Nắm bắt xu thế chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, Hội Nông dân tỉnh đã tích cực hỗ trợ hội viên đưa các sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử (TMĐT) PostMart.vn và các kênh bán hàng trực tuyến trên mạng xã hội. Qua đó, giúp nâng cao giá trị sản xuất, mở rộng kênh tiêu thụ bền vững cho sản phẩm, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn.
HTX Nông nghiệp Toàn Thắng là một trong những mô hình sản xuất rau, củ, quả theo hướng hữu cơ tại xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê đã lên sàn TMĐT.
Mở rộng cơ hội bán hàng
Lâu nay, câu chuyện “được mùa mất giá” hay bài toán “giải cứu” nông sản vẫn luôn là vấn đề trong sản xuất nông nghiệp và đối tượng chịu tác động lớn nhất vẫn là người nông dân. Trong ba năm ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 và biến động của thị trường đã khiến cho việc tiêu thụ các mặt hàng nông sản thực phẩm gặp nhiều khó khăn. Những thách thức đó lại là động lực thay đổi tư duy, cách làm của nông dân, giờ đây họ không còn phụ thuộc vào một kênh bán hàng truyền thống như trước đây mà đã biết tận dụng lợi thế của mạng xã hội và sàn thương mại điện tử để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, mở thêm kênh phân phối, từ đó giúp tiêu thụ hàng hóa hiệu quả hơn.
Chị Bùi Thị Thanh Hoa- Giám đốc HTX nông nghiệp Toàn Thắng chuyên kinh doanh các mặt hàng rau củ quả ở xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê cho biết: “Với diện tích liên kết xấp xỉ 10ha, mỗi năm, HTX tiêu thụ ra thị trường khoảng 50 tấn rau các loại. Trước đây, nếu chỉ bán cho thương lái thì giá cả không ổn định và hay bị ép giá thì giờ đây HTX chia sẻ hình ảnh lên các tài khoản MXH và sàn TMĐT PostMart. Nhờ đó, chúng tôi kết nối được nhiều khách hàng ở tỉnh ngoài đăng ký mua số lượng lớn”. Theo chị Hoa, bán hàng trực tuyến là kênh tiêu thụ lớn, kết nối được đông khách hàng và có nhiều tiềm năng để phát triển, không chỉ giúp cho chị Hoa mà còn nhiều hội viên nông dân ở địa phương mở rộng thị trường ra ngoài tỉnh. Thời gian tới, HTX sẽ tổ chức sản xuất quy trình khép kín theo hướng hữu cơ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để việc bán hàng trên sàn TMĐT được thuận lợi hơn.
Trong năm 2022, toàn huyện Cẩm Khê đã có trên 14.000 lượt hội viên nông dân được hỗ trợ đăng ký sản phẩm lên sàn TMĐT tương ứng với 100 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP và đảm bảo VSATTP được giao dịch trên sàn. Điển hình là hội viên nông dân các xã: Tuy Lộc, Văn Khúc, Tạ Xá, Đồng Lương, Hùng Việt. Hiệu quả kinh tế bước đầu đã giúp hội viên nông dân tiếp cận thị trường mới, được giới thiệu, quảng bá sản phẩm và có nhiều mặt hàng được khách hàng gần xa ưa chuộng như: Chè Đá Hen Đồng Lương, Tôm càng xanh Văn Khúc, Trà diếp cá Tạ Xá, rau sắn chua Thụy Liễu... Đồng chí Trần Ngọc Đương - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Cẩm Khê cho biết: “Các cấp hội trong huyện sẽ tiếp tục tuyên truyền về sàn TMĐT để cán bộ, hội viên nông dân tiếp tục đăng ký, khai thác hiệu quả, đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn TMĐT. Đồng thời, tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật để hội viên giao dịch thành thạo trên điện thoại thông minh và các nền tảng công nghệ khác”.
Năm 2022, toàn tỉnh đã có trên 76.000 lượt nông dân tham gia đăng ký sản phẩm trên sàn TMĐT tương ứng với 300 mặt hàng được bày bán và tạo ra giá trị thương mại.
Người dân dễ dàng mua sắm các sản phẩm nông sản của tỉnh Phú Thọ trên sàn TMĐT PostMart.vn.
