Ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Năm, 18/04/2019
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Đổi mới công nghệ - Giải pháp phát triển làng nghề


dsc0531-copy-1555546870
Cơ sở sản xuất, chế tác gỗ của anh Đoàn Tuấn Anh tại làng nghề mộc Dư Ba, xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê sử dụng máy đục, chạm khắc tự động lập trình vi tính giúp tiết kiệm được thời gian và chi phí sản xuất.

 - Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc đổi mới công nghệ, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật (KH-KT) vào sản xuất được xem là một trong những giải pháp then chốt, trở thành yếu tố sống còn đối với các làng nghề. Tuy nhiên, trên thực tế, việc đổi mới công nghệ tại các làng nghề lại không phải chuyện dễ dàng, đặc biệt đối với làng nghề truyền thống…

Theo thống kê của Chi cục Phát triển nông thôn, trên địa bàn tỉnh hiện có 71 làng nghề được UBND tỉnh công nhận duy trì hoạt động ổn định với tổng doanh thu hàng năm ước đạt trên 1 nghìn tỷ đồng, giải quyết việc làm cho trên 20.000 lao động. Trong đó, nhóm làng nghề chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản chiếm chủ yếu với 58%; nhóm làng nghề thủ công mỹ nghệ chiếm tỷ lệ 26%; còn lại là nhóm làng nghề gây trồng, kinh doanh sinh vật cảnh và xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng. Chủ yếu là các làng nghề truyền thống, hoạt động theo lối sản xuất thủ công, theo kinh nghiệm “cha truyền con nối”. Do đó, yêu cầu đặt ra đối với các làng nghề cần đổi mới công nghệ để phát triển bền vững, dần xoá bỏ lối sản xuất cũ mang tính thủ công, hiệu suất lao động thấp, cần nhiều nhân lực, sản phẩm thiếu sức cạnh tranh. Đặc biệt là đối với những làng nghề chế biến, bảo quản nông, lâm, thuỷ sản và thủ công mỹ nghệ.

Nhờ triển khai hiệu quả nhiều cơ chế khuyến khích, hỗ trợ các hộ làng nghề đổi mới công nghệ, áp dụng KH-KT thông qua chính sách khuyến công, các chương trình, dự án phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, nông thôn, nhiều hộ làng nghề đã dần thay đổi tư duy sản xuất, đầu tư trang bị máy móc hiện đại, sử dụng công nghệ tự động áp dụng vào một số công đoạn hoặc toàn bộ quy trình sản xuất. Qua đó, không những rút ngắn các công đoạn thủ công, nâng cao năng suất, giảm chi phí sản xuất, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm mà còn góp phần giải phóng sức lao động, cải thiện môi trường làng nghề. 

Làng nghề mộc Dư Ba, xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê được công nhận làng truyền thống từ năm 2005, hiện có hơn 100 hộ tham gia sản xuất, trung bình mỗi năm sản xuất hàng trăm ngàn sản phẩm, tiêu thụ ở các thị trường trong và ngoài tỉnh, doanh thu bình quân làng nghề ước đạt trên 30 tỷ đồng/năm, góp phần giải quyết việc làm cho trên 600 lao động. Nếu như trước đây, hầu hết các hộ dân đều sử dụng máy móc công nghệ cũ, bán tự động khiến cho hiệu suất lao động thấp, tốn nhiều nhân lực thì đến nay, làng nghề mộc Dư Ba đang dần thay da đổi thịt nhờ áp dụng tiến bộ của KH-KT, đổi mới công nghệ trong sản xuất.

Giống như nhiều hộ làm nghề trong xã, trước đây, xưởng chế tác của anh Đoàn Tuấn Anh chủ yếu sản xuất theo lối thủ công, để đảm bảo khối lượng hàng hóa, có thời điểm gia đình phải thuê tới gần 20 lao động. Nhằm đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất, anh đã đầu tư trên 700 triệu đồng mua sắm các loại máy móc hiện đại như: Máy cắt, máy đục, chạm khắc tự động lập trình vi tính… qua đó đã giúp giảm số lượng lao động thường xuyên xuống còn 6-8 người. Anh cho biết: Hiện nay hầu hết các công đoạn sản xuất, chế tác của gia đình đều có sự tham gia của máy móc. Nếu như trước kia để làm ra một sản phẩm, thợ đục lành nghề phải mất cả tháng mới có thể hoàn thiện thì nay với máy đục tự động, thời gian hoàn thành sản phẩn được rút ngắn còn vài giờ đồng hồ. Việc sử dụng máy móc thay cho lao động thủ công đã nâng cao năng suất, tăng tính đồng bộ, đảm bảo chất lượng cho sản phẩm cũng như tiết kiệm được thời gian, chi phí sản xuất, nâng cao lợi nhuận hàng hoá.

