PTO- Cẩm Khê có nhiều hồ đầm và đồng chiêm trũng thuận lợi cho phát triển thủy sản. Tổng diện tích mặt nước có khả năng nuôi thủy sản là trên 2.000 ha chiếm 20% diện tích nuôi trồng thủy sản của toàn tỉnh, trong đó diện tích chuyên nuôi thủy sản trên 1.200 ha, còn lại là diện tích nuôi 1 vụ lúa, 1 vụ cá và hồ đầm thủy lợi kết hợp nuôi cá. Nhân dân trong huyện có truyền thống sản xuất cá giống và cá thương phẩm cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Thủy sản là một trong các chương trình nông nghiệp trọng điểm của tỉnh được các cấp, các ngành chú trọng và có chủ trương, chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển. Các tiến bộ KHKT về giống thủy sản ngày càng được ứng dụng rộng rãi vào sản xuất góp phần nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm thủy sản của huyện.
Nghề nuôi thủy sản đã mang lại nguồn lợi kinh tế cho nhiều gia đình ở Cẩm Khê. Ảnh: Huy Công |
Thực hiện chính sách hỗ trợ các hộ nuôi trồng thủy sản trong năm 2013 huyện đã cung ứng được hơn 5 triệu con cá giống các loại với diện tích được hỗ trợ hơn 450 ha, trong đó hơn 13 ha nuôi chuyên và hơn 445 ha nuôi xen ghép. Trạm Khuyến nông phối hợp với Chi cục Thủy sản triển khai mô hình nuôi xen ghép cá chép lai và rô phi đơn tính tại xã Văn Khúc với diện tích 0,6 ha. Trạm Khuyến nông cũng đã phối hợp với Trung tâm dạy nghề mở 1 lớp dạy nghề chăn nuôi thủy sản cho 35 học viên tại xã Cấp Dẫn. UBND huyện cũng đã tổ chức 2 lớp tập huấn về nuôi thủy sản cho nông dân 2 xã Yên Dưỡng và Tạ Xá với 100 người tham gia. Phòng Nông nghiệp phối hợp với Viện Thủy sản Trung ương thực hiện mô hình nuôi thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm với diện tích 0,6 ha. Thông qua các mô hình trình diễn người dân có những kiến thức cơ bản về quy trình kỹ thuật quản lý ao nuôi, phòng trừ dịch bệnh, chăm sóc đối tượng nuôi, làm thay đổi đáng kể nhận thức về KHKT của người dân. Từ chỗ chỉ nuôi truyền thống bằng thức ăn tự nhiên, thông qua các mô hình khuyến ngư người dân đã biết nuôi thâm canh cá ao cho năng suất đạt từ 8-10 tấn/ha. Đặc biệt những năm gần đây đã hình thành một số vùng nuôi tập trung, sản xuất hàng hóa có quy mô lớn như cho năng suất và sản lượng cao.
Năm 2013, diện tích thủy sản của huyện đạt 1.851 ha, sản lượng cá, tôm đạt 5.256 tấn, tăng hơn 4.800 tấn so với năm 2012, trong đó sản lượng cá nuôi đạt 4.985 tấn. Trên địa bàn huyện hiện có 48 lồng cá sản lượng 10,5 tấn. Năm qua, diện tích nuôi thủy sản được duy trì ổn định đã tạo giá trị theo giá hiện hành trên 90 tỷ đồng, chiếm 11,5% giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp. Giá trị thu nhập của 1 ha chuyên nuôi thủy sản bình quân trên 75 triệu đồng, cao hơn so với trồng lúa 1,5 đến 3 lần. Hàng năm giải quyết được trên 13.000 lao động, chiếm 19% lực lượng lao động của huyện, góp phần tích cực vào giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người nông dân. Năm 2014, huyện có kế hoạch nuôi thủy sản đạt 1.800 ha, sản lượng cá, tôm đạt 5.046 tấn, trong đó sản lượng cá nuôi 4.591 tấn.
