Ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Ba, 22/04/2014
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Động lực phát triển công nghiệp nông thôn


Phát triển công nghiệp nông thôn (CNNT) là một trong những hướng đi quan trọng nhằm tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói, giảm nghèo và thúc đẩy quá trình CNH, HĐH nông thôn.

Trong 5 năm (từ 2008-2012), giá trị sản xuất CNNT trên địa bàn tỉnh đã có sự chuyển biến đáng kể: Năm 2008 đạt 3.650 tỷ đồng, năm 2012 đạt 4.426 tỷ đồng, giá trị tăng thêm là 776 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2008; số cơ sở sản xuất năm 2008 là 17.068, năm 2012 là 20.735 cơ sở, tăng thêm 3.667 cơ sở. Hoạt động sản xuất CNNT chủ yếu tập trung vào các ngành nghề như chế biến nông sản, thực phẩm; dệt may, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác chế biến khoáng sản; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, hàng xuất khẩu, cơ khí... Nhờ cơ chế và chính sách của Đảng và Nhà nước về khuyến khích phát triển CNNT và ngành nghề nông thôn, nhiều chủ cơ sở sản xuất và hộ cá thể trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn đầu tư hàng tỷ đồng để phát triển sản xuất, qua đó đã góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của địa phương, giải quyết việc làm và thu nhập cho hàng chục ngàn lao động ở địa bàn nông thôn.

Bên cạnh các chủ trương, chính sách để khuyến khích, thu hút đầu tư phát triển CNNT của tỉnh, ngành công thương cũng đã có nhiều hoạt động thiết thực tham gia thúc đẩy phát triển sản xuất CNNT trên địa bàn tỉnh; tập trung thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Trung ương và của tỉnh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Từ nguồn kinh phí khuyến công (giai đoạn 2008-2012) trên 20 tỷ đồng (trong đó, kinh phí khuyến công quốc gia 11,350 tỷ đồng, khuyến công địa phương 8,710 tỷ đồng), ngành đã tập trung hỗ trợ các hoạt động: Đào tạo nghề, xây dựng các mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới, áp dụng công nghệ mới, máy móc thiết bị hiện đại vào sản xuất; hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết cụm CN-TTCN; hỗ trợ tổ chức các hội chợ; hỗ trợ đầu tư mới, đầu tư mở rộng sản xuất, thông tin tuyên truyền; hỗ trợ công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn thực hiện công tác khuyến công... Thực hiện chuyển giao và ứng dụng KHKT vào sản xuất. Từ năm 2010 đến nay, ngành đã hỗ trợ các cơ sở sản xuất CNNT xây dựng 22 mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới, áp dụng công nghệ mới về lĩnh vực chế biến nông lâm sản xuất khẩu, sản xuất VLXD, chế biến khoáng sản, sản xuất sản phẩm cơ khí phục vụ CNNT... với tổng kinh phí hỗ trợ là 2,495 tỷ đồng; hỗ trợ 42 cơ sở CNNT đầu tư mới, đầu tư mở rộng và áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất trong chế biến nông lâm sản, thực phẩm, dệt thổ cẩm... với tổng kinh phí hỗ trợ trên 3 tỷ đồng, trong đó kinh phí địa phương là chủ yếu. Các hoạt động này đã góp phần thu hút và giải quyết việc làm cho gần 5.000 lao động tại các địa phương. Với sự giúp đỡ của ngành công thương, gần 10.000 lao động ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã được tham gia các đào tạo nghề, đặc biệt công tác đào tạo nghề đã được gắn với giải quyết việc làm. Các ngành nghề được tập trung hỗ trợ đào tạo chủ yếu là các nghề sử dụng nhiều lao động như: May công nghiệp, chế biến chè, gỗ, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, đan lát truyền thống; dệt thổ cẩm, thêu ren, sản xuất giày, chế biến đá xây dựng... Ngoài ra, ngành cũng đã tổ chức đào tạo khởi sự doanh nghiệp cho 1.600 lượt người; đào tạo bồi dưỡng về kiến thức quản trị doanh nghiệp cho trên 1.000 lượt người; bồi dưỡng kiến thức nâng cao năng lực quản lý huấn luyện về an toàn vật liệu nổ công nghiệp, nghiệp vụ quản lý an toàn công nghiệp, an toàn điện nông thôn, an toàn hóa chất; bồi dưỡng kiến thức về hội nhập WTO cho gần 2.000 lượt người là các chủ doanh nghiệp, cơ sở CNNT, HTX dịch vụ điện năng và các đối tượng thuộc nhiều thành phần kinh tế khác.

Bên cạnh những chuyển biến trong hoạt động sản xuất CNNT, do nhiều yếu tố tác động nên sản xuất CNNT trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế như: Thu hút đầu tư phát triển CNNT ở mức thấp, hầu hết quy mô cơ sở sản xuất CNNT còn nhỏ, công nghệ lạc hậu, năng suất, chất lượng sản phẩm chưa cao, mẫu mã chưa đa dạng, tính cạnh tranh thấp; nguồn lao động có tay nghề cao còn ít, một số bộ phận lãnh đạo doanh nghiệp và người dân còn tư tưởng trông chờ ỷ lại; việc làm của người lao động chưa ổn định, thu nhập còn thấp; chưa xây dựng được các doanh nghiệp lớn làm đầu mối tổ chức sản xuất, cung cấp; việc liên kết trong cung cấp nguyên liệu, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thiếu chặt chẽ; cơ chế chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển TTCN còn hạn chế...

