Ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Ba, 22/10/2013
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Động lực quan trọng phát triển kinh tế - xã hội


Động lực quan trọng phát triển kinh tế - xã hội

PTO- Năm 2009, được sự đồng ý và chỉ đạo của Bộ KH&CN cùng với những nỗ lực của các địa phương, Sở KH&CN các tỉnh trung du miền núi phía Bắc đã tổ chức ký kết hợp tác KH&CN lần đầu tiên tại Yên Bái với mục đích thông qua việc tổ chức hoạt động hợp tác để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, thắt chặt mối quan hệ và tìm kiếm giải pháp tăng cường hiệu lực quản lý, hiệu quả hoạt động của các tỉnh trong khu vực. Hội nghị giao ban thường niên hàng năm được tổ chức đánh giá các kết quả đạt được đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm giúp tổ chức hoạt động KH&CN của các tỉnh ngày càng tốt hơn và thực sự là động lực cho sự phát triển KT-XH của khu vực. Kết quả hợp tác KH&CN trong năm qua của các tỉnh trong vùng đã đạt được kết quả khả quan trên nhiều mặt. Cụ thể:

 Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân và Chủ tịch UBND tỉnh Chu Ngọc Anh ký kết chương trình phối hợp hoạt động giữa Bộ KH&CN với UBND tỉnh.
Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân và Chủ tịch UBND tỉnh Chu Ngọc Anh ký kết chương trình phối hợp hoạt động giữa Bộ KH&CN với UBND tỉnh.


Trong công tác tham mưu, năm 2013, ngành KH&CN các tỉnh đã chủ động tham mưu để ban hành các văn bản như kế hoạch hành động của Tỉnh ủy, của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) và Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW về Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Công tác Quản lý Nhà nước về KH&CN có nhiều đổi mới. Trong năm các tỉnh tham gia hoạt động ký kết đã tham mưu thực hiện 320 đề tài/dự án cấp Nhà nước và cấp tỉnh. Ngoài ra các tỉnh đã quan tâm hỗ trợ kinh phí cho thực hiện các nhiệm vụ cấp cơ sở. Nhiệm vụ KH&CN của các địa phương đều được xác định trên cơ sở bám sát vào Nghị quyết của tỉnh Đảng bộ và chiến lược, đề án phát triển KH&CN của tỉnh. Hệ thống doanh nghiệp KH&CN đang dần được hình thành, điển hình như Phú Thọ đã hình thành được 2 doanh nghiệp KH&CN, tỉnh Yên Bái thành lập được 1 doanh nghiệp KH&CN, bước đầu các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, hàm lượng KH&CN tạo ra trong các sản phẩm được nâng cao. Các tỉnh còn lại đang có những nỗ lực trong việc ươm tạo và thành lập doanh nghiệp KH&CN.

Các tỉnh trong khu vực đã quan tâm đến chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ nhằm tăng cường năng lực sản xuất và sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp. Một số tỉnh trong khu vực đã có chính sách cụ thể để hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên của tỉnh, điển hình như tỉnh Phú Thọ trong 9 tháng đầu năm đã phê duyệt hỗ trợ kinh phí cho 5 doanh nghiệp, dự kiến cả năm hỗ trợ dự án đổi mới công nghệ cho 10 doanh nghiệp với kinh phí hỗ trợ 4 tỷ đồng; tỉnh Yên Bái hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ và xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho các doanh nghiệp năm 2013 với kinh phí hỗ trợ khoảng 1 tỷ đồng; tỉnh Lai Châu hỗ trợ đổi mới công nghệ cho 01 doanh nghiệp với kinh phí hỗ trợ là 300 triệu đồng. Đây là động lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tích cực đổi mới công nghệ, đưa công nghệ mới vào sản xuất.

Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, các tỉnh đã tổ chức tư vấn, hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá và kiểu dáng công nghiệp cho các sản phẩm của địa phương. Năm 2013 số nhãn hiệu đã được cấp là 140, số kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ là 22, số đơn vị được xác lập quyền sở hữu trí tuệ là 117, đây chính là cơ sở để các tổ chức cá nhân bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ hợp pháp của mình.

Lĩnh vực an toàn bức xạ hạt nhân cũng đã đạt được những kết quả tích cực, các tỉnh đã quan tâm tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật, hướng dẫn các cơ sở thực hiện nghiêm chỉnh công tác đảm bảo an toàn bức xạ.

