Xã Hưng Long thực hiện hiệu quả công tác dồn đổi tích tụ tập trung đất đai trên địa bàn và chỉ đạo làm điểm tại khu Thiện 1 và Đồng Chung, xây dựng vùng sản xuất, tập trung trồng lúa, cây rau màu và cây vụ đông…
- Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), nhiều làng quê trong tỉnh đã được “thay áo mới”. Hạ tầng nông thôn được đầu tư đồng bộ, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên, từng bước thu hẹp khoảng cách giữa thành thị với nông thôn. Tuy nhiên, để duy trì và nâng cao các tiêu chí đã đạt, các xã cần tiếp tục khắc phục khó khăn, vận dụng nhiều cách làm hay, phù hợp với địa phương.
Cũng như các địa phương khác trong tỉnh, khi xây dựng NTM xã Hưng Long, huyện Yên Lập gặp không ít khó khăn, song bằng sự đoàn kết từ cấp ủy Đảng, chính quyền đến người dân, năm 2016 Hưng Long là xã đầu tiên của huyện đón chuẩn NTM. Đến nay, diện mạo của xã có nhiều đổi thay, đời sống vật chất, tinh thần người dân ngày càng được nâng lên. Song niềm vui sau hai năm “về đích” NTM không làm Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã lơ là việc giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt bởi xã xác định đạt chuẩn không có nghĩa là dừng lại do bên cạnh những tiêu chí đạt điểm tuyệt đối vẫn còn một số tiêu chí chỉ đủ điểm để công nhận đạt chuẩn. Với quan điểm đó, Ban chỉ đạo cấp xã đã tiến hành rà soát thực trạng NTM trên địa bàn; xây dựng kế hoạch, giải pháp củng cố và nâng cao chất lượng các tiêu chí với quyết tâm không để tiêu chí nào “xuống hạng”.
Ông Đỗ Mạnh Hà - Chủ tịch UBND xã cho biết: Từ năm 2016 đến nay, địa phương đã triển khai nhiều giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng các tiêu chí như: Làm đường GTNT, thủy lợi, xây dựng trường học, nâng cấp sửa chữa chợ, làm đường điện thắp sáng đường quê với tổng vốn đầu tư trên 8,6 tỷ đồng. Đối với tiêu chí môi trường và ATTP, đây là một trong những tiêu chí khó nhưng với sự quyết tâm đồng lòng của toàn dân, xã đã xây dựng bãi tập kết rác thải sinh hoạt, giao cho HTX dịch vụ nông nghiệp Hưng Long thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt về khu tập kết chung sau đó vận chuyển ra bãi rác tập trung của huyện. Cùng với đó, xã luôn chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về bảo vệ môi trường, xử lý nước thải sinh hoạt và chất thải chăn nuôi... Để giúp người dân nâng cao thu nhập, xã tập trung thực hiện có hiệu quả các mô hình chuyển đổi ruộng đất; thực hiện đề án phát triển kinh tế tập thể, tạo môi trường thuận lợi đầu tư phát triển CN-TTCN; tăng cường hoạt động dịch vụ sản xuất và nâng cao đời sống người dân... Đến nay, thu nhập bình quân đầu người đạt 34 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,9%.
Với huyện Lâm Thao, sự đổi thay từ chương trình NTM dễ dàng được nhận thấy đó là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất theo hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp và liên kết “4 nhà”. Huyện đã quy hoạch 5 điểm sản xuất lúa tập trung tại 12 xã, trong đó có 2 vùng sản xuất lúa gạo chất lượng cao. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, các công trình phúc lợi và dân sinh được cải thiện, công trình nhà ở dân cư không còn tình trạng nhà tạm, nhà dột nát...
Không bằng lòng với những kết quả đạt được, ngay sau khi được Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn NTM, Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM huyện đã xây dựng các giải pháp cụ thể nhằm duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí. Huyện đã chỉ đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Tổ chức lại sản xuất theo hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản xuất, thu nhập cho người dân. Mở rộng các giống lúa lai, lúa chất lượng cao, có giá trị thương mại lớn vào sản xuất; đẩy mạnh liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm với các công ty. Đồng thời rà soát quy hoạch dồn đổi, tích tụ ruộng đất, tạo điều kiện cho phát triển sản xuất theo chương trình nông nghiệp trọng điểm của tỉnh; chú trọng phát triển các trang trại, gia trại.
Nhằm tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân, xã Hưng Long đã đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
- Sản xuất gạch không nung tại Công ty TNHH Tân Hoàng Gia ở khu Mè.
