khoản quỹ này.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Lê Xuân Định cho biết, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực KH,CN&ĐMST, với Chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) toàn cầu liên tục tăng. Tuy nhiên, để cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thực sự lan tỏa và tạo ra bước ngoặt, cần có những đột phá mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt trong lĩnh vực KH&CN, với các chính sách và giải pháp đột phá tập trung vào ba lĩnh vực trọng yếu: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và vật liệu mới.
Ở cấp độ một quốc gia hay một địa phương, vùng lãnh thổ, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được xem là cơng cụ quản lý then chốt trong quá trình thực hiẹ̛n chính sách cơng, nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và quản lý các thành tựu phát triển. Chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là mợt cơng cụ quản lý và điều hành vĩ mơ nền kinh tế quốc da̛n cũng như một địa phương, vùng lãnh thổ.
Ngày 12/9, tại Hòa Bình, đồng chí Huỳnh Thành Đạt, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ KH&CN, Chủ tịch Hội đồng; ông Phạm Hồng Phương Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam; lãnh đạo của Công ty Thủy điện Hòa Bình, Ban quản lý dự án điện 1 cùng các nhà khoa học, chuyên gia Hội đồng tư vấn an toàn đã có buổi kiểm tra đánh giá thực tế tại Công trình Thủy điện Hòa Bình và Thủy điện Hòa bình Mở rộng sau cơn bão số 3 và đang chịu ảnh hưởng của hoàn lưu sau bão.