baophutho.vn.Thực hiện Nghị quyết số 20 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể (KTTT) trong giai đoạn mới, tỉnh Phú Thọ triển khai các cơ chế, chính sách để hỗ trợ sự phát triển KTTT; quan tâm tháo gỡ khó khăn, khơi dậy nội lực để các mô hình KTTT, HTX phát triển hiệu quả, góp phần cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng đời sống của người dân, ổn định an sinh xã hội.
Khách hàng tham quan, mua sản phẩm của HTX Dịch vụ thương mại Âu Cơ, xã Hiền Lương tại Hội chợ thương mại và sản phẩm OCOP Phú Thọ năm 2025.
Nắm bắt cơ hội phát triển
Tỉnh Phú Thọ mới được hợp nhất từ 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, mở ra nhiều cơ hội, tiềm năng thế mạnh và giá trị văn hóa tốt đẹp của 3 vùng đất, tạo động lực mới phát triển kinh tế cho toàn vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Trong đó, khu vực KTTT, HTX, việc huy động nguồn lực và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị với các cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi phát triển các sản phẩm có thương hiệu, bản sắc văn hóa, có năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế.
Từ ngày 1/7/2024, Luật HTX năm 2023 chính thức có hiệu lực, tạo hành lang pháp lý thuận lợi, thông thoáng cho các tổ chức KTTT phát triển. So với Luật HTX năm 2012, Luật HTX năm 2023 có nhiều điểm mới, làm rõ hơn bản chất, vai trò của HTX trong hỗ trợ, phát triển thành viên, bảo đảm và phát huy đặc trưng, nguyên tắc cơ bản của HTX, thu hút nhiều thành phần, đối tượng tham gia. Luật thể chế hóa đầy đủ 8 nhóm chính sách: Phát triển nguồn nhân lực, đất đai, tín dụng, khoa học - công nghệ, hỗ trợ về thông tin kinh tế, kỹ năng tiếp thị và nghiên cứu thị trường; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, bảo hiểm xã hội tại Nghị quyết số 20 BCH Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả KTTT trong giai đoạn mới.
Đối với lĩnh vực nông nghiệp, toàn tỉnh có 1.120 HTX hoạt động ở các lĩnh vực: Chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản, chế biến thức ăn, sơ chế nông - lâm sản... Ngoài tạo điều kiện về cơ chế, chính sách, hỗ trợ phát triển, tăng thêm nguồn thu ngân sách cho địa phương, các thành viên HTX còn có cơ hội được học tập phương thức sản xuất hiện đại, bền vững, an toàn; chuyển đổi số... Nhờ đó, nhiều HTX đã chủ động xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, mở rộng cung ứng nhiều dịch vụ, đa dạng hóa ngành nghề, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, tổ chức dịch vụ từ đầu vào đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm, đồng thời triển khai liên kết sản xuất giữa các HTX, hộ nông dân, doanh nghiệp.
HTX Nông lâm Tất Thắng, xã Cự Đồng đã thành lập và tổ chức chăn nuôi dê theo quy trình kỹ thuật tiên tiến, tạo ra sự kết nối chặt chẽ giữa các thành viên trong liên kết nuôi dê thương phẩm, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, cung cấp sản phẩm sạch ra thị trường. Bà Đinh Thị Thạo, Giám đốc HTX chia sẻ: "Với sản lượng cung cấp thị trường trên 80 nghìn tấn mỗi năm, các sản phẩm chế biến: Giò dê, thịt chua Tuấn Thạo của HTX đã được công nhận tiêu chuẩn OCOP 3 sao tiêu thụ trong các gian trưng bày sản phẩm OCOP của tỉnh và trên các sàn giao dịch thương mại điện tử. Nhờ các chính sách hỗ trợ, việc đa dạng kênh phân phối không chỉ tối ưu hóa giá trị sản phẩm mà còn giúp HTX đa dạng hóa nguồn thu, giảm thiểu rủi ro và đảm bảo sự phát triển bền vững".
Điểm nổi bật so với những năm trước đây, nhiều HTX tích cực tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có trên 120 chủ thể HTX nông nghiệp có sản phẩm đạt chứng nhận OCOP từ 3 sao trở lên với các nhóm sản phẩm đặc thù, thế mạnh của tỉnh; giá trị hàng hóa từ các sản phẩm OCOP tăng lên từ 15 - 20%. Tiêu biểu như: Cam Cao Phong, bưởi đỏ Tân Lạc, mỳ gạo Hùng Lô, chè Đá Hen, gạo nếp Gà gáy, chè Long Cốc, thanh long ruột đỏ Lập Thạch, nấm sò Tam Đảo, gạo ngon Phú Xuân; sản phẩm chế biến từ măng nứa, măng bát độ; nhóm dược liệu như: Tinh bột nghệ; trà canh đào mật ong; trà thảo mộc...
Không chỉ trong lĩnh vực nông nghiệp, các HTX hoạt động lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; xây dựng; tín dụng; thương mại- dịch vụ; giao thông vận tải và các lĩnh vực khác... tiếp tục hoạt động ổn định, đáp ứng tốt nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng của các thành viên và đời sống Nhân dân tại các địa phương.