Công tác quản lý về Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đã được các tỉnh quan tâm chỉ đạo từ công tác tuyên truyền, kiểm tra pháp luật về đo lường chất lượng hàng hóa tại các cơ sở kinh doanh. Giúp các cơ sở hiểu và chấp hành tốt các quy định của pháp luật về đo lường chất lượng hàng hóa. Nhiều doanh nghiệp đã xây dựng và công bố tiêu chuẩn chất lượng và hợp quy cho các sản phẩm mũ bảo hiểm, bình đun và chứa nước nóng, dây điện mềm… Công tác kiểm định cũng được thực hiện tốt, đáp ứng được yêu cầu của các đơn vị đề nghị kiểm định.

Trong hoạt động hợp tác, sở KH&CN các tỉnh đã chủ động phối hợp với các Học viện, trường Đại học và cao đẳng, các viện, Trung tâm nghiên cứu, các doanh nghiệp khoa học trong và ngoài tỉnh nhằm nghiên cứu, ứng dụng triển khai các thành tựu KH&CN phục vụ phát triển kinh tế xã hội của mỗi tỉnh. Đồng thời các tỉnh đã liên doanh, liên kết và cử cán bộ đi học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ quản lý KH&CN ở một số nước như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo, Ấn Độ,… Qua hoạt động hợp tác làm tăng thêm nhận thức và tiềm lực KH&CN cho các tỉnh trong khu vực. Một số tỉnh tiên phong trong hoạt động ký kết và hợp tác KH&CN như: Phú Thọ ký chương trình hợp tác với Bộ Khoa học và công nghệ, Viện hàn lâm khoa học Việt Nam; ký kết hợp tác khoa học và công nghệ giữa Sở Khoa học và Công nghệ với 9 đơn vị thuộc viện nghiên cứu, các trường đại học và cao đẳng, các trung tâm nghiên cứu đóng trên địa bàn tỉnh. Tham gia nhiệm vụ KH&CN trong Đề án hợp tác quốc tế của Bộ Khoa học và Công nghệ…; tỉnh Hà Giang có các chương trình hợp tác KH&CN với: Viện hàn lâm KHCN Việt Nam,Viện dược liệu, Viện khoa học Lâm nghiệp, Viện KH NLN miền núi phía bắc, Đại học Quốc gia, Đại học Nông nghiệp Hà Nội...

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động hợp tác KH&CN các tỉnh trong khu vực vẫn chưa thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Hoạt động KH&CN chưa gắn kết chặt chẽ, các thành tựu KH&CN đạt được còn nhỏ lẻ, chưa có hệ thống, chưa đáp được yêu cầu của xã hội đặt ra.

Công tác hợp tác giữa các tỉnh còn tồn tại nhiều bất cập trong khi mục đích của hoạt động hợp tác giữa các tỉnh đề ra là chia sẻ kinh nghiệm, tìm kiếm giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý, hiệu quả hoạt động KH&CN nhưng các hoạt động này mới chỉ là bước đầu, chưa đạt được mục đích đề ra. Hoạt động ký kết hợp tác hàng năm chưa đề ra được các chuyên đề cụ thể mang tính định hướng chuyên sâu.

Các tỉnh trong khu vực chưa xây dựng được kế hoạch hợp tác liên vùng về cây trồng, giống vật nuôi…. Mặc dù đã có sự thông qua hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ của các viện nghiên cứu nhưng giữa các tỉnh chưa có sự phối hợp trong công tác quản lý và chuyển giao công nghệ để tạo nên sự liên kết chặt chẽ giữa các tỉnh trong vùng.

Các hoạt động phối hợp, hợp tác trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng, lĩnh vực kiểm định, đo lường; lĩnh vực bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích chưa được chú trọng, các tỉnh chưa có sự phối hợp trong công tác quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ.

Phát huy những thành tựu đạt được và khắc phục hiệu quả những mặt còn hạn chế, Hội nghị hợp tác KH&CN năm 2013 được tổ chức tại Phú Thọ tập trung vào bàn bạc, giải quyết các vấn đề:

Hội nghị thường niên hàng năm cần đề ra các chuyên đề, chủ đề cho hoạt động KH&CN của năm tiếp theo để các tỉnh tham gia ký kết sẽ đặt ra mục tiêu phấn đấu trong năm kế hoạch tiếp theo của từng tỉnh. Đồng thời có đánh giá, tổng  kết rút kinh nghiệp tại hội nghị năm sau.