Không chỉ riêng làng nghề mộc Dư Ba, việc đổi mới công nghệ cũng đang dần được các làng nghề chú trọng. Hiệu quả từ đổi mới công nghệ trong sản xuất tại các làng nghề khá rõ, tuy nhiên, trên thực tế việc đổi mới công nghệ, áp dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất tại các làng nghề hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, gây không ít khó khăn trong phát triển làng nghề, trong đó, trở ngại lớn nhất chính là kinh phí đầu tư. Để chuyển đổi các công đoạn từ thủ công sang sử dụng máy móc hiện đại, tự động hoặc bán tự động cần nguồn vốn đầu tư khá lớn từ vài chục triệu đến cả trăm triệu đồng/máy, 

chưa kể việc đồng bộ hệ thống sản xuất. Đây là khoản chi phí mà không phải hộ làm nghề nào cũng có thể đáp ứng được, nhất là các hộ sản xuất nhỏ lẻ. Ngoài vốn đầu tư, việc đổi mới công nghệ tại các làng nghề hiện nay cũng gặp phải nhiều vướng mắc: Không có đơn vị chuyển giao trực tiếp, nhiều cơ sở sản xuất, hộ làm nghề không nắm được các thông tin về chính sách hỗ trợ, khuyến công…

Nguyên nhân chính là do đặc điểm quy mô sản xuất các làng nghề của tỉnh chủ yếu còn manh mún, quy mô nhỏ lẻ; tỷ lệ làng nghề chế biến, bảo quản nông lâm, thủy sản và thủ công mỹ nghệ cao nhưng hầu hết các công đoạn đều là thủ công; một số hộ làm nghề vẫn mang tính tự phát, hình thức sản xuất chủ yếu theo quy mô hộ gia đình, thiếu các hình thức tổ chức sản xuất tập thể. Bên cạnh đó, tư duy đổi mới công nghệ đã dần hình thành nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, việc đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ làm nghề còn chậm. Lực lượng lao động tại làng nghề mỏng, chất lượng thấp, thiếu kiến thức về KH-KT, khả năng tiếp cận, ứng dụng công nghệ trong sản xuất còn hạn chế… 

Theo đại diện Chi cục Phát triển nông thôn, để các làng nghề vượt qua rào cản công nghệ, trước hết cần giải quyết vấn đề nguồn vốn đầu tư. Bên cạnh việc đẩy mạnh thực hiện chính sách khuyến công, chính quyền các địa phương cần tăng cường phối hợp với các ngành chức năng tiếp tục hỗ trợ chuyển giao công nghệ, ứng dụng máy móc tiến bộ vào sản xuất, khuyến khích các hộ làm nghề mạnh dạn đầu tư trang bị máy móc, áp dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất, dần thay thế các công đoạn thủ công, hướng đến sản xuất tự động hoá. Thực hiện quy hoạch phát triển làng nghề gắn với phát triển quy hoạch phát triển nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, tạo điều kiện thuận lợi đưa cơ giới vào sản xuất.

Tăng cường xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ. Chú trọng truyền nghề gắn với đào tạo lao động lành nghề có chuyên môn cao, hiểu biết về KH-KT. Chính quyền các địa phương cần trở thành cầu nối giữa các hộ làng nghề trong việc đặt hàng, chuyển giao KH-KT, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất; kết nối các tổ chức tín dụng tạo điều kiện giúp các cơ sở sản xuất, hộ làm nghề tiếp cận các chính sách hỗ trợ sản xuất, nguồn vốn vay ưu đãi cũng như có trách nhiệm trong huy động các nguồn lực đầu tư phát triển làng nghề, hỗ trợ các cơ sở sản xuất, hộ làm nghề cải tiến công nghệ, trang bị máy móc, thiết bị tiên tiến, hiện đại… Về phía các cơ sở sản xuất, hộ làm nghề cần phải thay đổi tư duy, phương thức sản xuất, hình thức kinh doanh, chủ động trong việc tiếp cận, nghiên cứu khả năng ứng dụng công nghệ phù hợp với tình hình sản xuất thực tế. Thay đổi tập quán sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, lối sản xuất thủ công sang hình thành các tổ chức sản xuất theo quy mô công nghiệp nhằm tăng hiệu quả hoạt động; quan tâm xây dựng thương hiệu, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm làng nghề… 

