Năm 2023, sau khoảng thời gian phục hồi hậu đại dịch COVID-19, ngày 13/4/2023, TECHFEST quốc tế trở lại Hàn Quốc - một trong những quốc gia có hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phát triển mạnh mẽ nhất trong khu vực châu Á và có mối quan hệ đối tác chặt chẽ với hệ sinh thái của Việt Nam. Sự kiện cũng góp phần xây dựng và phát triển quan hệ hợp tác đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Hàn Quốc.
Đánh dấu sự quay trở lại mạnh mẽ của các hoạt động kết nối quốc tế
Đây là lần thứ hai ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (Techfest) quốc tế được tổ chức tại Hàn Quốc. Sự kiện đánh dấu sự quay trở lại mạnh mẽ của các hoạt động kết nối quốc tế đối với hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam, góp phần đưa doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam tới sân chơi toàn cầu.
Đoàn đại biểu Bộ Khoa học và Công nghệ làm việc tại Hàn Quốc trong khuôn khổ chương trình trao đổi kiến thức (Knowledge Sharing Program - KSP) về phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.
Tại sự kiện này, một số doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đã dành được kết quả cao tại cuộc thi Tìm kiếm tài năng khởi nghiệp trong khuôn khổ Techfest quốc gia, có cơ hội thuyết trình (pitching) với hơn 30 quỹ đầu tư mạo hiểm của Hàn Quốc như: Gostream, FINA, Sobanhang... Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý về khởi nghiệp sáng tạo, các đơn vị đang vận hành các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp cùng nhiều tổ chức hỗ trợ có cơ hội trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động này, đồng thời tạo ra một môi trường kết nối quốc tế thuận lợi cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo của hai quốc gia.
Trong thời gian gần đây, nhiều hoạt động hợp tác hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo giữa Việt Nam - Hàn Quốc đã diễn ra hết sức sôi động. Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp khoa học và công nghệ (NATEC), Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo quốc gia (NSSC) đã có các chương trình ký kết hợp tác, đặt văn phòng đại diện tại Seoul Startup Hub của Hàn Quốc.
Nhân dịp này, NSSC ký kết một số thoả thuận hợp tác với các quỹ đầu tư, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp Hàn Quốc để thúc đẩy các hoạt động nâng cao năng lực công nghệ, phát triển thị trường cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam tại Hàn Quốc.
Thúc đẩy liên kết với các hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo phát triển của khu vực và trên thế giới
Thứ trưởng Thường trực Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng phát biểu tại Techfest Hàn Quốc 2023.
Thứ trưởng Thường trực Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng cho biết: Chính phủ Việt Nam xác định việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp về cả số lượng, quy mô và chất lượng, đẩy mạnh tái cấu trúc doanh nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo là những giải pháp quan trọng để thực hiện đột phá chiến lược, đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu trên cơ sở ứng dụng công nghệ hiện đại, tăng năng suất lao động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực và nâng cao tính tự chủ của nền kinh tế.
Thứ trưởng Thường trực Trần Văn Tùng nhấn mạnh: Bước sang giai đoạn mới, trong thời gian tới, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo cần phát triển thêm một bước với việc tập trung nguồn lực tạo dựng những trụ cột nâng đỡ, thúc đẩy liên kết với các hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo phát triển của khu vực và trên thế giới, đặc biệt như tại Hàn Quốc, nơi đã có hơn 30 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển hệ sinh thái với nguồn lực hết sức dồi dào.
Nhân dịp này, Đoàn công tác của Bộ Khoa học và Công nghệ, đã có chuyến thăm, làm việc với Bộ phận KSP về phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo. Chương trình là hoạt động hợp tác giữa Chính phủ Hai nước với nguồn viện trợ không hoàn lại từ Chính phủ Hàn Quốc cho Việt Nam để nâng cao năng lực phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.
Chương trình KSP có ba dự án thành phần: i) Nghiên cứu về hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hàn Quốc; ii) Nghiên cứu cơ chế đầu tư cho doanh nghiệp Việt Nam thông qua hệ thống thí điểm đánh giá công nghệ; iii) Hỗ trợ xây dựng chiến lược để nâng cao năng lực hỗ trợ khởi nghiệp cho NSSC. Dự án có sự tham gia của NATEC, Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ (SATI), Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia (NATIF), Văn phòng Đề án 844 và một số tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp Việt Nam cùng trao đổi, làm việc với các chuyên gia từ phía Hàn Quốc.
Techfest quốc tế tại Hàn Quốc đã thể hiện rõ vai trò quan trọng của việc hợp tác phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hàn Quốc. Từ sự kiện lần này, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ thúc đẩy các hợp tác chính thức nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, các quỹ đầu tư, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp của Việt Nam trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, thu hút các nguồn lực hỗ trợ và triển khai nhiều hoạt động hợp tác với phía Hàn Quốc.
Techfest là chuỗi sự kiện thường niên lớn nhất dành cho cộng đồng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam nhằm quy tụ các chuyên gia, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp uy tín trong và ngoài nước để đưa ra các định hướng phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo. Sự kiện do Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với các Bộ, Ban, ngành, các tổ chức chính trị xã hội và các đơn vị trong hệ sinh thái tổ chức. Năm 2019, Techfest quốc tế đã được tổ tại Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Singapore. |
Theo most.gov.vn
Sáng 27/6, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo với 73 điều, có hiệu lực từ ngày 1/10/2025.
Không chỉ tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, Việt Nam đang từng bước hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo toàn diện, sẵn sàng thu hút nhân tài, công nghệ và nguồn vốn toàn cầu. Những định hướng lớn từ Nghị quyết số 57 và Nghị quyết số 68 của Bộ Chính trị đang tạo nền tảng vững chắc để đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế đổi mới sáng tạo năng động hàng đầu khu vực.
Hai nhà máy trí tuệ nhân tạo (AI Factory) của FPT đặt tại Nhật Bản và Việt Nam lần lượt giữ vị trí thứ 36 và 38 trong bảng xếp hạng Top 500 về siêu máy tính hiệu năng cao công bố tháng 6/2025.
Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, tỉnh Phú Thọ đã và đang có những bước đi chiến lược nhằm đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau trong tiến trình số hóa. Một trong những điểm nhấn quan trọng là việc triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” nhằm phổ cập kiến thức, kỹ năng số ....
Các nhiệm vụ của Nghị quyết 57 được chia thành sáu hệ thống, với 30 sáng kiến đột phá, triển khai phần lớn trong giai đoạn 2025-2030.
Triển khai trợ lý ảo hỗ trợ cán bộ, người dân không chỉ là bước tạo cơ sở pháp lý, đổi mới mạnh mẽ bộ máy hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước mà việc triển khai trợ lý ảo giúp cán bộ, công chức nắm vững quy trình, nhiệm vụ, quyền hạn theo từng cấp hành chính. Trên cơ sở đó, người dân có thể chủ động tra cứu, yêu cầu cung cấp dịch vụ công nhanh nhất, mọi lúc, mọi nơi - không phụ thuộc vào địa giới hành chính.
Liên kết trang
0
2
0