Cán bộ Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ theo dõi sự tăng trưởng của giống lạc L20 trong phòng thí nghiệm.
Hoạt động từ năm 2008, Quỹ Phát triển KH&CN quốc gia đã từng bước chứng tỏ được hiệu quả đối với việc nâng cao chất lượng nghiên cứu, xây dựng đội ngũ các nhà khoa học đạt trình độ quốc tế.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn những thách thức với NAFOSTED trong việc xây dựng và phát triển mô hình mới của cơ quan tài trợ, hỗ trợ hoạt động KH&CN.
Qũy NAFOSTED được thành lập theo Nghị định 122/2003/NĐ-CP ngày 22-2-2003 của Chính phủ, hoạt động theo mô hình của các cơ quan tài trợ KH&CN phổ biến trên thế giới. NAFOSTED có thể chủ động xây dựng cơ chế và tổ chức, thực hiện các hoạt động tài trợ, hỗ trợ một cách đầy đủ và hiệu quả theo chức năng nhiệm vụ được giao, tạo ra "sân chơi" cho nhà khoa học theo chuẩn mực quốc tế và đơn giản hóa các thủ tục hành chính.
NAFOSTED bắt đầu thực hiện các hoạt động tài trợ đầu tiên với các chương trình nghiên cứu khoa học bao gồm nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên (năm 2009), nghiên cứu cơ bản trong khoa học xã hội và nhân văn (năm 2010) và hợp tác song phương trong nghiên cứu khoa học (năm 2009). Các chương trình hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học như hỗ trợ tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế ở Việt Nam; hỗ trợ nhà khoa học tham dự hội nghị, hội thảo, thực tập ngắn hạn ở nước ngoài; công bố công trình khoa học cũng được thực hiện từ năm 2009. Bên cạnh đó, triển khai mở rộng hoạt động với các chương trình phát triển và ứng dụng công nghệ bao gồm chương trình phát triển sản phẩm cơ khí trọng điểm (năm 2010), cho vay ứng dụng kết quả nghiên cứu, đổi mới và chuyển giao công nghệ vào thực tiễn (năm 2012) và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào KH&CN (năm 2013). Các hội đồng khoa học của NAFOSTED được thành lập trên cơ sở trình độ chuyên môn và uy tín đối với cộng đồng; tổ chức phản biện quốc tế, đánh giá với hội đồng khoa học quốc tế nhằm tăng cường chất lượng và tính khách quan.
Đến nay, cơ chế quản lý của NAFOSTED đã có những tác động tích cực đối với việc nâng cao chất lượng nghiên cứu và xây dựng đội ngũ các nhà khoa học đạt trình độ quốc tế, góp phần thúc đẩy hoạt động nghiên cứu ở các tổ chức KH&CN.
Phương thức tài trợ hướng tới các chuẩn mực quốc tế, minh bạch và bình đẳng trong việc đánh giá tài trợ cũng góp phần tích cực trong việc hỗ trợ các nhà khoa học bắt đầu sự nghiệp nghiên cứu, thu hút đội ngũ cán bộ khoa học trẻ tốt nghiệp tiến sĩ ở nước ngoài trở về làm việc tại các viện nghiên cứu, trường đại học trong nước. Với những đóng góp và thành tựu đạt được nêu trên, NAFOSTED đã nhận được sự đánh giá tích cực từ các cơ quan quản lý KH&CN cũng như sự hưởng ứng của các nhà khoa học có uy tín và các tổ chức KH&CN. Có thể nói, như nhận định của một số nhà khoa học, NAFOSTED đã phần nào tạo nên niềm tin cho cộng đồng khoa học về một môi trường học thuật lành mạnh.
Mặc dù đã đạt được một số kết quả bước đầu, nhưng vẫn còn nhiều quan điểm, cách nhìn sai lệch về hoạt động của NAFOSTED, coi đây như một quỹ đầu tư tài chính, chỉ chú trọng lợi nhuận tài chính và nguồn huy động ngoài ngân sách nhà nước. Thậm chí NAFOSTED còn được coi là nguồn kinh phí dự phòng, trong đó một số nhiệm vụ KH và CN chưa có các chương trình phù hợp, được giới thiệu đến NAFOSTED để thực hiện.
Nhưng trên thực tế, mô hình hoạt động, chức năng và nhiệm vụ của NAFOSTED được quy định đầy đủ như một cơ quan tài trợ nghiên cứu khoa học (quỹ khoa học) với các nhiệm vụ trọng tâm bao gồm tài trợ nghiên cứu khoa học (nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng) và hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, nâng cao năng lực KH&CN quốc gia. Mô hình của NAFOSTED được hỗ trợ cả về thể chế và tài chính, sẽ là tiền đề cho việc tăng cường chất lượng và mở rộng quy mô tài trợ, hỗ trợ. Cơ chế hoạt động của NAFOSTED được đánh giá phù hợp với đặc thù hoạt động KH&CN với cơ chế tài chính tạo nên sự linh hoạt, không bị ràng buộc. Theo dự thảo điều lệ trình Chính phủ, cơ chế tài chính của NAFOSTED được áp dụng, mở rộng đối với các nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia do Bộ KH&CN trực tiếp quản lý.