Đổi mới, phát triển KTTT bền vững
Nhờ chủ trương, chính sách đúng đắn cùng sự chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua, KTTT đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Nhiều mô hình KTTT, HTX hoạt động hiệu quả xuất hiện và nhân rộng đã mang lại nhiều lợi ích cho các thành viên, người lao động, đóng góp không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế- xã hội, hiện thực hóa chủ trương xóa đói, giảm nghèo; góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế nhất là kinh tế nông nghiệp hướng đến kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, bảo đảm sự phát triển bền vững. Tính đến cuối tháng 6, toàn tỉnh có trên 700 tổ hợp tác, trên 1.670 HTX đang hoạt động. Riêng đối với HTX, thu hút trên 165nghìn thành viên; doanh thu bình quân 1 HTX đạt gần 1,5tỷ đồng/năm; lãi bình quân của 1 HTX đạt gần 170 triệu đồng/năm; thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong HTX đạt gần 70 triệu đồng/năm.
Năm 2025- năm đầu tiên triển khai thi hành đồng thời các quy định của pháp luật, các chính sách hỗ trợ phát triển KTTT, HTX sau sắp xếp tổ chức bộ máy Nhà nước, đơn vị hành chính với kỳ vọng sẽ tạo ra bước phát triển mới mang tính đột phá. Tuy nhiên, khó khăn, thách thức đối với khu vực KTTT, HTX còn rất lớn, nhất là do tác động của kinh tế thế giới nên một số HTX còn gặp khó khăn về: Quy mô nhỏ; vốn; hoạt động sản xuất, kinh doanh; năng lực cạnh tranh; chất lượng nguồn nhân lực... Do đó lợi ích đem lại cho các thành viên còn thấp, có sự chênh lệch đáng kể về tốc độ phát triển của các HTX giữa các địa phương, vùng miền, trong các lĩnh vực khác nhau. Các hoạt động liên doanh, liên kết giữa các HTX với nhau hay giữa HTX với các tổ chức kinh tế khác còn nhiều hạn chế...
Vì vậy, để tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho khu vực KTTT, HTX ổn định sản xuất kinh doanh, phục hồi trong bối cảnh hiện nay, trước hết, các ngành chức năng đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến để thống nhất, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân nhất là những người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của KTTT; tiến hành rà soát, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi khuyến khích, hỗ trợ KTTT mà nòng cốt là HTX phát triển mạnh mẽ, trong đó cần đặc biệt chú trọng hoàn thiện các chính sách, pháp luật liên quan trực tiếp đến hiệu quả của KTTT như chính sách: Phát triển nguồn nhân lực, đất đai, tài chính, tín dụng, bảo hiểm xã hội, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, khoa học- công nghệ...; Luật HTX năm 2023.
Tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai, cụ thể hoá Nghị quyết số 20của BCH Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT trong giai đoạn mới; tập trung nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với KTTT; tăng cường, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển KTTT, HTX các cấp; kiện toàn và phát huy vai trò chỉ đạo phù hợp sau sáp nhập tinh gọn tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị đảm bảo hoạt động thông suốt, thống nhất, đồng bộ trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ phát triển KTTT, HTX, đặc biệt trong việc hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn trong triển khai cơ chế, chính sách, nhiệm vụ về phát triển KTTT, HTX. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội và Liên minh HTX tỉnh đối với phát triển KTTT.
Thanh Nga
baophutho.vn.Ngày 15/7, Tiểu ban Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đã tổ chức họp nghe và cho ý kiến vào dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh trình Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững, đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới (NTM) sau sáp nhập, xã Cự Đồng mới (được thành lập trên cơ sở sáp nhập của ba xã: Tất Thắng, Thắng Sơn và Cự Đồng) đã tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp, từng bước tìm hướng đi phù hợp trong phát triển kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho người dân.
PhuthoPortal - Với nỗ lực lớn, quyết tâm cao đưa tỉnh Phú Thọ đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2 con số trong năm 2025 và giai đoạn tiếp theo, ngay sau hợp nhất, các địa phương trên địa bàn tỉnh không chỉ bắt tay mà đã chuyển động, tăng tốc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho Nhân dân.
baophutho.vnKinh tế tuần hoàn là một trong những hướng đi quan trọng nhằm phát triển bền vững, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, mô hình này đã từng bước được lồng ghép vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, cũng như các chương trình, đề án cụ thể của tỉnh, tạo nền tảng cho một chu trình sản xuất, tiêu dùng xanh, tuần hoàn và bền vững hơn.
3 mạch nguồn Vĩnh Phúc, Hòa Bình và Phú Thọ hòa chung một dòng chảy, tạo nên một vùng đất đầy tiềm năng, khu vực kinh tế năng động, giàu triển vọng hàng đầu khu vực phía Bắc. Cùng kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn trong xúc tiến đầu tư của Vĩnh Phúc, tỉnh Phú Thọ mới mở ra những cơ hội vàng cho nhà đầu tư, nhất là các dự án công nghệ cao (CNC) đến xây tổ và cất cánh bay xa.
baophutho.vnChủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Trưởng các Ban của HĐND các tỉnh, thành phố sau hợp nhất, sáp nhập, trong đó có tỉnh Phú Thọ.
Liên kết trang
0
2
0