Ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Sáu, 24/02/2017
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Giải pháp cho công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa


 Phú Thọ là cái nôi của nền văn hóa Lạc Việt, kinh đô đầu tiên của Việt Nam, nơi lưu giữ rất nhiều di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể) gắn với thời đại các Vua Hùng.

Toàn tỉnh hiện có trên 1.300 di tích lịch sử văn hóa (LSVH), trong đó có 308 di tích được xếp hạng cùng nhiều bảo vật Quốc gia. Các di tích khảo cổ thời tiền sử và sơ sử với mật độ dày đặc chứa đựng nhiều dấu ấn văn minh của người Việt cổ, tích hợp tầng sâu của văn hóa Việt Nam mang đậm bản sắc dân tộc hiện đang được quan tâm bảo tồn và phát huy.

 

Hát Xoan Phú Thọ được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. - Đoàn Phú Thọ trình diễn Hát Xoan tại hội nghị tổng kết Chương trình hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng năm 2016.
Hát Xoan Phú Thọ được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.


Là nơi vinh dự có ba di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể được UNESCO công nhận là DSVH phi vật thể của nhân loại, gồm: “Hát Xoan Phú Thọ”, “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ”, “Ca Trù của người Việt” (Phú Thọ nằm trong 17 tỉnh, thành vùng lan tỏa của Ca Trù), tỉnh luôn xác định DSVH là một trong những nguồn lực tiềm năng cội nguồn của ý chí, điểm tựa của sáng tạo và nền tảng của sự phát triển trong mọi lĩnh vực cả kinh tế, khoa học kỹ thuật và văn hóa xã hội. Nhiều năm qua, tỉnh đã có những chủ trương, chính sách, biện pháp tích cực để bảo tồn và phát huy giá trị DSVH bền vững với một vị thế mới, một tầm nhìn chiến lược trong thời kỳ hội nhập và phát triển của đất nước; góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ và các tầng lớp nhân dân về quyền lợi, trách nhiệm trong việc bảo vệ và phát huy giá trị DSVH; thu hút sự tham gia tích cực của toàn xã hội, tranh thủ được sự ủng hộ của các cấp, các ngành và của cộng đồng quốc tế.


Hàng năm cùng với ngân sách Nhà nước, tỉnh còn thực hiện xã hội hóa trong hoạt động bảo vệ các DSVH nhằm khơi dậy những tiềm năng, thu hút sự tham gia đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Xã hội hóa trong lĩnh vực tu bổ, tôn tạo di tích, tổ chức lễ hội... ngày càng thu hút được các tầng lớp nhân dân tham gia đóng góp. Đã có hàng trăm di tích LSVH được đầu tư bảo quản, tu bổ, phục hồi với số vốn hàng trăm tỷ đồng từ Chương trình mục tiêu Quốc gia về văn hóa, ngân sách tỉnh, nguồn vốn xã hội hóa. Nhiều di tích tiêu biểu - không gian văn hóa để bảo tồn, phát huy giá trị DSVH phi vật thể được đầu tư quy hoạch, tu bổ, tôn tạo đã và đang trở thành những sản phẩm du lịch - văn hóa hoàn chỉnh có tính đặc thù, tạo ra những điểm, tuyến du lịch hấp dẫn thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch, kinh tế - xã hội ở địa phương, tạo việc làm, nâng cao thu nhập của người dân nơi có di tích và lễ hội.


Đáng chú ý sau 6 năm Di sản văn hóa phi vật thể Hát Xoan Phú Thọ được UNESCO vinh danh, tỉnh đã triển khai thực hiện hiệu quả các nội dung đã cam kết trong Chương trình hành động về “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp - Hát Xoan Phú Thọ” giai đoạn 2012 - 2015. Hàng trăm chương trình văn hóa nghệ thuật trong và ngoài tỉnh có các nghệ nhân Hát Xoan tham gia. Toàn bộ quy trình 3 chặng của Hát Xoan được phục hồi, thực hành thường xuyên theo đúng tập tục. Nhiều công trình nghiên cứu về Hát Xoan Phú Thọ đã được xuất bản. Đội ngũ nghệ nhân kế cận được đào tạo phát triển lên 62 người, đây là lực lượng nòng cốt, có thể thay thế các nghệ nhân cao niên tiếp tục truyền dạy, bảo vệ và phát huy giá trị Hát Xoan cho các thế hệ mai sau. Năm 2015, 17 nghệ nhân Hát Xoan ở tỉnh Phú Thọ và 2 nghệ nhân Hát Xoan ở tỉnh Vĩnh Phúc đã được Hội đồng cấp Nhà nước xét phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú. Hát Xoan đã được đưa vào       giảng dạy, giới thiệu trong Trường Trung cấp Văn hóa, nghệ thuật và Du lịch tỉnh Phú Thọ, Trường Đại học Hùng Vương và 80-90 trường học từ mầm non đến trung học phổ thông.


“Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” sau 5 năm được UNESCO công nhận là DSVH phi vật thể đại diện của nhân loại, tiếp tục được nghiên cứu, kiểm kê khoa học. Tỉnh đã tổ chức điều tra, sưu tầm, bổ sung các truyền thuyết, các nghi thức, trò diễn dân gian; lập thư mục, phiên âm, dịch nghĩa 410 bản thần tích liên quan đến Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân được tham gia vào các hoạt động sáng tạo văn hóa, bảo tồn các tập quán tín ngưỡng, nhất là vào dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng... Giai đoạn 2011 - 2015, hơn 50 di tích LSVH - không gian văn hóa bảo tồn và thực hành di sản văn hóa phi vật thể “Hát Xoan Phú Thọ”, “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ”, được đầu tư bảo quản, tu bổ, phục hồi, như: Đền Mẫu Âu Cơ, đình Lâu Thượng, đình Bảo Đà, đình Hữu Bổ Thượng, đền Lăng Sương... các di tích khảo cổ được quan tâm quy hoạch, xây dựng hồ sơ công nhận xếp hạng cấp quốc gia, tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ và đầu tư giai đoạn tiếp theo như: Di tích khảo cổ Làng Cả, Xóm Rền, Gò Mun, Phùng Nguyên...


Đến nay, công tác bảo tồn giá trị DSVH của tỉnh đã phát huy có hiệu quả, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và quảng bá hình ảnh vùng Đất Tổ trên mọi miền Tổ quốc và trên thế giới. Hiện tỉnh đã và đang thỏa thuận, phê duyệt chủ trương lập dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật, tu sửa cấp thiết 12 di tích Quốc gia, 11 di tích cấp tỉnh; phê duyệt dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật, tu bổ, tôn tạo 4 di tích Quốc gia, 4 di tích cấp tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra công tác tu bổ, tôn tạo 8 di tích Quốc gia, 25 di tích cấp tỉnh... Trong năm 2016, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức tập huấn nâng cao trách nhiệm và năng lực quản lý cho các cán bộ văn hóa xã, phường, thị trấn có CLB Hát Xoan và dân ca Phú Thọ; tổ chức các lớp truyền dạy Hát Xoan cho học viên là các hạt nhân văn nghệ của CLB Hát Xoan và dân ca trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức lớp tập huấn Hát Xoan cho hàng trăm học viên là giáo viên dạy nhạc trong các trường  tiểu học trên địa bàn tỉnh. Bảo tàng Hùng Vương tổ chức 7 đợt trưng bày "Hội Báo Xuân Bính Thân", ảnh "Mùa xuân Tây Bắc", Hát Xoan Phú Thọ, Tín ngưỡng Thờ cúng Hùng Vương, "Ảnh đẹp Tây Bắc", cổ vật Đất Tổ... phục vụ trên 18.000 lượt khách tham quan. Dự án đầu tư xây dựng Miếu Lãi Lèn giai đoạn II đang đẩy nhanh thi công các gói thầu để cơ bản hoàn thành trước ngày 15-3-2017.


Thời gian tới để tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy giá trị DSVH, tỉnh xác định cần tập trung thực hiện tốt các giải pháp như: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật nhằm giúp cộng đồng nâng cao nhận thức về luật pháp gắn với hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị DSVH. Tăng cường nguồn lực cho phát triển văn hóa, xây dựng, bổ sung và hoàn thiện các thiết chế văn hóa. Xây dựng hương ước, quy ước xây dựng làng văn hoá, gia đình văn hoá nhằm gìn giữ phát huy truyền thống dân tộc, phong tục, tập quán tốt đẹp của mỗi làng quê. Chú trọng chính sách đầu tư, sử dụng di sản, phát triển kinh tế, du lịch, văn hóa theo hướng bền vững; hài hòa giữa bảo tồn và khai thác, để di sản mang lại lợi ích tinh thần và vật chất cho xã hội. Xây dựng các chương trình hoạt động một cách khoa học, sáng tạo, thiết thực và sinh động, làm cho mỗi người dân Phú Thọ đều có ý thức là chủ thể của di sản - bảo vệ di sản, di sản phải được cộng đồng sáng tạo, bảo vệ và khai thác, phát huy giá trị với nhận thức đầy đủ về ý nghĩa của di sản, trách nhiệm của mỗi người. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, nhận diện DSVH; xác định việc trao truyền di sản từ thế hệ này đến thế hệ khác là nhiệm vụ sống còn để bảo vệ di sản, có chính sách ưu đãi đối với nghề nhân nắm giữ bí quyết, kỹ năng nghệ nghiệp và có công bảo vệ, phát huy giá trị DSVH phi vật thể. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo tồn DSVH; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, đặc biệt là thế hệ trẻ, nhằm hình thành nguồn nhân lực con người đủ mạnh để vượt qua thách thức, đón nhận thời cơ mới. Tăng cường công tác phối hợp với các bộ, ban, ngành Trung ương, các tỉnh bạn, các tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp để tăng các nguồn lực đầu tư tu bổ, phục hồi các công trình, các thiết chế văn hóa trong việc gìn giữ và bảo tồn các DSVH.

