Ngày 9/6, Quốc hội thảo luậnở hội trường vềđánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2016; tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2017.
ĐBQH tỉnh Lê Thị Yến tham gia thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội
Mở đầu phiên làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết phiên làm việc được kéo dài đến 18h30’ thay vì kết thúc như thường lệ vào hồi 17h00’. Việc kéo dài thêm thời gian nhằm tạo điều kiện cho các vị đại biểu Quốc hội, các thành viên Chính phủ có thêm thời gian trình bày, giải trình các vấn đề đại biểu, cử tri quan tâm. Tham gia phát biểu về tình hình kinh tế - xã hội, Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực phụ trách của ngành Y tế.
Về trang thiết bị y tế, đại biểuLê Thị Yếncho biết: Việt Nam là một trong những nước có khả năng tiếp cận sớm với những tiến bộ của y học hiện đại;nhiều trang thiết bị y tế tiên tiến của thế giới cũng đã có mặt tại Việt Namvà việc đầu tư mua sắm trang thiết bị y tế được áp dụng theo cơ chế đấu thầu...việc nàyđãgiúp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.Tuy nhiên, công tác đầu tư mua sắm, quản lý và sử dụng trang thiết bị y tế đã chỉ ra một số tồn tại, hạn chế: Vẫn còn các thiết bị sử dụng ít hoặc đắp chiếu tại các bệnh viện; giá cả của một số vật tư hóa chất có sự chênh lệch… Đại biểu Lê Thị Yến đề nghị trong thời gian tới, Bộ Y tế cần có các biện pháp để chấn chỉnh, tăng cường vai trò, trách nhiệm của hội đồng khoa học cơ sở và lãnh đạo các bệnh viện, các cơ sở ytế trong công tác xác định nhu cầu và lựa chọn trang bị mua sắm; xây dựng cấu hình, tính năng kỹ thuật gắn liền với dự toán và quản lý khai thác, sử dụng có hiệu quả trang thiết bị y tế.
Về mạng lưới y tế cơ sở, có thể khẳng định, mạng lưới y tế cơ sở của nước ta ngày càng được củng cố và tăng cường cả về cơ sở vật chất và nhân lực. Đến cuối năm 2016 đã có 99,4% xã, phường có trạm y tế; gần 75% trạm y tế có bác sỹ; 80% trạm y tế xã thực hiện khám chữa bệnh bảo hiểm y tế và một trong số đó thực hiện thí điểm quản lý các bệnh mãn tính tại cộng đồng. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, y tế cơ sở còn thiếu và yếu về nhân lực; cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh. Minh chứng cho vấn đề này, đại biểu Lê Thị Yến đã thông tin lại sự cố y khoa nghiêm trọng tại Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình làm 18 người tai biến trong quá trình chạy thận nhân tạo, trong đó có 8 người đã tử vong. Qua sự việc đáng tiếc trên, đại biểu đề nghị Bộ Y tế rà soát lại toàn bộ các quy trình chuyên môn, kỹ thuật trong điều trị nói chung và quy trình chạy thận nhân tạo nói riêng; tăng cường hơn nữa công tác chỉ đạo và thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác chuyên môn, kỹ thuật tại các cơ sở y tế.
Về kinh phí cho y tế dự phòng,công tác y tế dự phòng đã có nhiều tiến bộ nhưngđang phải đối mặt với rất nhiều thách thức mới. Các bệnh lây nhiễm ngày càng tăng gây nên gánh nặng bệnh tật và kinh tế cho cả gia đình và xã hội. Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng ngân sách dành cho y tế dự phòng còn hạn chế, nhiều tỉnh chưa phân bổ kinh phí đạt mức tối thiểu 30% ngân sách y tế dành cho y tế dự phòng. Đại biểu Lê Thị Yến đề nghị Chính phủ cần phải chỉ đạo các địa phương thực hiện nghiêm túc việc phân bổ kinh phí tối thiểu 30% ngân sách y tế dành cho y tế dự phòng theo đúng quy định của Nghị quyết số 18/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc hội khóa XII về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật xã hội hóa để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Về chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi,Việt Nam có tỷ lệ người cao tuổi chiếm khoảng 10% tổng dân số và là một trong 10 nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới; tuổi thọ trung bình người dân Việt Nam đạt gần 74 tuổi. Tuy nhiên, ĐBQH tỉnh Phú Thọ cho rằng: Tuổi thọ cao nhưng tuổi thọ khỏe mạnh chỉ đạt 66 tuổi và trung bình một người cao tuổi mắc 3 bệnh mãn tính. Thực tế hiện nay các địa phương chưa chú trọng đến công tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi thể hiện ở việc chưa bố trí kinh phí thực hiện việc lập sổ quản lý sức khỏe cho người cao tuổi tại trạm y tế các xã, phường. Đại biểu đề nghị Chính phủ cần có định hướng rõ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội để thích ứng với tình trạng già hóa dân số, như: Tăng cường hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi từ trung ương đến địa phương; mở rộng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi có chất lượng; việc quy hoạch xây dựng các công trình phải thân thiện với người cao tuổi và đặc biệt cần chỉ đạo các địa phương thực hiện nghiêm túc quy định của Luật Người cao tuổi về việc lập hồ sơ quản lý sức khỏe cho đối tượng là người cao tuổi tại các xã, phường, thị trấn.
baophutho.vnThực hiện Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Chủ tịch UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành, thị thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 27/5, Đoàn công tác của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia đã có buổi làm việc với Ban Chỉ đạo 389 tỉnh về công tác kiểm tra, đôn đốc thực hiện Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Đề cao tinh thần tố giác các hành vi buôn lậu, gian lận, thương mại và hàng giả trong Nhân dân là ý kiến của đồng chí Bùi Thanh Sơn - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389 Quốc gia) tại Hội nghị trực tuyến giao ban công tác quý I năm 2025 của Ban chỉ đạo 389.
Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, sứ mệnh của Đảng hiện nay là phải lãnh đạo, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh.
Liên kết trang
0
2
0