Đây là chủ đề Hội thảo được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức vào ngày 20/5/2024 tới đây tại thành phố Hải Phòng, nhằm hưởng ứng Ngày Đo lường thế giới năm 2024.
Hội thảo sẽ tập trung vào một số nội dung gồm: truyền thông thông điệp Ngày Đo lường thế giới năm 2024; báo cáo tham luận về hoạt động Đo lường của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Hải Phòng; báo cáo tham luận về hoạt động so sánh liên phòng; báo cáo tham luận về Kế hoạch triển khai thực hiện Thông tư 03/2024/TT-BKHCN về đo lường với phương tiện đo nhóm 2…
“Sự bền vững” là chủ đề của Ngày Đo lường thế giới năm 2024, nhấn mạnh vai trò thiết yếu của Đo lường, đồng thời gửi thông điệp trách nhiệm tập thể bảo vệ hành tinh của chúng ta, đồng thời cũng đánh dấu một dấu mốc mới trong việc quảng bá Ngày Đo lường thế giới theo Nghị quyết của Phiên họp thứ 42, Hội nghị toàn thể Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO). UNESCO đã công nhận chính thức ngày 20/5 hằng năm là ngày UNESCO kỷ niệm Ngày Đo lường.
Theo đó, các phép đo chính xác là nền tảng của việc xây dựng chính sách và nghiên cứu môi trường, tạo điều kiện để chúng ta hiểu và xử trí các thách thức môi trường phức tạp như: biến đổi khí hậu, ô nhiễm và cạn kiệt tài nguyên.
Ảnh minh họa.
Ngoài ra, chủ đề “Sự bền vững” sẽ khuyến khích chúng ta tiếp tục khai phá Đo lường để từ đó, đóng góp vào việc cải thiện đời sống. Ví dụ, Đo lường có vai trò quan trọng trong tính toán carbon, nó có thể bao phủ một phạm vi rộng các hoạt động gồm việc đo chính xác, tính toán, giám sát, báo cáo, đánh giá chất gây ô nhiễm,... Đồng thời, các chương trình tính toán carbon và các biện pháp quản lý khác để bảo vệ môi trường cần có dữ liệu tin cậy, dựa trên những phép đo chất gây ô nhiễm tiềm ẩn có trong môi trường chính xác tới một phần tỷ (10-9).
Bên cạnh đó, Đo lường còn có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cho các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của UNESCO như: thương mại công bằng và minh bạch trên cơ sở phục vụ của Đo lường pháp định nhằm cải thiện điều kiện kinh tế cho tất cả chúng ta và hỗ trợ giảm nghèo; đánh giá tác động khí hậu phải dựa vào công nghệ đo lường để định lượng các khí thải và các biến số khí hậu…
Theo most.gov.vn
Sáng 20/8, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
Trong những năm qua, công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng (TC-ĐL-CL) đã có bước phát triển, đạt nhiều kết quả quan trọng, bước đầu góp phần thúc đẩy ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, tạo nền tảng kỹ thuật quan trọng, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá, của các ngành, lĩnh vực và nền kinh tế, nâng cao năng lực hội nhập quốc tế.
Đoàn khảo sát Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội vừa có buổi làm việc với Ủy ban Nhân dân (UBND) thành phố Hải Phòng về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
Cây chè đã và đang khẳng định vị thế sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Phú Thọ, do vậy tỉnh luôn khuyến khích doanh nghiệp, người dân liên kết cùng xây dựng vùng nguyên liệu sạch, đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế của cây chè, tỉnh tập trung mở rộng diện tích thâm canh chè hữu cơ, chè an toàn sinh học.
Hội chợ Thương mại và Sản phẩm OCOP Phú Thọ năm 2024 diễn ra từ ngày 12/4 đến 18/4 (tức ngày 4/3 - 10/3 âm lịch). Đây là nội dung quan trọng trong Chương trình Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024. Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Phú Thọ trưng bày gian hàng giới thiệu sản phẩm OCOP mang Nhãn hiệu chứng nhận Chè Phú Thọ tại Hội chợ.
Ngày 25/3/2024, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) ban hành Quyết định 455/QĐ-BKHCN phê duyệt Đề án chuyển đổi số ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.