Xu hướng tất yếu
Mặc dù bước đầu thực hiện còn nhiều khó khăn do tâm lý quen mua bán truyền thống của cả người bán và người mua, đặc biệt ở vùng nông thôn nhưng trong tương lai “chợ internet” sẽ có xu hướng phát triển, kéo theo phương thức mua bán cũng sẽ thay đổi. Với mục tiêu giúp cho nông dân tiêu thụ được nhiều hàng hóa trên môi trường số, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam đã sáng lập và phát triển sàn TMĐT PostMart.vn. Đây là sàn TMĐT thuần Việt đang từng bước khẳng định sự phù hợp với đặc thù nông dân, nông nghiệp và nông thôn nước ta nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng. Với lợi thế nhân viên bưu điện cùng mạng lưới bưu chính trải rộng đến các xã, phường nên rất dễ nắm bắt thông tin của các hộ sản xuất nông nghiệp, từ đó, nhân viên bưu điện phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để xác định nhu cầu, lập danh sách, lựa chọn mặt hàng đặc trưng, chất lượng cao của từng hộ sản xuất để đăng lên sàn TMĐT PostMart.vn. Nhược điểm chính của PostMart.vn là sàn TMĐT mới, nên người tiêu dùng chưa thân thuộc. Bà Nguyễn Thị Phương - Phó Giám đốc Bưu điện tỉnh cho biết: “Chúng tôi đang tiếp tục quảng bá để có thêm nhiều nông dân và người tiêu dùng biết đến sàn TMĐT. Nhân viên bưu điện cũng sẽ đồng hành cùng bà con nông dân từ việc tư vấn, hướng dẫn hộ gia đình đăng ký tài khoản, lập gian hàng, đăng bán sản phẩm cùng quy trình vận chuyển, thanh toán. Khi hộ nông dân có đơn hàng trên sàn TMĐT, nhân viên chúng tôi sẽ hỗ trợ đóng gói, tư vấn cách bảo quản”.
Trước mắt, Hội Nông dân tỉnh sẽ ưu tiên các mặt hàng nông sản đạt chứng nhận OCOP để đăng bán trên sàn TMĐT. Điều này vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với người nông dân trong việc thay đổi phương thức canh tác từ truyền thống sang hiện đại để đảm bảo quy chuẩn về mẫu mã, chất lượng và đầu ra của sản phẩm.
Đồng chí Phùng Thị Hồng Chuyên - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết: “Sàn TMĐT đã và đang mang đến nhiều lợi ích cho người nông dân như: Tiết kiệm chi phí, cung cấp công cụ dự báo nhu cầu người tiêu dùng, thông tin thời tiết mùa vụ... Đây sẽ là kênh phân phối mới, hiện đại, bền vững cho nông dân và nông sản thực phẩm địa phương giúp tạo ra không gian mở, định vị đúng giá trị thương hiệu và nâng cao giá trị sản phẩm. Thời gian tới, Hội Nông dân tỉnh sẽ phối hợp với Bưu điện tỉnh là đầu mối cung cấp dịch vụ mở thêm các lớp tập huấn về công nghệ thông tin cho hội viên, đặc biệt là người lớn tuổi. Đồng thời, tuyên truyền, khuyến khích hội viên nông dân sản xuất theo hướng hữu cơ, đảm bảo ATVSTP để đủ điều kiện đăng bán trên sàn TMĐT”.
Tăng cường mua bán, trao đổi hàng hóa trên sàn TMĐT không chỉ giúp nông dân tiếp cận thói quen tiêu dùng mới mà còn góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân.
Theo baophutho.vn
Việc phục tráng để mở rộng sản xuất các giống lúa chất lượng không những đáp ứng nhu cầu gạo chất lượng cao mà còn góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho các dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam. TS. Vũ Linh Chi và các cộng sự tại Trung tâm Tài nguyên Thực vật đã thực hiện Đề tài "Khai thác phát triển các nguồn gen lúa nếp địa phương chất lượng cao phục vụ sản xuất hàng hóa tại miền núi phía Bắc".
Nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, TS. Nguyễn Hải Đăng và nhóm nghiên cứu Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam - Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện Đề tài: “Giải pháp phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong thanh niên nông thôn hiện nay”.
Chiều 9/10/2024, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cao Bằng, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) nhanh và bền vững”.
Trong khuôn khổ sự kiện Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024, chiều 01/10/2024, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội nghị về hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo (ĐMST) địa phương năm 2024. Hội nghị nhằm thúc đẩy, tăng cường hiệu quả triển khai các hoạt động kết nối chuyển giao công nghệ và ĐMST ở các địa phương, nâng cao đóng góp của KH&CN vào phát triển kinh tế - xã hội.
Nhằm đưa ra được các giải pháp giảm phát thải khí thải nhà kính, tăng trưởng xanh, tiến tới kinh tế cac-bon thấp và khuyến khích sử dụng năng lượng hiệu quả, PGS.TS. Nguyễn Minh Đức và nhóm nghiên cứu Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã thực hiện Đề án: “Xây dựng giải pháp tổ chức, quản lý, khai thác vận tải biển theo hướng tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải phù hợp với quy định của Phụ lục VI, Công ước MARPO” (Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra).
S. Lại Hồng Thanh cùng nhóm nghiên cứu tại Viện khoa học Trái đất và Môi trường thực hiện Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình khai thác một số khoáng sản chủ yếu đảm bảo sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu”.