Nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN), góp phần thiết thực vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, hiện nay trên địa bàn tỉnh đang triển khai thực hiện 3 chương trình phát triển KH&CN tỉnh, gồm: Chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa đầu tư đổi mới, hiện đại hóa công nghệ trong các lĩnh vực ưu tiên phát triển trên địa bàn tỉnh; Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống giai đoạn 2016 - 2020; Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020.
Nuôi cá chép đỏ Thủy Trầm ở xã Tuy Lộc (huyện Cẩm Khê)
Năm 2011, làng cá chép đỏ Thủy Trầm (xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê)được UBND tỉnh công nhận là làng nghề. Có thị trường tiêu thụ toàn quốc, mang nguồn lợi kinh tế lớn cho bà con, tuy nhiên do chưa được truy xuất nguồn gốc, chất lượng sản phẩm cũng như chưa có nhãn hiệu... do vậy giá trị thương hiệu, lợi nhuận của sản phẩm cá chép đỏ chưa thực sự tương xứng với tiềm năng. Chính vì vậy, năm 2017, Sở KH&CN, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với UBND huyện Cẩm Khê tổ chức thực hiện Dự án tạo lập, quản lý và xây dựng nhãn hiệu tập thể cá chép đỏ Thủy Trầm, xã Tuy Lộc. Sau khi Dự án được hoàn thiện (năm 2018), nghề sản xuất và kinh doanh cá chép đỏ Thủy Trầm đã thêm cơ hội phát triển, sức cạnh tranh của sản phẩm cũng được nâng cao, mang lại thu nhập cho người dân.
Cùng với nhãn hiệu tập thể cá chép đỏ Thủy Trầm, chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 đã đăng ký bảo hộ sáng chế cho 3 giải pháp hữu ích, 5 kiểu dáng công nghiệp được áp dụng trong thực tiễn. Xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho 106 nhãn hiệu hàng hóa, trong đó có 15 đặc sản địa phương mang địa danh như: Rau an toàn Tân Đức, gà nhiều cựa Tân Sơn, chè xanh Yên Kỳ, hồng không hạt Gia Thanh, cá chép đỏ Thủy Trầm, chè xanh Phú Thịnh, chè xanh Dốc Đen, rau an toàn Tứ Xã, nón lá Sai Nga, chuối Bản Nguyên…
Với việc xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cho các sản phẩm đã góp phần kiểm soát về chất lượng đầu vào và đầu ra của sản phẩm, thúc đẩy và phát triển quy mô sản xuất và kinh doanh, ngăn chặn hiện tượng xâm phạm quyền SHTT, loại trừ các sản phẩm không đúng nguồn gốc, kém chất lượng, bảo vệ quyền hợp pháp của người dân và phát huy giá trị thương hiệu cho sản phẩm.
Máy chà nhám 2 mặt của Công ty cổ phần Sản xuất và thương mại Kim Sen
Nằm trong số các doanh nghiệp được hỗ trợ đầu tư, đổi mới công nghệ thuộc Chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa đầu tư đổi mới, hiện đại hoá công nghệ trong các lĩnh vực ưu tiên phát triển trên địa bàn tỉnh, Công ty cổ phần Sản xuất và thương mại Kim Sen (xã Thượng Nông, huyện Tam Nông) đã triển khai có hiệu quả Dự án “Đổi mới công nghệ sản xuất ván ép xuất khẩu”.
Trước khi đổi mới công nghệ, công ty chỉ sử dụng 1 máy chà nhám của Trung Quốc để đánh bóng bề mặt ván ép nên độ chà không được mịn, ván ép chà xong không được đều, đẹp và chưa đáp ứng chuẩn yêu cầu. Với nguồn vốn của công ty và nguồn kinh phí hỗ trợ đổi mới công nghệ của tỉnh trên 4,1 tỷ đồng, công ty đã mạnh dạn đầu tư 2 máy chà nhám 2 mặt (công nghệ Trung Quốc) và 1 máy khâu vá ván (công nghệ Đài Loan) giúp nâng công suất từ 808,83 m3/tháng lên 875,14 m3/tháng, tạo ra sản phẩm ván ép có chất lượng, mẫu mã tốt, giảm chi phí sản xuất.
