Hiện nay, người tiêu dùng trong cả nước nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng rất ưa chuộng các loại máy bơm nước chìm với thương hiệu DAPHOVINA (Đăng Phong).
Đây là sản phẩm không những phục vụ tốt yêu cầu sản xuất, sinh hoạt mà còn có giá thành thấp, độ bền cao hơn nhiều so với các chủng loại máy bơm nhập ngoại có cùng công suất. Người tạo ra máy bơm chìm thương hiệu Việt này chính là anh Nguyễn Đăng Phong, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn sản xuất bơm chìm Đăng Phong, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Anh Nguyễn Đăng Phong, sinh năm 1963, tại Sơn La; năm 1977, theo gia đình vào Đắk Lắk lập nghiệp. Ngay từ nhỏ, cậu bé Đăng Phong đã có niềm đam mê với máy móc cơ khí. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, anh đã thi ngay vào Khoa Cơ khí Trường Đại học Nha Trang.
Trong những năm học đại học, ngoài việc tập trung học tập, anh còn tranh thủ làm thêm như sửa chữa các trang thiết bị điện, động cơ… ở các tiệm cơ khí trên địa bàn thành phố Nha Trang để tích lũy thêm kiến thức, kinh nghiệm về các quy trình sản xuất động cơ.
Tốt nghiệp đại học, về công tác tại nhà máy sản xuất nước đá có tên tuổi tại tỉnh Đắk Lắk, nhưng kỹ sư Nguyễn Đăng Phong vẫn thấy không phù hợp với mình. Năm 1991, anh quyết định rời công chức Nhà nước ra thành lập doanh nghiệp sửa chữa điện cơ-điện lạnh. Sau một thời gian, công ty đã “ăn nên làm ra” và được đổi tên thành Công ty sản xuất bơm chìm Đăng Phong do chính anh làm giám đốc.
Qua khảo sát, kỹ sư Nguyễn Đăng Phong nhận thấy, phần lớn người dân tỉnh Đắk Lắk nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên nói chung thường sử dụng các loại máy bơm đưa xuống sát mặt nước của giếng đào để hút nước bơm tưới cây, phục vụ sinh hoạt. Việc làm này tốn rất nhiều sức lao động (vì phải đưa máy lên, xuống tùy mức nước), lại mất an toàn, sơ ý máy bị ngập nước là bị cháy. Nếu để loại máy bơm này trên thành giếng, không thể hút nước ở độ sâu quá 10m do có những hạn chế về mặt kỹ thuật.
Từ thực tế đó, kỹ sư Nguyễn Đăng Phong đã có ý tưởng chế tạo ra loại máy bơm chìm, thả xuống nước, giúp đồng bào đỡ khổ, lại an toàn cho người sử dụng. Ngay sau đó, anh đã bắt tay vào tính toán, đo, vẽ. Trên cơ sở tính toán, anh đã xác định được cốt lõi của bơm chìm là kỹ thuật cột áp âm giúp không phải hút mà chỉ phụ thuộc vào công thức đẩy.
Từ kết quả nghiên cứu trên, kỹ sư Nguyễn Đăng Phong đã sản xuất thành công máy bơm chìm công suất nhỏ, với thương hiệu DAPHOVINA ra đời. Sản phẩm này có lợi thế là thả chìm dưới nước không bị cháy máy, nhưng lại có giá thành cao và mau hỏng vỏ. Nguyên nhân là do vật liệu bằng nhôm dễ bị ăn mòn ở những vùng nước có độ PH cao hoặc thấp.
Sau 3 năm thay đổi thiết kế, vật liệu chế tạo (từ vật liệu nhôm sang vật liệu inox), máy bơm đã không bị ăn mòn trong các vùng nước mặn, hay vùng nước có độ PH không bình thường với giá thành rẻ, chất lượng cao và mẫu mã đẹp hơn. Ba năm gần đây, cơ sở sản xuất máy bơm nước chìm của kỹ sư Đăng Phong đã sản xuất trên 200.000 sản phẩm các loại, không những được tiêu thụ rộng rãi khắp trong cả nước mà còn xuất khẩu sang các nước bạn Lào, Campuchia. Sản phẩm máy bơm chìm Đăng Phong còn được bảo hành miễn phí từ 1 đến 2 năm.
Theo kỹ sư Nguyễn Đăng Phong, máy bơm chìm được đông đảo người tiêu dùng trong và người nước chấp nhận vì thỏa mãn được các yêu cầu từ thực tiễn sản xuất nông nghiệp mà máy bơm nhập ngoại không đáp ứng được.
Cụ thể, máy bơm chìm của đơn vị có thể bơm nước ở độ sâu trên 100m và đẩy đi xa khoảng 500m bất chấp mọi địa hình đồi dốc, rất thích hợp cho các nông hộ sản xuất kinh doanh càphê. Trong khi đó, giá các loại máy bơm tưới chế tạo tại Đắk Lắk lại thấp hơn từ 3 đến 5 lần so với máy bơm tưới cùng loại do nước ngoài sản xuất.
Sáng ngày 18/1, tại Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội nghị thẩm định thuyết minh dự án KH&CN cấp tỉnh: Xây dựng mô hình quản lý du lịch thông minh tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng do Khu Di tích lịch sử Đền Hùng chủ trì thực hiện. Thạc sỹ Chu Thị Bích Thủy - Phó Giám đốc Sở làm Chủ tịch Hội đồng.
Ngày 17/1, tại Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội nghị thẩm định thuyết minh dự án KH&CN cấp tỉnh: Xây dựng mô hình sản xuất con giống thuần chủng gà nhiều cựa huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ từ nguồn gen đã được chọn lọc, dự án thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống giai đoạn 2021 - 2025 do Chi cục Chăn nuôi, thú y tỉnh Phú Thọ chủ trì thực hiện.
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất - kinh doanh đồng thời giảm thiểu phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu gây ô nhiễm, giảm thiểu lượng carbon.
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất - kinh doanh đồng thời giảm thiểu phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu gây ô nhiễm, giảm thiểu lượng carbon.
Ngày 01/7/2023, tại Nhà luyện tập và thi đấu tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Hội thao chào mừng Đại hội Công đoàn viên chức tỉnh Phú Thọ lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 -2028