Ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Sáu, 26/04/2019
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Hiệu quả từ ứng dụng công nghệ nuôi cá “sông trong ao”


ca-1556066720
Hộ ông Thiều Minh Thế - xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy ứng dụng công nghệ nuôi cá “sông trong ao” cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm.

 - Việc nuôi thủy sản ứng dụng các quy trình công nghệ mới, công nghệ cao là xu hướng tất yếu để đáp ứng yêu cầu đảm bảo an toàn thực phẩm, tăng năng suất trên đơn vị diện tích, đồng thời hướng đến phát triển thủy sản bền vững. Hiện nay trên địa bàn tỉnh đang triển khai mô hình ứng dụng nuôi cá “sông trong ao” bước đầu mang lại hiệu quả cao. 

Trên địa bàn tỉnh có trên 5.300ha chuyên nuôi thủy sản, 3.200ha mặt nước ruộng một vụ, trên 1.800ha mặt nước là hồ chứa. Năm 2018, sản lượng thủy sản toàn tỉnh đạt trên 35.500 tấn. Sản lượng và chất lượng thủy sản có tăng qua các năm, tuy nhiên, việc nuôi thủy sản còn hạn chế do thiếu liên kết trong tiêu thụ sản phẩm; nhiều khu nuôi, trang trại nuôi thủy sản chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, việc áp dụng kỹ thuật trong cải tạo môi trường ao nuôi còn hạn chế, còn hiện tượng xả thải chất thải chăn nuôi trực tiếp ra ao nuôi tại các cơ sở chăn nuôi kết hợp thủy sản. Vì vậy, ứng dụng công nghệ mới, nâng cao chất lượng, giá trị thủy sản và đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường đang được khuyến khích hiện nay. 

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao” giúp bảo vệ tốt cho môi trường nuôi, hạn chế dịch bệnh. Công nghệ này bắt đầu được triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh từ năm 2017 với 4 hộ tham gia; đến nay đã nhân rộng lên 8 hộ tại 2 huyện Thanh Thủy và Tam Nông. Công nghệ “sông trong ao” thực chất là việc nuôi cá trong một bể có diện tích khoảng 125m2, bể được xây trong một ao lớn rộng khoảng 1ha. Bể được lắp đặt hệ thống thiết bị kỹ thuật gồm máy nén khí, thiết bị thổi khí, dẫn khí, thiết bị tạo dòng, ống sủi cung cấp oxy, hệ thống hút chất thải đáy... tạo nên dòng chảy liên tục trong ao; bảo đảm điều kiện sống tối ưu cho cá. Ưu điểm của phương pháp nuôi này là hệ thống máy nén giúp 

giải phóng khí độc, đồng thời khí nén xuống đáy bể cũng tạo ra dòng chảy đẩy các chất thải về một phía, tăng cường hàm lượng ô xy hòa tan trong nước, giúp người nuôi có thể nuôi cá với mật độ cao, nuôi được nhiều vụ trong năm nên năng suất, sản lượng cũng cao gấp 2-3 lần điều kiện nuôi trong ao thường.

Ngoài ra, do có hệ thống hút thức ăn thừa và chất thải ra bên ngoài, giúp môi trường nước luôn được đảm bảo, cá được tăng sức đề kháng, giảm dịch bệnh. Mặt khác, thay vì phải thay nước trong ao nuôi như trước kia, hệ thống này không thay nước và thải nước ra bên ngoài, tránh được lây lan mầm bệnh sang các ao nuôi khác và thuận tiện trong khâu chăm sóc, quản lý, thu hoạch. 

Hộ anh Đặng Văn Dũng, khu 6, xã Thượng Nông, huyện Tam Nông là một trong những hộ thành công với mô hình này. Anh cho biết: Trước đây, trên diện tích ao, gia đình tôi nuôi cá theo cách cũ khó quản lý dịch bệnh và môi trường nước nên năng suất, chất lượng không ổn định. Khi ứng dụng công nghệ này, gia đình đã đầu tư gần 150 triệu đồng xây 1 bể trong ao với các thiết bị đi kèm. Trong bể, tôi thả cá trắm và cá chép với mật độ gấp 2 lần so với nuôi trong ao thường; ở ngoài bể vẫn tận dụng để thả các loại cá khác như cá mè, rô phi. Với phương pháp này tạo môi trường nước sạch, tỷ lệ cá sống đạt khoảng 95%, lượng thức ăn sử dụng giảm, tỷ lệ dịch bệnh thấp, cá tăng trọng nhanh, thịt cá săn chắc, chu kỳ nuôi ngắn hơn, năng suất cao hơn khoảng 2 lần so với cách nuôi cá truyền thống. Sau thu hoạch có thể thả con giống mới ngay mà không cần xử lý đáy ao. Gia đình tôi mỗi năm thu nhập trên 100 triệu đồng từ nuôi cá “sông trong ao”.