Tháng 8/2019 sản phẩm chè xanh Yên Kỳ được công nhận nhãn hiệu tập thể
Đối với Chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa đầu tư đổi mới, hiện đại hoá công nghệ trong các lĩnh vực ưu tiên phát triển trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh phê duyệt hỗ trợ gần 80 dự án đổi mới công nghệ của doanh nghiệp với tổng kinh phí hỗ trợ trên 21 tỷ đồng. Chương trình ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ tiên tiến, hiện đại, công nghệ cao có xuất xứ từ các nước công nghiệp phát triển trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Đức, Tây Ban Nha…
Cùng với đó, Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống giai đoạn 2016 - 2020 sau 4 năm triển khai đã khảo sát, đánh giá, lựa chọn được trên 20 kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, gần 20 tiến bộ KH&CN mới, tiên tiến, phù hợp, hỗ trợ triển khai thực hiện 14 dự án KH&CN. Một số dự án như: Quy trình công nghệ và hệ thống trang thiết bị nhân giống và nuôi trồng nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris; công nghệ sinh sản nhân tạo và nuôi thương phẩm cá Chạch sông… đã được phát huy, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cho địa phương.
Ông Nguyễn Thủy Trọng - Giám đốc Sở KH&CN cho biết: Đến nay, các chương trình phát triển KH&CN của tỉnh cơ bản đã đạt được các mục tiêu đặt ra, trong đó đã hỗ trợ gần 80 doanh nghiệp thực hiện đổi mới, hiện đại công nghệ trong sản xuất; xây dựng được nhiều mô hình chuyển giao, áp dụng tiến bộ KH&CN, đưa các giống cây con mới, các quy trình kỹ thuật tiên tiến, công nghệ hiện đại vào đời sống xã hội; tạo lập, quản lý trên 20 nhãn hiệu bảo hộ sở hữu trí tuệ sản cho phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có lợi thế của tỉnh.
Trong thời gian tới, ngành KH&CN tỉnh tiếp tục phát huy hiệu quả của các chương trình phát triển KH&CN của tỉnh, đẩy mạnh ứng dụng KH&CN hướng trọng tâm vào phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, gắn hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KH&CN với yêu cầu phát triển của từng ngành, lĩnh vực, từng sản phẩm. Ưu tiên đầu tư nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông lâm nghiệp, công nghệ vật liệu mới, cơ khí - tự động hoá, công nghệ thông tin và tăng cường hoạt động đăng ký, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Theo phutho.gov.vn
Vướng mắc cơ chế tài chính trong việc sử dụng là nguyên nhân khiến quỹ phát triển khoa học công nghệ của DN tồn đọng hàng nghìn tỷ đồng. Do vậy, cần thiết phải gỡ điểm nghẽn để DN không ngại chi, sợ chi khoản quỹ này.
Trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cần tăng cường nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) mang tính đặc thù, giải pháp đột phá, vượt trội để kịp thời giải quyết các vấn đề cấp bách, trọng điểm của quốc gia.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Lê Xuân Định cho biết, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực KH,CN&ĐMST, với Chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) toàn cầu liên tục tăng. Tuy nhiên, để cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thực sự lan tỏa và tạo ra bước ngoặt, cần có những đột phá mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt trong lĩnh vực KH&CN, với các chính sách và giải pháp đột phá tập trung vào ba lĩnh vực trọng yếu: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và vật liệu mới.
Ở cấp độ một quốc gia hay một địa phương, vùng lãnh thổ, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được xem là cơng cụ quản lý then chốt trong quá trình thực hiẹ̛n chính sách cơng, nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và quản lý các thành tựu phát triển. Chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là mợt cơng cụ quản lý và điều hành vĩ mơ nền kinh tế quốc da̛n cũng như một địa phương, vùng lãnh thổ.
Ngày 12/9, tại Hòa Bình, đồng chí Huỳnh Thành Đạt, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ KH&CN, Chủ tịch Hội đồng; ông Phạm Hồng Phương Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam; lãnh đạo của Công ty Thủy điện Hòa Bình, Ban quản lý dự án điện 1 cùng các nhà khoa học, chuyên gia Hội đồng tư vấn an toàn đã có buổi kiểm tra đánh giá thực tế tại Công trình Thủy điện Hòa Bình và Thủy điện Hòa bình Mở rộng sau cơn bão số 3 và đang chịu ảnh hưởng của hoàn lưu sau bão.
Bộ Khoa học và Công nghệ đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ.