Đoàn khảo sát Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội vừa có buổi làm việc với Ủy ban Nhân dân (UBND) thành phố Hải Phòng về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
Báo cáo tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Hoàng Minh Cường cho biết, những năm qua, công tác quản lý nhà nước của UBND thành phố, các sở, ngành đã có nhiều đổi mới trong việc áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế trong xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Thành phố đã ban hành các chương trình, kế hoạch nhằm tăng cường hoạt động liên quan đến tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật trong các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.
Thành phố Hải Phòng là địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai thí điểm áp dụng TCVN ISO 18091:2020 tại các cấp chính quyền địa phương của thành phố (thí điểm áp dụng tại 06 UBND cấp huyện và 06 UBND cấp xã). Có thể kể đến như: kế hoạch chuyển đổi và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 vào hoạt động của các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện và các cơ quan hành chính nhà nước thuộc sở, ngành thành phố Hải Phòng (2017); kế hoạch áp dụng thí điểm tiêu chuẩn TCVN ISO 18091:2020 tại UBND quận, huyện, phường, xã trên địa bàn thành phố Hải Phòng (2023). Năm 2024, thành phố Hải Phòng tiếp tục có kế hoạch mở rộng thí điểm áp dụng tiêu chuẩn tại 9 UBND quận, huyện còn lại; kế hoạch về nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-2025 (2021)…
Đoàn công tác làm việc với UBND thành phố Hải Phòng về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật. Ảnh: Cổng TTĐT thành phố Hải Phòng.
Từ năm 2013 đến nay, thành phố Hải Phòng đã hỗ trợ 8 doanh nghiệp xây dựng Dự án nâng cao năng suất chất lượng các sản phẩm hàng hóa, trọng điểm chủ lực; hỗ trợ 49 doanh nghiệp áp dụng các Hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến: ISO 9001:2015; ISO 14001:2015; ISO 45001:2018; hỗ trợ đánh giá hợp chuẩn, hợp quy cho các sản phẩm, hàng hóa trọng điểm, chủ lực trên địa bàn thành phố của 60 đơn vị với 499 sản phẩm hàng hóa công bố hợp quy và 64 sản phẩm hàng hóa công bố hợp chuẩn…
Tại buổi làm việc, các đại biểu tham gia ý kiến, trao đổi, thảo luận liên quan đến một số nội dung: thực trạng công tác lập, thực hiện kế hoạch, xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương (QCĐP), hạn chế, vướng mắc, kiến nghị, giải pháp; tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng QCĐP; công tác quản lý nhà nước của UBND thành phố, các sở, ngành thông qua việc áp dụng các quy chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn quốc tế trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của thành phố…
Cùng với những kết quả nổi bật về phát triển kinh tế - xã hội của thành phố thời gian qua, Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng nhấn mạnh: qua thực tiễn hơn 17 năm thi hành, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật tại thành phố Hải Phòng đã thực sự đi vào cuộc sống, phát huy tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy, hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, thu hút đầu tư nước ngoài, đồng thời, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa và đảm bảo sự an toàn, an tâm cho người tiêu dùng, nâng cao đời sống cho toàn xã hội, thúc đẩy kinh tế - xã hội thành phố phát triển. Đồng thời, đề nghị các ngành, các cơ quan, doanh nghiệp của thành phố Hải Phòng báo cáo, cung cấp số liệu một cách khách quan, trung thực, kiến nghị sát thực tiễn để Đoàn công tác nhìn nhận rõ hơn nữa việc thực hiện Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật tại địa phương.
Qua nghe báo cáo, ý kiến phát biểu của các thành viên Đoàn khảo sát, đồng chí Lê Quang Huy, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của thành phố Hải Phòng trong việc ban hành các văn bản về Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, áp dụng Hệ thống ISO, bố trí nguồn ngân sách nhằm tăng cường hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, đảm bảo tính đồng bộ với pháp luật Việt Nam... Chủ nhiệm Lê Quang Huy yêu cầu thành phố Hải Phòng tiếp thu ý kiến của các thành viên Đoàn khảo sát, đồng thời hoàn thiện báo cáo gửi Đoàn khảo sát để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét.
Theo most.gov.vn
Ngày 25/3/2025, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Phú Thọ, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội thảo đánh giá thực trạng năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) của Phú Thọ giai đoạn 2016-2023, dự báo giai đoạn 2025-2030
Đến nay, Cổng Thông tin truy xuất nguồn gốc quốc gia đã có hàng nghìn đơn vị, doanh nghiệp và địa phương tham gia kết nối dữ liệu. Cùng với đó là sự tham gia của các ngành hàng chủ lực như nông sản, thực phẩm, dược phẩm, thiết bị y tế… cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của hệ thống này trong chuỗi cung ứng tại Việt Nam.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất luật hóa quy định mã vạch để ứng dụng công nghệ trong truy xuất sản phẩm hàng hóa và phù hợp quy định quốc tế.
baophutho.vnNgày 16/1, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương năm 2024 tại Hà Nội. Hội nghị đã xem xét 52 sản phẩm từ các địa phương trên cả nước, với quy trình đánh giá minh bạch và công tâm.
Tại Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 5, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Hoàng Minh cho rằng, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo (KH,CN,ĐMST), chuyển đổi số và chuyển đổi xanh được coi là nhân tố quyết định để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của vùng Đồng bằng sông Hồng.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Lê Xuân Định cho rằng, thực tế để các Bộ chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thẩm định và ban hành quy chuẩn quốc gia đã nảy sinh tình trạng chồng chéo, cùng một nội dung có hai Bộ ban hành.
Liên kết trang
0
1
0