PTĐT-Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nhóm bạn trẻ ở Thị trấn Phong Châu (huyện Phù Ninh) đã hưởng ứng tinh thần từ lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ “người có tiền góp tiền, người có hiện vật góp hiện vật, người có sức góp sức, người có ý tưởng góp ý tưởng”, đã sáng chế và chế tạo thành công máy rửa tay tự động chung sức chống dịch Covid-19.
Hiện tại hai em đang là sinh viên năm thứ nhất tại Hà Nội, em Nguyễn Quang Huy hiện là sinh viên khoa khoa Quản Trị kinh doanh (Học viện Tài chính) và Nguyễn Đức Toàn sinh viên khoa Quốc Tế (Đại học Quốc Gia Hà Nội), cả hai em cùng sinh 2001 ở thị trấn Phong Châu. Từ khi còn là học sinh THPT, các em đã có niềm đam mê đặc biệt với khoa học kỹ thuật, giành thời gian nghiên cứu và thực hiện các dự áno sáng chế. Tháng 4/2019, Toàn và Huy đã đạt giải Nhất cuộc thi KHKT tỉnh Phú Thọ và giải Khuyến khích cuộc thi KHKT cấp quốc gia với mô hình hệ thống tưới hoa lan tự động điều khiển bằng ứng dụng trên điện thoại thông minh.
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 có diễn biến phức tạp, hai em được nghỉ học về quê tại Thị trấn Phong Châu. Thời gian tạm nghỉ học ở nhà tại thị trấn Phong Châu hai em đã cùng lên ý tưởng sáng chế máy rửa tay tự động, toàn bộ khâu lên ý tưởng và lắp đặt được thực hiện trong vòng 2 ngày. Máy hoạt động dựa trên nguyên lý dùng cảm biến chuyển động tích hợp biến trở, đấu với một máy bơm làm từ mô tơ loại nhỏ 12V; đầu bơm vào nối với bình đựng dung dịch còn đầu ra chính là vòi nối ra ngoài, khi đưa tay vào đầu vòi thì cảm biến nhận diện và gửi thông tin ngay lập tức cho bơm hoạt động, bơm một lượng vừa phải vào tay người sử dụng. Chiếc máy có thiết kế nhỏ gọn, sử dụng nhanh chóng, người dùng chỉ cần đưa tay vào vòi là vòi tự chảy ra một lượng vừa đủ nước rửa tay khô. Thời gian thao tác chỉ từ 1-2 giây và không cần có tiếp xúc với máy để tránh lan truyền virus. Chi phí chế tạo cho một chiếc máy dao động từ 700 đến 900 nghìn đồng tùy vào chất liệu (gỗ, kim loại) của vỏ máy.
Em Toàn chia sẻ: “Xuất phát từ việc gia đình bạn Huy có cửa hàng kinh doanh, đông người ra vào, em và Huy đã nảy ra ý tưởng chế tạo một chiếc máy rửa tay tự động để phục vụ trong gia đình. Sau khi chế tạo, chúng em thấy máy hoạt động tốt, hiệu quả nên đã cùng chế tạo thêm một số máy để tặng các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thị trấn và Trường THPT Phù Ninh là nơi chúng em đã từng học tập. Trong thời gian tới, chúng em dự định sẽ tiếp tục nghiên cứu, cải tiến và làm thêm nhiều máy để tặng cho một số cơ quan, đơn vị trên địa bàn"
Hành động của 2 em tuy nhỏ bé nhưng đã thể hiện đúng tinh thần sáng tạo của tuổi trẻ Đất Tổ, luôn sẵn sàng chung tay cùng cộng đồng phòng chống dịch Covid-19.
Theo baophutho.vn
Việc phục tráng để mở rộng sản xuất các giống lúa chất lượng không những đáp ứng nhu cầu gạo chất lượng cao mà còn góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho các dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam. TS. Vũ Linh Chi và các cộng sự tại Trung tâm Tài nguyên Thực vật đã thực hiện Đề tài "Khai thác phát triển các nguồn gen lúa nếp địa phương chất lượng cao phục vụ sản xuất hàng hóa tại miền núi phía Bắc".
Nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, TS. Nguyễn Hải Đăng và nhóm nghiên cứu Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam - Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện Đề tài: “Giải pháp phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong thanh niên nông thôn hiện nay”.
Chiều 9/10/2024, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cao Bằng, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) nhanh và bền vững”.
Trong khuôn khổ sự kiện Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024, chiều 01/10/2024, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội nghị về hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo (ĐMST) địa phương năm 2024. Hội nghị nhằm thúc đẩy, tăng cường hiệu quả triển khai các hoạt động kết nối chuyển giao công nghệ và ĐMST ở các địa phương, nâng cao đóng góp của KH&CN vào phát triển kinh tế - xã hội.
Nhằm đưa ra được các giải pháp giảm phát thải khí thải nhà kính, tăng trưởng xanh, tiến tới kinh tế cac-bon thấp và khuyến khích sử dụng năng lượng hiệu quả, PGS.TS. Nguyễn Minh Đức và nhóm nghiên cứu Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã thực hiện Đề án: “Xây dựng giải pháp tổ chức, quản lý, khai thác vận tải biển theo hướng tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải phù hợp với quy định của Phụ lục VI, Công ước MARPO” (Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra).
S. Lại Hồng Thanh cùng nhóm nghiên cứu tại Viện khoa học Trái đất và Môi trường thực hiện Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình khai thác một số khoáng sản chủ yếu đảm bảo sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu”.