Để đẩy mạnh phát triển CNNT trên địa bàn, trong thời gian tới, các cấp, ngành cần tích cực triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, cần quan tâm tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về phát triển CNNT. Tập trung phát triển các ngành hàng trọng điểm có thị trường lớn, số lượng nhiều, có thương hiệu như chế biến nông, lâm sản, thực phẩm; sản xuất vật liệu xây dựng mới; hàng thủ công mỹ nghệ, hàng xuất khẩu; cơ khí nhỏ và hàng tiêu dùng. Phát huy những nghề, sản phẩm truyền thống và du nhập nghề mới; tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh quy hoạch cụm CN- TTCN và làng nghề phù hợp với yêu cầu phát triển CNNT; rà soát, xây dựng cơ chế, chính sách, tạo điều kiện để doanh nghiệp, doanh nhân đầu tư vào sản xuất CN-TTCN ở địa bàn nông thôn; khuyến khích mở rộng các cơ sở sản xuất có quy mô lớn, phát triển các sản phẩm thương hiệu, có thị trường tiêu thụ. Hỗ trợ, các cơ sở sản xuất TTCN, làng nghề đổi mới công nghệ và thiết bị, kết hợp công nghệ tiên tiến với cách làm truyền thống, áp dụng các hệ thống quản lý tiêu chuẩn chất lượng tiên tiến; xây dựng thương hiệu và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Mở rộng liên kết hợp tác phát triển TTCN với các tỉnh trong khu vực, trong nước và nước ngoài; đổi mới và nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư nhằm thu hút các dự án quy mô lớn, công nghệ cao, công nghệ sạch vào các cụm CN - TTCN và làng nghề; tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, môi trường, quản lý chất lượng; chuyển công nghiệp nhỏ, công nghiệp sử dụng nhiều lao động về địa bàn nông thôn…

 

Lượt xem: 104



BÀI VIẾT KHÁC
test
test

Test thử chức năng

Ngày 09/11/2018
Việt Nam - Phần Lan đẩy mạnh hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
Việt Nam - Phần Lan đẩy mạnh hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Việc ký kết Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam và Bộ Kinh tế và Việc làm Phần Lan là kết quả nỗ lực chung của cả hai Bên trong việc mở ra một chương mới trong quan hệ hợp tác giữa hai Nước trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, tận dụng thế mạnh và tiềm năng của Việt Nam và Phần Lan để cùng mang lại lợi ích cho các tổ chức KH&CN, doanh nghiệp và người dân hai Nước.

Ngày 18/10/2018
Việt Nam - Áo cam kết mở rộng hợp tác về khoa học và nghiên cứu
Việt Nam - Áo cam kết mở rộng hợp tác về khoa học và nghiên cứu

Bản ghi nhớ hợp tác về khoa học và nghiên cứu giữa Bộ KH&CN Việt Nam và Bộ Giáo dục, Khoa học và Nghiên cứu của Liên bang Áo nhằm cam kết mở rộng hợp tác về KH&CN trong các lĩnh vực hai Bên quan tâm, ngoài các lĩnh vực đã hợp tác thời gian qua như an ninh mạng, nông nghiệp và y tế.

Ngày 16/10/2018
Kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Kiểm tra Đảng và thành lập cơ quan các Ban Xây dựng Đảng, Văn phòng Tỉnh ủy
Kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Kiểm tra Đảng và thành lập cơ quan các Ban Xây dựng Đảng, Văn phòng Tỉnh ủy

Sáng ngày 14 - 10, Tỉnh ủy Phú Thọ long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Kiểm tra Đảng và thành lập cơ quan các ban xây dựng Đảng, Văn phòng Tỉnh ủy.

Ngày 16/10/2018
Việt Nam - Cuba quyết tâm đưa hợp tác KH&CN ngày một phát triển
Việt Nam - Cuba quyết tâm đưa hợp tác KH&CN ngày một phát triển

“Đảng Cộng sản Cuba cũng rất ủng hộ việc tăng cường quan hệ hợp tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Cuba, đặc biệt, trong những vấn đề mà hai nước ưu tiên quan tâm để cùng nhau nghiên cứu, tìm ra giải pháp, nâng cao hiệu quả hợp tác một cách cụ thể hơn”.

Ngày 11/10/2018
Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 15, khóa XVIII: 9/20 chỉ tiêu chủ yếu Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đạt và vượt
Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 15, khóa XVIII: 9/20 chỉ tiêu chủ yếu Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đạt và vượt

Ngày 8-10, dưới sự chủ trì của các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy: Hoàng Dân Mạc - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Minh Châu - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Bùi Văn Quang - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Ban chỉ đạo sơ kết giữa nhiệm kỳ, hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 15 (khóa XVIII) đã thảo luận và cho ý kiến vào các báo cáo kiểm điểm giữa nhiệm kỳ

Ngày 08/10/2018
Lịch tiếp công dân Thống kê KHCN Chung tay cải cách thủ tục hành chính Cuộc thi trực tuyến toàn quốc Phổ biến giáo dục pháp luật Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành Thông tin KHCN Điều tra nghiên cứu khoa học 2024

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

1

PAKN từ chối xử lý

0