Đến năm 2025, ngành công nghiệp môi trường trở thành một ngành kinh tế có đóng góp quan trọng trong nền kinh tế, cơ bản đáp ứng nhu cầu về bảo vệ môi trường trong nước; từng bước tiến tới xuất khẩu các công nghệ, thiết bị, dịch vụ và sản phẩm bảo vệ môi trường có lợi thế cạnh tranh.
Ảnh minh họa |
Đó là mục tiêu của Đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2025 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đề án phấn đấu phát triển các công nghệ xử lý, tái chế chất thải, phân tích, quan trắc, giám sát và kiểm soát ô nhiễm môi trường; công nghệ sử dụng bền vững tài nguyên và phục hồi môi trường phù hợp với điều kiện của Việt Nam và xu hướng của thế giới; đẩy mạnh ứng dụng và thương mại hóa các kết quả nghiên cứu, phát triển công nghệ.
Đồng thời, phát triển sản xuất thiết bị và sản phẩm đáp ứng cơ bản nhu cầu bảo vệ môi trường trong nước, từng bước tiến tới xuất khẩu các sản phẩm có lợi thế và năng lực cạnh tranh; năng lực sản xuất trong nước đáp ứng khoảng 70 - 80% nhu cầu thiết bị xử lý nước cấp và nước thải, 60 - 70% nhu cầu thiết bị xử lý và tái chế chất thải rắn, 70 - 80% nhu cầu thiết bị xử lý khí thải, khoảng 50 - 60% nhu cầu thiết bị thu gom, vận chuyển và phân loại chất thải, 40 - 50% nhu cầu thiết bị quan trắc môi trường; 60 - 70% nhu cầu sản phẩm bảo vệ môi trường; 40 - 50% thiết bị sản xuất năng lượng tái tạo; 60 - 70% thiết bị và công nghệ tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng hiệu quả; 20 - 30% thiết bị, phương tiện sử dụng năng lượng tái tạo; xuất khẩu được 20 - 30% các sản phẩm của ngành công nghiệp môi trường.
Phát triển dịch vụ môi trường cơ bản đáp ứng nhu cầu của xã hội về xử lý nước thải, chất thải rắn đô thị, công nghiệp, chất thải nguy hại; phục hồi môi trường các khu vực bị ô nhiễm và nhu cầu phân tích, quan trắc môi trường và các dịch vụ tư vấn về môi trường, sử dụng bền vững tài nguyên, năng lượng.
Một trong những giải pháp để phát triển ngành công nghiệp môi trường mà Đề án hướng tới là xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực công nghiệp môi trường, các bộ đơn giá dịch vụ môi trường, suất đầu tư theo công nghệ trong xử lý môi trường; phát triển công nghệ bảo vệ môi trường, sử dụng bền vững tài nguyên và phục hồi môi trường; phát triển sản xuất, chế tạo, cung cấp các thiết bị, phương tiện, dụng cụ, sản phẩm bảo vệ môi trường; phát triển thị trường và thu hút đầu tư phát triển ngành công nghiệp môi trường...
baophutho.vnChủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Trưởng các Ban của HĐND các tỉnh, thành phố sau hợp nhất, sáp nhập, trong đó có tỉnh Phú Thọ.
baophutho.vnSáng 29/6, 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hoà Bình tổ chức tổng duyệt chương trình Lễ công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện, thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Phú Thọ mới và 148 xã, phường mới.
baophutho.vnNgày 25/6, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đã gặp mặt, chia tay các đồng chí chuyển công tác và thôi tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.
Ngày 24/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký các quyết định chỉ định nhân sự giữ chức vụ Chủ tịch UBND các tỉnh, thành mới sau sáp nhập.
baophutho.vnNgày 24/6, dưới sự chủ trì của đồng chí Bùi Minh Châu - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã họp, nghe và cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng.
baophutho.vnThực hiện Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Chủ tịch UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành, thị thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Liên kết trang
0
2
0