Đánh giá về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”, ông Phan Kim Trọng - Trạm trưởng Trạm khuyến nông huyện Tam Nông cho biết: Qua thực tế một số hộ nuôi trên địa bàn huyện cho thấy mô hình nuôi cá ứng dụng công nghệ “sông trong ao” là một trong những điểm nhấn, định hướng cho phát triển nuôi thủy sản theo hướng ứng dụng công nghệ cao; giúp giải quyết khó khăn của người dân về ô nhiễm nguồn nước, hạn chế dịch bệnh, tăng năng suất. Hệ thống nuôi này cũng được ứng dụng linh hoạt, trong đó có thể nuôi nhiều đối tượng với nhiều kích cỡ khác nhau, giúp cho người nuôi chủ động cao trong quá trình sản xuất.

Mô hình nuôi cá “sông trong ao” được đánh giá là hướng đi mới nhằm thay đổi tư duy của người nông dân trong nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh, hướng tới sản xuất tiên tiến, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo ra sản phẩm đạt chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và đang được khuyến khích nhân rộng. 

Theo baophutho.vn

Lượt xem: 409



BÀI VIẾT KHÁC
Phát triển nguồn gen lúa nếp chất lượng cao phục vụ sản xuất hàng hóa tại miền núi phía Bắc
Phát triển nguồn gen lúa nếp chất lượng cao phục vụ sản xuất hàng hóa tại miền núi phía Bắc

Việc phục tráng để mở rộng sản xuất các giống lúa chất lượng không những đáp ứng nhu cầu gạo chất lượng cao mà còn góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho các dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam. TS. Vũ Linh Chi và các cộng sự tại Trung tâm Tài nguyên Thực vật đã thực hiện Đề tài "Khai thác phát triển các nguồn gen lúa nếp địa phương chất lượng cao phục vụ sản xuất hàng hóa tại miền núi phía Bắc".

Ngày 20/11/2024
Phát triển mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Phát triển mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, TS. Nguyễn Hải Đăng và nhóm nghiên cứu Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam - Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện Đề tài: “Giải pháp phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong thanh niên nông thôn hiện nay”.

Ngày 20/11/2024
Ứng dụng công nghệ phát triển vùng Trung du và miền núi phía Bắc nhanh và bền vững
Ứng dụng công nghệ phát triển vùng Trung du và miền núi phía Bắc nhanh và bền vững

Chiều 9/10/2024, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cao Bằng, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) nhanh và bền vững”.

Ngày 11/10/2024
Cần sớm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo địa phương
Cần sớm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo địa phương

Trong khuôn khổ sự kiện Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024, chiều 01/10/2024, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội nghị về hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo (ĐMST) địa phương năm 2024. Hội nghị nhằm thúc đẩy, tăng cường hiệu quả triển khai các hoạt động kết nối chuyển giao công nghệ và ĐMST ở các địa phương, nâng cao đóng góp của KH&CN vào phát triển kinh tế - xã hội.

Ngày 08/10/2024
Xây dựng giải pháp tổ chức, quản lý, khai thác vận tải biển tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải
Xây dựng giải pháp tổ chức, quản lý, khai thác vận tải biển tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải

Nhằm đưa ra được các giải pháp giảm phát thải khí thải nhà kính, tăng trưởng xanh, tiến tới kinh tế cac-bon thấp và khuyến khích sử dụng năng lượng hiệu quả, PGS.TS. Nguyễn Minh Đức và nhóm nghiên cứu Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã thực hiện Đề án: “Xây dựng giải pháp tổ chức, quản lý, khai thác vận tải biển theo hướng tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải phù hợp với quy định của Phụ lục VI, Công ước MARPO” (Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra).

Ngày 22/09/2024
Nghiên cứu xây dựng mô hình khai thác khoáng sản sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu
Nghiên cứu xây dựng mô hình khai thác khoáng sản sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu

S. Lại Hồng Thanh cùng nhóm nghiên cứu tại Viện khoa học Trái đất và Môi trường thực hiện Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình khai thác một số khoáng sản chủ yếu đảm bảo sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu”.

Ngày 22/09/2024
Lịch tiếp công dân Chung tay cải cách thủ tục hành chính Cuộc thi tìm hiểu Cải cách Hành chính 2024 Cuộc thi trực tuyến toàn quốc Phổ biến giáo dục pháp luật Điều tra nghiên cứu khoa học 2024 Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành Thông tin KHCN

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

1

PAKN từ chối xử lý

0