1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nguồn nước song Lô trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và một số tỉnh lân cận. Xác định được hiện trạng ô nhiễm nguồn nước và các nhân tố ảnh hưởng đến ô nhiễm nguồn nước, chất lượng tài nguyên nước sông Lô. Từ đó đề xuất các giải pháp quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên nước song Lô trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nguồn nước sông Lô trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và một số tỉnh lân cận.
- Thiết lập các điểm quan trắc, xác định hiện trạng ô nhiễm nguồn nước và các nhân tố ảnh hưởng đến ô nhiễm nguồn nước, chất lượng tài nguyên nước song Lô.
- Tạo lập bộ Cơ sở dữ liệu về hiện trạng chất lượng nước sông Lô phục vụ việc quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Đề xuất các giải pháp quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên nước sông Lô.
1. Điều tra, đánh giá hiện trạng quản lý và sử dụng nước sông Lô
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 06 mỏ cát, sỏi lòng sông được UBND tỉnh cấp Giấy phép khai thác; trong đó: sông Lô (04 mỏ), sông Chảy (02 mỏ). Trong thời gian qua, việc khai thác cát, sỏi cũng kịp thời đáp ứng nhu cầu thiết yếu về xây dựng dân dụng cho nhân dân trong vùng và cung cấp cho các công trình xây dựng trong và ngoài tỉnh. Việc đóng góp ngân sách nhà nước từ hoạt động khai thác cát sỏi lòng sông đã tăng lên hàng năm (theo hình thức khoán nộp ngân sách) của doanh nghiệp khai thác. Tuy nhiên, trong thời gian trước đây, hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông có phần còn lộn xộn, có chỗ còn gây sạt lở đất canh tác của nhân dân, có trường hợp vi phạm chiều sâu khai thác, khai thác ra ngoài ranh giới mỏ; tình trạng khai thác trái phép diễn biến phức tạp.
* Đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động đến chất lượng nước sông Lô:
a. Các hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp.
Cơ cấu cây trồng được người dân áp dụng phụ thuộc rất lớn vào lượng nước tưới sẵn có. Nếu nước được cung cấp đầy đủ vào đúng các thời điểm yêu cầu trong năm thì cơ cấu cây trồng sẽ là và 3 vụ lúa. Trong điều kiện canh tác chủ yếu dựa vào mưa có tưới bổ sung bằng nước ngầm thì một hoặc hai vụ lúa có thể thay thế bằng đậu, rau, lạc. Còn trong điều kiện canh tác dựa hoàn toàn vào mưa thì mía và sắn là các cây trồng chính.
Lưu vực sông có diện tích mặt nước rất lớn, rất thích hợp việc sử dụng mặt nước nuôi cá bè. Các khu vực nuôi cá lồng, bè trên sông Lô nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng, góp phần nâng cao đời sống người dân và phát triển kinh tế địa phương. Tuy nhiên, mặt trái của việc nuôi trồng thủy sản là sự ô nhiễm môi trường do mất cân bằng sinh thái, do tác động của con người vào dòng chảy tự nhiên cũng như lượng hóa chất, thuốc chữa bệnh, thức ăn chăn nuôi thải ra đã có những tác động tiêu cực tới hệ sinh thái, tới những loài động thực vật khác sinh sống ở trên sông. Xung quanh những khu vực có nhiều lồng nuôi cá bè nguồn nước ở sông Lô hiện nay đã ô nhiễm cục bộ.
b. Vấn đề mưa lũ và các tác hại do lũ lụt và lũ quét.
Mưa lũ và lũ lụt là thiên tai xảy ra trên toàn bộ lưu vực sông Lô tồn tại trên diện rộng. Địa hình lưu vực sông Lô chủ yếu là đồi núi dốc, có mức độ chia cắt. Lớp thổ nhưỡng trên bề mặt cũng đã bị xói mòn, mức độ rửa trôi lớn, tầng đất trên cùng mỏng, nghèo dinh dưỡng. Do đặc điểm địa hình kết hợp cường độ mưa lớn, lưu vực này nằm trong khu vực có mật độ lũ quét tương đối dày và xảy ra hàng năm.
c. Vấn đề sạt lở bờ sông do hoạt động của con người gây ra.
Lưu vực sông Lô là miền núi cao, do vậy các dòng sông, suối phát triển tự nhiên, không có sự can thiệp nhiều của con người. Trong những năm gần đây, hiện tượng xói lở bờ sông đang diễn ra thường xuyên hơn dưới nhiều tác động khác nhau, trong đó đặc biệt là do tác động của con người. Xói lở bờ sông suối còn gây cản trở dòng chảy, tạo vật liệu trầm tích lấp đầy lòng sông, hồ chứa nước, làm ảnh hưởng đến hiệu quả tưới tiêu của các đập thủy lợi.