Cùng với chuyển dịch cơ cấu cây trồng, huyện đã ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm… Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về môi trường, đặc biệt đã chú ý đến môi trường trong các cụm công nghiệp, các trang trại chăn nuôi; tổ chức thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt hàng ngày cho 100% khu dân cư các xã, thị trấn. Hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở được củng cố, tăng cường; an ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM tỉnh, tổng huy động nguồn lực thực hiện chương trình trên địa bàn tỉnh riêng trong năm 2018 ước đạt 1.768,2 tỷ đồng. Đến nay toàn tỉnh có 73 xã, 113 khu dân cư, 1 huyện đạt NTM và các thành, thị: TP Việt Trì, thị xã Phú Thọ cơ bản đạt NTM. Toàn tỉnh bình quân đạt 14 tiêu chí/xã, tăng 7,5 tiêu chí/xã so với năm 2011. Người dân đã thực sự vào cuộc, phấn khởi, tin tưởng và tích cực, tham gia Chương trình xây dựng NTM. Từ đó đã xuất hiện nhiều cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương.
Để duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đang được, các xã NTM của tỉnh nỗ lực thực hiện với nhiều nội dung ưu tiên như: Tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, tăng mức độ hưởng thụ trực tiếp cho người dân nông thôn; phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân; phát triển đời sống văn hóa nông thôn, nâng cao chất lượng công tác giáo dục và y tế; nâng cao chất lượng môi trường nông thôn, giữ vững an ninh, trật tự xã hội, hệ thống tổ chức chính trị - xã hội và năng lực cán bộ, công chức xã…
Tuy nhiên duy trì và giữ vững các tiêu chí đã đạt đang là thách thức không nhỏ. Các tiêu chí “tĩnh” như: Giao thông, thủy lợi, trường học, điện, chợ nông thôn… nếu không có việc duy tu, bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên, thì theo thời gian, quá trình sử dụng, ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu sẽ làm hao mòn, hư hỏng. Còn đối với những tiêu chí như: Thu nhập bình quân, tỷ lệ hộ nghèo, an ninh trật tự, môi trường... luôn thay đổi và phụ thuộc nhiều vào yếu tố khách quan cũng như ý thức của người dân.
Ông Vũ Quốc Tuấn - Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh cho biết: Muốn giữ vững tiêu chí NTM các địa phương cần tập trung nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành tạo động lực cho phát triển kinh tế trong những năm tiếp theo. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để cán bộ, đảng viên và người dân hiểu được xây dựng NTM là xây dựng xã hội giàu đẹp, văn minh, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày một nâng cao là mục tiêu liên tục và lâu dài. Bên cạnh đó, thường xuyên rà soát, huy động nguồn lực thực hiện duy tu, nâng cấp các công trình xuống cấp; đầu tư nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt chuẩn phấn đấu xây dựng các tiêu chí NTM đạt 100% theo quy định.
Chiều 9/10/2024, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cao Bằng, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) nhanh và bền vững”.
Trong khuôn khổ sự kiện Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024, chiều 01/10/2024, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội nghị về hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo (ĐMST) địa phương năm 2024. Hội nghị nhằm thúc đẩy, tăng cường hiệu quả triển khai các hoạt động kết nối chuyển giao công nghệ và ĐMST ở các địa phương, nâng cao đóng góp của KH&CN vào phát triển kinh tế - xã hội.
Nhằm đưa ra được các giải pháp giảm phát thải khí thải nhà kính, tăng trưởng xanh, tiến tới kinh tế cac-bon thấp và khuyến khích sử dụng năng lượng hiệu quả, PGS.TS. Nguyễn Minh Đức và nhóm nghiên cứu Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã thực hiện Đề án: “Xây dựng giải pháp tổ chức, quản lý, khai thác vận tải biển theo hướng tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải phù hợp với quy định của Phụ lục VI, Công ước MARPO” (Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra).
S. Lại Hồng Thanh cùng nhóm nghiên cứu tại Viện khoa học Trái đất và Môi trường thực hiện Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình khai thác một số khoáng sản chủ yếu đảm bảo sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu”.
Xác định khoa học, công nghệ là giải pháp quan trọng, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển KT-XH của tỉnh, những năm qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã tích cực triển khai xây dựng các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) trong sản xuất nông nghiệp theo đúng tinh thần Nghị quyết số 20-NQ/TW (Nghị quyết 20) ngày 1/11/2012 của BCH Trung ương Đảng (khóa XI) về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Xác định ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp là giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân, ngày 29/4/2021, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Thanh Thủy đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 09-NQ/HU về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 (NQ 09). Từ đó, trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất hàng hóa cho hiệu quả kinh tế cao.