Theo baophutho.vn

Lượt xem: 524



BÀI VIẾT KHÁC
Phát triển công nghệ số, gia tăng tính tiện ích, trải nghiệm cho khách hàng
Phát triển công nghệ số, gia tăng tính tiện ích, trải nghiệm cho khách hàng

baophutho.vnTrước sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0, các ngân hàng không ngừng phát triển công nghệ số để gia tăng tiện ích và nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Việc ứng dụng công nghệ số đã trở thành một xu hướng tất yếu, giúp các ngân hàng cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ an toàn, hiện đại và tiện lợi.

Ngày 13/01/2025
Nâng cao hiệu quả chuyển đổi số kinh tế tập thể
Nâng cao hiệu quả chuyển đổi số kinh tế tập thể

baophutho.vnBắt nhịp với khoa học kỹ thuật và công nghệ số, thời gian qua, khu vực kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh, nòng cốt là các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) đã chú trọng chuyển đổi số (CĐS) thông qua ứng dụng công nghệ thông tin trong vận hành, sản xuất và kinh doanh. Từ đó nâng cao giá trị sản phẩm, hiệu quả kinh tế, giúp các HTX tiếp cận nhanh với thị trường.

Ngày 09/01/2025
Đẩy mạnh chuyển đổi số lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội
Đẩy mạnh chuyển đổi số lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội

baophutho.vnThực hiện Đề án 06 của Chính phủ phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh, xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số (CĐS) quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và kế hoạch CĐS của tỉnh, thời gian qua, ngành Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) tỉnh đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), CĐS trong hoạt động quản lý, điều hành, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ chuyên môn của ngành.

Ngày 30/12/2024
Việt Nam lần đầu thí điểm công nghệ xử lý rác không phát thải
Việt Nam lần đầu thí điểm công nghệ xử lý rác không phát thải

Ứng dụng công nghệ sinh hóa nhiệt, các nhà khoa học phát triển hệ thống xử lý rác không khí thải, tro xỉ thải, nước thải, mùi hôi, vận hành tại nhà máy xử lý rác Bắc Giang.

Ngày 17/12/2024
Tái chế dầu ăn đã qua sử dụng - Hướng đi bền vững cho môi trường và sức khỏe cộng đồng
Tái chế dầu ăn đã qua sử dụng - Hướng đi bền vững cho môi trường và sức khỏe cộng đồng

Dầu ăn đã qua sử dụng (UCO - Used Cooking Oil) từ lâu được xem là một loại chất thải khó xử lý. Việc vứt bỏ dầu ăn một cách không đúng cách không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, với những tiến bộ công nghệ mới, dầu ăn đã qua sử dụng có thể trở thành nguyên liệu quan trọng trong sản xuất nhiên liệu sinh học, góp phần giảm thiểu ô nhiễm và thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn.

Ngày 05/12/2024
Ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN thúc đẩy phát triển khu vực nông thôn, miền núi
Ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN thúc đẩy phát triển khu vực nông thôn, miền núi

Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Hoàng Minh, mục tiêu “Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN thúc đẩy phát triển các sản phẩm chủ lực khu vực nông thôn, miền núi” (Chương trình) vừa là vinh dự cũng vừa là thách thức. Do đó, cần xác định trúng và đúng đối tượng, hỗ trợ đúng mục tiêu, tránh dàn trải, phong trào… đảm bảo Chương trình triển khai hiệu quả và thiết thực nhất.

Ngày 05/12/2024
Lịch tiếp công dân Thống kê KHCN Chung tay cải cách thủ tục hành chính Cuộc thi trực tuyến toàn quốc Phổ biến giáo dục pháp luật Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành Thông tin KHCN Điều tra nghiên cứu khoa học 2024

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

1

PAKN từ chối xử lý

0