Ngoài ra, nhiều đoạn sông còn bị lấn chiếm đề làm công trình như nhà cửa, cảng, nơi đậu tàu thuyền. Sự thu hẹp này và tương lai còn tiếp diễn sẽ là nguy cơ cho việc thoát lũ, đặc biệt khi lũ lớn, đặc biệt lớn xảy ra trên lưu vực. Nguy cơ của việc xói lở, bồi lấp lòng sông sẽ dẫn đến gia tăng mực nước lũ gây ngập lụt bờ và đê, làm lệch hướng dòng chảy gây diễn biến bồi xói bờ và các tác động khác cho đoạn sông hạ lưu.
2. Nghiên cứu quan trắc, đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông Lô
Đánh giá chất lượng nước qua từng thông số ô nhiễm.
- Thông số pH: giá trị pH trung bình trên đoạn sông Lô chảy qua địa phận tỉnh Phú Thọ vào mùa mưa dao động từ 6.26 ÷ 7.15, mùa khô giá trị pH dao động từ 6.01 ÷ 7.51, đạt giá trị quy chuẩn nước mặt cột A1.
- Thông số DO (oxy hòa tan): thông số DO vào mùa mưa dao động từ 2.78 ÷ 6.29 mg/l, mùa khô dao động từ 2.75 ÷ 6.16 mg/l, đạt giá trị quy chuẩn nước mặt cột A1, A2.
- Thông số TSS (tổng chất rắn lơ lửng): thông số TSS vào mùa mưa dao động từ 34.0 ÷ 127.5 mg/l, các vị trí S3, S7 không đạt giá trị quy chuẩn nước mặt B2, còn các vị trí khác đạt giá trị quy chuẩn nước mặt cột B1, B2. Thông số TSS vào mùa khô dao động từ 26.2 ÷ 103.0 mg/l, vị trí S4 không đạt giá trị quy chuẩn nước mặt B2, còn các vị trí khác đạt giá trị quy chuẩn nước mặt cột A2, B1, B2.
- Thông số BOD5 (nhu cầu oxy sinh học): thông số BOD5 vào mùa mưa dao động từ 4.6 ÷ 92.0 mg/l, các vị trí S3, S4, S5, S7, S8, S16 không đạt giá trị quy chuẩn nước mặt cột B2, còn các vị trí khác đạt giá trị quy chuẩn nước mặt cột A2, B1, B2. Thông số BOD5 vào mùa khô dao động từ 5.5 ÷103.3 mg/l, các vị trí S3, S4, S5, S7, S8, S16, S17 không đạt giá trị quy chuẩn nước mặt B2, còn các vị trí khác đạt giá trị quy chuẩn nước mặt cột A2, B1, B2.
- Thông số COD (nhu cầu oxy hóa học): thông số COD vào mùa mưa dao động từ 9.0 ÷ 162.5 mg/l, các vị trí S3, S4, S7, S16 không đạt giá trị quy chuẩn nước mặt B2, còn các vị trí khác đạt giá trị quy chuẩn nước mặt cột A1, A2, B1, B2. Thông số COD vào mùa mưa dao động từ 10.5 ÷ 166.6 mg/l, các vị trí S3, S4, S5, S7, S8, S16 không đạt giá trị quy chuẩn nước mặt B2, còn các vị trí khác đạt giá trị quy chuẩn nước mặt cột A2, B1, B2.
- Thông số tổng Fe: thông số tổng Fe trung bình trên đoạn sông Lô chảy qua địa phận tỉnh Phú Thọ vào mùa mưa dao động từ 0.04 ÷ 0.370, vào mùa khô dao động từ ÷ 0.373, đạt giá trị quy chuẩn nước mặt cột A1.
-
|
Thông số NH4 –N: thông số NH4+-N vào mùa mưa dao động từ 0.02 ÷ 2.21 mg/l, các vị trí S16, S17 không đạt giá trị quy chuẩn nước mặt cột B2, còn các vị trí khác đạt giá trị quy chuẩn nước mặt cột A1, A2.
|
Thông số NH4 -N vào mùa mưa dao động từ 0.025 ÷ 2.358 mg/l, các vị trí S16, S17 không đạt giá trị quy chuẩn nước mặt cột B2, còn các vị trí khác đạt giá trị quy chuẩn nước mặt cột A1, A2.
- Thông số NO3—N: thông số NO3--N vào mùa mưa dao động từ 1.00 ÷ 3.82 mg/l, vào mùa khô dao động từ 1.068 ÷ 3.984 mg/l, đạt giá trị quy chuẩn nước mặt cột A1, A2.
-
|
Thông số NO2 –N:
|
thông số NO2 -N vào mùa mưa dao động từ 0.005 ÷ 0.120 mg/l, các vị trí S3, S4, S16 không đạt giá trị quy chuẩn nước mặt B2, còn các vị trí khác đạt giá trị quy chuẩn nước mặt cột A1, B1, B2.
|
Thông số NO2 -N vào mùa khô dao động từ 0.008 ÷ 0.130 mg/l, Các vị trí S3, S4, S7, S16, S17 không đạt giá trị quy chuẩn nước mặt B2, còn các vị trí khác đạt giá trị quy chuẩn nước mặt cột A1, A2, B1, B2.
