BioTechmart 2019 quy tụ gần 40 đơn vị tham gia trưng bày các sản phẩm KH&CN mới nhất trong lĩnh vực công nghệ sinh học, như công nghệ sinh học trong lĩnh vực y – dược, nông nghiệp, công nghiệp, môi trường…
Giới thiệu những sản phẩm công nghệ sinh học mới nhất
Chợ Công nghệ và Thiết bị chuyên ngành công nghệ sinh học (BioTechmart 2019) chính thức khai mạc ngày 10/9 và kéo dài đến hết 12/9 tại Sàn Giao dịch thông tin, công nghệ và thiết bị Hà Nội.
Đây là dịp giới thiệu với cộng đồng khoa học, doanh nghiệp và công chúng cả nước về những tiến bộ, thành tựu, sản phẩm mới nhất trong lĩnh vực công nghệ sinh học, như công nghệ sinh học trong lĩnh vực y – dược, nông nghiệp, công nghiệp, môi trường,…
Qua đó mở ra cơ hội để các tổ chức KH&CN, doanh nghiệp giới thiệu và quảng bá sản phẩm, giao lưu, tìm kiếm cơ hội hợp tác sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường, chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Theo Cục trưởng Cục Thông tin KH&CN quốc gia Trần Đắc Hiến, thế kỷ 21 được coi là thế kỷ của công nghệ sinh học. Lĩnh vực công nghệ sinh học được pháp luật Việt Nam quy định là một trong những lĩnh vực công nghệ cao, ưu tiên đầu tiên nghiên cứu phát triển và ứng dụng. Kết quả của lĩnh vực này trong những năm qua đã và đang góp phần quan trọng trong việc tạo ra sự phát triển mang tính đột phá trong nhiều lĩnh vực như công nghiệp, nông nghiệp, y – dược, vật liệu… với việc tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi mới cho năng suất và chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, các loại enzyme trong việc tạo ra những sinh phẩm phục vụ điều trị bệnh, và những chế phẩm vi sinh ứng dụng trong xử lý môi trường.
BioTechmart 2019 quy tụ gần 40 đơn vị tham gia trưng bày sản phẩm đến từ các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp… Diễn ra đồng thời với BioTechmart 2019 còn có hội thảo khoa học ứng dụng công nghệ sinh học trong phát triển nông nghiệp sạch. Hội thảo không chỉ có ý nghĩa thiết thực đối với các nhà khoa học mà còn hỗ trợ các doanh nghiệp, hội nông dân, các tổ chức, doanh nghiệp những giải pháp công nghệ, cách tiếp cận mới trong việc phát triển nông nghiệp sạch tại Việt Nam.
Theo most.gov.vn
Việc phục tráng để mở rộng sản xuất các giống lúa chất lượng không những đáp ứng nhu cầu gạo chất lượng cao mà còn góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho các dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam. TS. Vũ Linh Chi và các cộng sự tại Trung tâm Tài nguyên Thực vật đã thực hiện Đề tài "Khai thác phát triển các nguồn gen lúa nếp địa phương chất lượng cao phục vụ sản xuất hàng hóa tại miền núi phía Bắc".
Nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, TS. Nguyễn Hải Đăng và nhóm nghiên cứu Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam - Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện Đề tài: “Giải pháp phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong thanh niên nông thôn hiện nay”.
Chiều 9/10/2024, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cao Bằng, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) nhanh và bền vững”.
Trong khuôn khổ sự kiện Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024, chiều 01/10/2024, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội nghị về hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo (ĐMST) địa phương năm 2024. Hội nghị nhằm thúc đẩy, tăng cường hiệu quả triển khai các hoạt động kết nối chuyển giao công nghệ và ĐMST ở các địa phương, nâng cao đóng góp của KH&CN vào phát triển kinh tế - xã hội.
Nhằm đưa ra được các giải pháp giảm phát thải khí thải nhà kính, tăng trưởng xanh, tiến tới kinh tế cac-bon thấp và khuyến khích sử dụng năng lượng hiệu quả, PGS.TS. Nguyễn Minh Đức và nhóm nghiên cứu Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã thực hiện Đề án: “Xây dựng giải pháp tổ chức, quản lý, khai thác vận tải biển theo hướng tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải phù hợp với quy định của Phụ lục VI, Công ước MARPO” (Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra).
S. Lại Hồng Thanh cùng nhóm nghiên cứu tại Viện khoa học Trái đất và Môi trường thực hiện Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình khai thác một số khoáng sản chủ yếu đảm bảo sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu”.