Ngoài ra, về mặt quản lý khoa học, các tiêu chí về chất lượng của NAFOSTED (như tiêu chí công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín) đang dần được chấp nhận và áp dụng trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ KH&CN của các trường đại học và viện nghiên cứu. Như vậy cơ chế hoạt động của NAFOSTED sẽ được áp dụng phổ biến hơn trong môi trường hoạt động KH&CN, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của NAFOSTED trong thời gian sắp tới.
Đối với cơ chế vận hành của NAFOSTED đòi hỏi đội ngũ các nhà khoa học, các tổ chức KH&CN phải thích ứng với các đòi hỏi cao hơn, khắt khe hơn về kết quả nghiên cứu, quy trình quản lý nhiệm vụ KH&CN, từng bước tiếp cận trình độ quốc tế.
Mô hình NAFOSTED chỉ có thể thật sự hòa nhập và phát triển nếu được đặt trong môi trường thuận lợi, trong đó các cơ chế tài trợ, hỗ trợ KH&CNkhác cũng được tổ chức thực hiện theo các tiêu chí, nguyên tắc tương đồng.
Bên cạnh đó, cơ chế cấp phát kinh phí theo kế hoạch (danh mục đề tài đã phê duyệt) vẫn được áp dụng dẫn đến hạn chế cơ chế sử dụng nguồn vốn của NAFOSTED. Ngoài ra, để phát huy hiệu quả trong dài hạn, nguồn nhân lực thực hiện quản lý và tổ chức, thực hiện các hoạt động của NAFOSTED cần có đủ kiến thức và kinh nghiệm thực tế, để vận hành và đề xuất cơ chế hoạt động phù hợp với điều kiện KH&CN của Việt Nam.
Việc hình thành và đưa NAFOSTED vào hoạt động đánh dấu một bước tiến quan trọng trong công cuộc đổi mới cơ chế quản lý KH&CN theo Quyết định 171/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Sau sáu năm hoạt động, NAFOSTED từng bước tạo được những chuyển biến tích cực trong đổi mới phương thức tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học.
Các chương trình do NAFOSTED tài trợ đã mang lại bước chuyển biến rõ nét về chất lượng nghiên cứu khoa học và phát triển lực lượng khoa học.
Tuy nhiên, để đạt được kỳ vọng về chất lượng hoạt động và góp phần đưa hoạt động KH&CN thật sự hòa nhập với thế giới là cả một chặng đường dài, đòi hỏi nỗ lực của nhiều bên, đặc biệt là sự quyết tâm của các cơ quan quản lý và sự ủng hộ của cộng đồng khoa học.
Số công trình khoa học công bố quốc tế trên các tạp chí có uy tín của Quỹ tăng bình quân 30% hằng năm, chiếm khoảng 25% tổng số các công bố của Việt Nam; số nhà khoa học trẻ (dưới 40 tuổi) chủ trì các đề tài của Quỹ tăng nhanh từ 5% năm 2009 lên 60 - 70% năm 2012 - 2013.
Sáng ngày 18/1, tại Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội nghị thẩm định thuyết minh dự án KH&CN cấp tỉnh: Xây dựng mô hình quản lý du lịch thông minh tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng do Khu Di tích lịch sử Đền Hùng chủ trì thực hiện. Thạc sỹ Chu Thị Bích Thủy - Phó Giám đốc Sở làm Chủ tịch Hội đồng.
Ngày 17/1, tại Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội nghị thẩm định thuyết minh dự án KH&CN cấp tỉnh: Xây dựng mô hình sản xuất con giống thuần chủng gà nhiều cựa huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ từ nguồn gen đã được chọn lọc, dự án thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống giai đoạn 2021 - 2025 do Chi cục Chăn nuôi, thú y tỉnh Phú Thọ chủ trì thực hiện.
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất - kinh doanh đồng thời giảm thiểu phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu gây ô nhiễm, giảm thiểu lượng carbon.
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất - kinh doanh đồng thời giảm thiểu phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu gây ô nhiễm, giảm thiểu lượng carbon.
Ngày 01/7/2023, tại Nhà luyện tập và thi đấu tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Hội thao chào mừng Đại hội Công đoàn viên chức tỉnh Phú Thọ lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 -2028