Theo thông tin từ Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Phú Thọ, giai đoạn 2020 – 2024 đã có 123 nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh được phê duyệt thực hiện với tổng kinh phí gần 155 tỷ đồng, trong đó Ngân sách Nhà nước hơn 87 tỷ đồng, kinh phí xã hội hóa (đối ứng của các cơ quan chủ trì, doanh nghiệp, người dân) hơn 67 tỷ đồng.
Vận hành máy chưng cất tinh chất chè tại Viện KHKT nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc
Các nhiệm vụ chủ yếu thuộc 4 Chương trình phát triển KH&CN: Chương trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (75 nhiệm vụ), Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH&CN và sản xuất và đời sống (16 nhiệm vụ), Chương trình phát triển tài sản trí tueeuj (26 nhiệm vụ) và Kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp, HTX nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa (6 nhiệm vụ).
Các nhiệm vụ được phê duyệt triển khai thực hiện đều mang tính ứng dụng cao, tập trung cho các nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp, y tế, văn hóa, giáo dục như: Công nghệ nhà lưới, nhà màng, công nghệ vi sinh, sản xuất nông nghiệp hữu cơ, công nghệ nuôi cá sông trong ao, công nghệ sinh sản nhân tạo trong sản xuất vật nuôi thủy sản, về giống nông nghiệp (Giống lúa lai thơm 6, lúa chất lượng cao DH12, chè hương Bắc Sơn, TRI 5.0, Kim Tuyên, LCT1, chè Shan tuyết, tảo xoắn, cá tầm, vải PH40...).
Theo baophutho.vn
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Bùi Thế Duy cho biết, “về mặt công nghệ, chúng ta có thể đi sau thế giới rất nhiều, nhưng các tổ chức quốc tế đều ghi nhận chúng ta tiên phong về quản trị trí tuệ nhân tạo (AI)”.
Ngày 10/12/2024 tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức phiên họp đánh giá nền tảng Hệ thống quản lý nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia (STM) với các Sở KH&CN. Phiên họp được diễn ra dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Vướng mắc cơ chế tài chính trong việc sử dụng là nguyên nhân khiến quỹ phát triển khoa học công nghệ của DN tồn đọng hàng nghìn tỷ đồng. Do vậy, cần thiết phải gỡ điểm nghẽn để DN không ngại chi, sợ chi khoản quỹ này.
Trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cần tăng cường nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) mang tính đặc thù, giải pháp đột phá, vượt trội để kịp thời giải quyết các vấn đề cấp bách, trọng điểm của quốc gia.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Lê Xuân Định cho biết, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực KH,CN&ĐMST, với Chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) toàn cầu liên tục tăng. Tuy nhiên, để cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thực sự lan tỏa và tạo ra bước ngoặt, cần có những đột phá mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt trong lĩnh vực KH&CN, với các chính sách và giải pháp đột phá tập trung vào ba lĩnh vực trọng yếu: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và vật liệu mới.
Ở cấp độ một quốc gia hay một địa phương, vùng lãnh thổ, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được xem là cơng cụ quản lý then chốt trong quá trình thực hiẹ̛n chính sách cơng, nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và quản lý các thành tựu phát triển. Chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là mợt cơng cụ quản lý và điều hành vĩ mơ nền kinh tế quốc da̛n cũng như một địa phương, vùng lãnh thổ.