Tuy nhiên, sản xuất thủy sản trên địa bàn huyện phổ biến là nhỏ lẻ, phân tán, chưa tạo được vùng sản xuất hàng hóa lớn. Trình độ thâm canh của người dân còn hạn chế. Phần lớn người dân thiếu vốn để đầu tư thâm canh phát triển thủy sản. Cơ sở hạ tầng trong nuôi trồng thủy sản còn thiếu đồng bộ. Hầu hết các xã, thị trấn đều chưa có kênh mương cấp thoát nước dành riêng cho thủy sản, dẫn đến việc cải tạo, vệ sinh ao gặp nhiều khó khăn, nguồn nước dễ bị ô nhiễm. Trên địa bàn huyện chưa hình thành được chợ đầu mối, chưa có sự gắn kết giữa sản xuất và thị trường tiêu thụ. Đầu ra của sản phẩm thủy sản vẫn bị bó hẹp, thị trường tiêu thụ chủ yếu là các thương lái buôn bán nhỏ thu mua làm giá cả không ổn định, vẫn có tình trạng bị tư thương ép giá. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến người nông dân không mặn mà với đầu tư thâm canh sâu về nuôi trồng thủy sản.
Trước thực trạng như vậy huyện Cẩm Khê tiếp tục đẩy mạnh chỉ đạo phát triển thủy sản. Xác định vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản của huyện để tập trung chỉ đạo và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Huyện tập trung phát triển thủy sản theo hướng ổn định diện tích, tập trung đầu tư nguồn lực cho đầu tư thâm canh đưa thủy sản đi vào chiều sâu, nhằm nâng cao hiệu quả trên đơn vị diện tích, khắc phục tình trạng manh mún, nhỏ lẻ. Gắn nuôi thủy sản với cấy lúa, chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng trang trại, gia trại. Khai thác các nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng cho nuôi trồng thủy sản. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực phát triển thủy sản. Đẩy mạnh áp dụng KHKT vào nuôi trồng thủy sản, tăng cường tập huấn kỹ thuật, xây dựng các mô hình chuyển giao TBKT, mở rộng diện tích chăn nuôi thủy sản có đầu tư thâm canh cao với những loài thủy sản mới có giá trị kinh tế cao. Phát triển mạng lưới dịch vụ cung ứng giống và thức ăn đáp ứng đủ, kịp thời yêu cầu phát triển thủy sản. Tiếp tục đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các chi hội thủy sản, các tổ hợp tác... củng cố quan hệ sản xuất xây dựng sự gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ, tạo ra thị trường ổn định để thúc đẩy phong trào nuôi trồng thủy sản phát triển.
Việc ký kết Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam và Bộ Kinh tế và Việc làm Phần Lan là kết quả nỗ lực chung của cả hai Bên trong việc mở ra một chương mới trong quan hệ hợp tác giữa hai Nước trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, tận dụng thế mạnh và tiềm năng của Việt Nam và Phần Lan để cùng mang lại lợi ích cho các tổ chức KH&CN, doanh nghiệp và người dân hai Nước.
Bản ghi nhớ hợp tác về khoa học và nghiên cứu giữa Bộ KH&CN Việt Nam và Bộ Giáo dục, Khoa học và Nghiên cứu của Liên bang Áo nhằm cam kết mở rộng hợp tác về KH&CN trong các lĩnh vực hai Bên quan tâm, ngoài các lĩnh vực đã hợp tác thời gian qua như an ninh mạng, nông nghiệp và y tế.
Sáng ngày 14 - 10, Tỉnh ủy Phú Thọ long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Kiểm tra Đảng và thành lập cơ quan các ban xây dựng Đảng, Văn phòng Tỉnh ủy.
“Đảng Cộng sản Cuba cũng rất ủng hộ việc tăng cường quan hệ hợp tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Cuba, đặc biệt, trong những vấn đề mà hai nước ưu tiên quan tâm để cùng nhau nghiên cứu, tìm ra giải pháp, nâng cao hiệu quả hợp tác một cách cụ thể hơn”.
Ngày 8-10, dưới sự chủ trì của các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy: Hoàng Dân Mạc - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Minh Châu - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Bùi Văn Quang - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Ban chỉ đạo sơ kết giữa nhiệm kỳ, hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 15 (khóa XVIII) đã thảo luận và cho ý kiến vào các báo cáo kiểm điểm giữa nhiệm kỳ