Các tỉnh cần xây dựng kế hoạch cho việc hợp tác liên vùng nhằm phát huy các thế mạnh đặc thù của các tỉnh tạo nên sự liên kết chặt chẽ trong công tác quản lý và chuyển giao công nghệ giữa các tỉnh trong khu vực.

Công tác kiểm định đo lường cần có sự liên kết hợp tác giữa các tỉnh trong vùng nhằm khai thác tốt các thiết bị kiểm định đã được đầu tư đồng thời nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ kiểm định.

Tăng cường hợp tác, liên kết các tổ chức KH&CN để nâng cao chất lượng trong nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh trong khu vực.

Trong nhiệm vụ Quản lý Nhà nước về KH&CN cần phải có sự phối hợp ở tất cả các lĩnh vực của ngành nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực KH&CN.

Với tinh thần của Hội nghị các tỉnh trung du miền núi phía Bắc lần thứ 5, năm 2013 tổ chức tại Phú Thọ. Ngành KH&CN các tỉnh tập trung triển khai và thực hiện tốt Luật KH&CN sửa đổi của Quốc hội; Tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động của địa phương về thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 31/10/2012 Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Từ đó nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý Nhà nước và các hoạt động KH&CN trong khu vực, để đưa KH&CN thực sự là động lực quan trọng nhất cho phát triển kinh tế - xã hội của khu vực nói riêng và cả nước nói chung.
 

Lượt xem: 151



BÀI VIẾT KHÁC
'Xây dựng chính sách tạo động lực đột phá cho khoa học, công nghệ'
'Xây dựng chính sách tạo động lực đột phá cho khoa học, công nghệ'

Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết trong năm 2025 sẽ tập trung xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách, tạo động lực đột phá cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Ngày 10/01/2025
Công bố kết quả Bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng mức độ Chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước tỉnh Phú Thọ năm 2024
Công bố kết quả Bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng mức độ Chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước tỉnh Phú Thọ năm 2024

PhuthoPortal - Ngày 7/1/2025, Chủ tịch UBND tỉnh ký ban hành Quyết định số 42/QĐ-UBND công bố kết quả Bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng mức độ Chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước tỉnh Phú Thọ năm 2024.

Ngày 09/01/2025
Tổng Bí thư Tô Lâm gửi gắm nhiều kỳ vọng đối với các trí thức, nhà khoa học
Tổng Bí thư Tô Lâm gửi gắm nhiều kỳ vọng đối với các trí thức, nhà khoa học

(Chinhphu.vn) - Tổng Bí thư Tô Lâm bày tỏ mong muốn, các trí thức, nhà khoa học phải là lực lượng nòng cốt để đưa Việt Nam đứng vào nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo; nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử; tối thiểu có 5 doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các cường quốc công nghệ vào năm 2030

Ngày 31/12/2024
Xây dựng cơ sở hạ tầng KH&CN hiện đại: Một nhu cầu cấp bách của Việt Nam
Xây dựng cơ sở hạ tầng KH&CN hiện đại: Một nhu cầu cấp bách của Việt Nam

Gần 25 năm sau khi đề án Xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm được chính phủ phê duyệt vào năm 2000, cho đến nay ngành KH&CN chưa có thêm một đề án đầu tư về cơ sở hạ tầng KH&CN hiện đại ở quy mô quốc gia, trong khi đó là một trong những yếu tố nền tảng để KH&CN Việt Nam có thể tạo ra những đột phá trong tương lai.

Ngày 30/12/2024
Bộ Chính trị chỉ đạo ưu tiên nguồn lực phát triển khoa học công nghệ
Bộ Chính trị chỉ đạo ưu tiên nguồn lực phát triển khoa học công nghệ

Bộ Chính trị chỉ đạo ưu tiên nguồn lực quốc gia cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, đồng thời thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng ban.

Ngày 27/12/2024
Bồi dưỡng kiến thức hội nhập quốc tế trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
Bồi dưỡng kiến thức hội nhập quốc tế trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Sáng ngày 18/12/2024, Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) chính thức khai giảng lớp Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hội nhập quốc tế về KH,CN&ĐMST.

Ngày 20/12/2024
Lịch tiếp công dân Thống kê KHCN Chung tay cải cách thủ tục hành chính Cuộc thi trực tuyến toàn quốc Phổ biến giáo dục pháp luật Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành Thông tin KHCN Điều tra nghiên cứu khoa học 2024

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

1

PAKN từ chối xử lý

0