Lượt xem: 876



BÀI VIẾT KHÁC
Khai mạc lớp tập huấn nghiệp vụ Thông tin và Truyền thông cơ sở năm 2018
Khai mạc lớp tập huấn nghiệp vụ Thông tin và Truyền thông cơ sở năm 2018

Ngày 2/10, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức khai mạc lớp tập huấn nghiệp vụ Thông tin và Truyền thông cơ sở năm 2018 cho hơn 240 học viên là lãnh đạo, cán bộ phòng Văn hóa - Thông tin, Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện và cán bộ Đài truyền thanh cấp xã trên địa bàn tỉnh.

Ngày 04/10/2018
Tập huấn nâng cao kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế năm 2018
Tập huấn nâng cao kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế năm 2018

Ngày 3-10, Ban Hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh phối hợp với Trung tâm tư vấn, đào tạo Công nghiệp - Thương mại thuộc Viện nghiên cứu chiến lược chính sách, Bộ Công thương tổ chức hội nghị tập huấn, tuyên truyền nâng cao kiến thức năng lực về hội nhập kinh tế quốc tế năm 2018 cho lãnh đạo các xã, phường, thị trấn; cán bộ Hội Phụ nữ, Hội Nông dân và một số doanh nghiệp trên địa bàn.

Ngày 04/10/2018
Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; làm cho văn hóa thật sự là động lực, nền tảng tinh thần của xã hội
Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; làm cho văn hóa thật sự là động lực, nền tảng tinh thần của xã hội

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2000 - 2018 được tổ chức ngày 21/9, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh trong thời gian tới, phải xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; làm cho văn hóa thật sự là động lực, nền tảng tinh thần của xã hội.

Ngày 25/09/2018
Tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ - hướng phát triển bền vững nông sản Việt
Tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ - hướng phát triển bền vững nông sản Việt

Thực phẩm hữu cơ, an toàn đối với sức khỏe con người đã và đang thu hút sự quan tâm lớn của cộng đồng, cùng với đó, việc ban hành tiêu chuẩn phù hợp với điều kiện sản xuất sản phẩm nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam được coi là nỗ lực rất lớn của cơ quan quản lý nhằm giúp các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện sản xuất, tiếp cận thị trường nông nghiệp hữu cơ trong và ngoài nước.

Ngày 24/09/2018
Khơi dậy tiềm năng đổi mới, sáng tạo của doanh nghiệp và người dân
Khơi dậy tiềm năng đổi mới, sáng tạo của doanh nghiệp và người dân

VietNamNet trân trọng giới thiệu bài viết của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Hội nghị WEF ASEAN 2018 - Chung tay xây dựng Cộng đồng ASEAN trong thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Ngày 19/09/2018
Trung thu 2018: Người tiêu dùng ngày càng thích đồ chơi trẻ em hợp chuẩn
Trung thu 2018: Người tiêu dùng ngày càng thích đồ chơi trẻ em hợp chuẩn

Khác với những dịp Tết trung thu trước đây, người tiêu dùng hiện đã có nhận thức rõ ràng hơn về việc lựa chọn những mặt hàng đồ chơi trẻ em đạt chuẩn cho con trẻ.

Ngày 17/09/2018
Lịch tiếp công dân Chung tay cải cách thủ tục hành chính Cuộc thi tìm hiểu Cải cách Hành chính 2024 Cuộc thi trực tuyến toàn quốc Phổ biến giáo dục pháp luật Điều tra nghiên cứu khoa học 2024 Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành Thông tin KHCN

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

0

PAKN từ chối xử lý

0