- Thông số Cl-.: thông số Cl- vào mùa mưa dao động từ 81.5 ÷ 195.3 mg/l, mùa khô dao động từ 99.9 ÷ 219.2 mg/l, đạt giá trị quy chuẩn nước mặt cột A1.
- Thông số F-.: thông số F- vào mùa mưa dao động từ 0.002 ÷ 0.170 mg/l, vào mùa khô dao động từ 0.004 ÷ 0.190 mg/l, đạt giá trị quy chuẩn nước mặt cột A1.
- Thông số Coliform: thông số coliform vào mùa mưa dao động từ 1228 ÷ 14920 MPN/100ml mg/l, vào mùa khô dao động từ 1312 ÷ 16287 MPN/100ml mg/l, đạt giá trị quy chuẩn nước mặt cột A1, A2, B1, B2.
- Các thông số Pb, As, Cr6+.: kết quả quan trắc, phân tích cho thấy nồng độ các thông số Pb, As, Cr6+ đều không phát hiện (nhỏ hơn giới hạn phát hiện của phương pháp phân tích được phê duyệt). Với nồng độ Pb < 0,003 mg/l, As < 0,0005 mg/l, Cr6+ < 0,015 mg/l cho thấy, chất lượng nước sông Lô chưa bị ô nhiễm, ảnh hưởng bởi các kim loại trên.
Nhận xét tổng quan về phân vùng chất lượng nước: Sông Lô đoạn chảy qua địa phận Phú Thọ từ Chí Đám (Đoan Hùng) đến Bến Gót (Việt Trì) là 73,5 km, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Với 23 vị trí lấy mẫu tính toán cho mùa khô và mùa mưa cho thấy:
Mùa mưa: Có 16/23 đoạn chất lượng nguồn nước có đủ tiêu chuẩn cấp nước cho sinh hoạt nhưng phải xử lý, 6/23 đoạn chất lượng nước chỉ đảm bảo cho mục đích tưới tiêu. 1/23 đoạn sử dụng cho giao thông thủy và các mục đích tương đương khác và có 3/23 đoạn nước ô nhiễm nặng, cần các biện pháp xử lý trong tương lai.
Mùa khô: Có 14/23 đoạn chất lượng nguồn nước có đủ tiêu chuẩn cấp nước cho sinh hoạt nhưng phải xử lý, 5/23 đoạn chất lượng nước chỉ đảm bảo cho mục đích tưới tiêu. 1/23 đoạn chỉ sử dụng cho giao thông thủy và các mục đích tương đương khác và có 2/23 đoạn nước ô nhiễm nặng, cần các biện pháp xử lý trong tương lai.
Như vậy, với mục tiêu chất lượng nước đã xác định trong tương lai thì sông Lô cần có biện pháp kiểm soát, hạn chế mực thấp nhất các nguồn xả nước thải phân tán chưa qua xử lý và nguồn tiếp nhận để bảo đảm duy trì chất lượng nước cho các mục đích sử dụng.
3. Đề xuất các giải pháp quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên nước sông Lô
3.1. Giải pháp tổ chức quản lý và sử dụng nước sông Lô hiệu quả, hợp lý dựa theo định hướng quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020.
- Lập quy hoạch bảo vệ môi trường tổng hợp; quy hoạch về quản lý và sử dụng nguồn nước; quy hoạch phát triển bền vững lưu vực sông Lô.
- Hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước về tài nguyên nước, môi trường; nâng cao năng lực quan trắc, phân tích môi trường; quản lý nhu cầu sử dụng nước hiệu quả hơn.
- Thực hiện các biện pháp tiết kiệm nước và hạn chế tổn thất, sử dụng lại nước.
- Phối hợp các giải pháp về kinh tế, kỹ thuật, chính sách, để nâng cao hiệu quả sử dụng nước.
- Đề xuất các văn bản pháp luật; các chương trình, đề tài, dự án.
3.2. Nhóm giải pháp nhằm quản lý hiệu quả các nguồn thải, lượng thải phát sinh ở các khu vực thuộc lưu vực sông Lô.
- Xây dựng quy hoạch hệ thống thoát nước và xử lý nước thải.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý nguồn thải.
- Giải pháp về khoa học công nghệ.
- Giải pháp về tuyên truyền nâng cao nhận thức.
3.3. Giải pháp về nâng cao năng lực quản lý nguồn thải cho doanh nghiệp.
- Thu gom, xử lý và kiểm soát các nguồn thải hiện tại.
- Phát triển việc ứng dụng sản xuất sạch hơn kết hợp tái chế và sử dụng trong sản xuất công nghiệp.
3.4. Nhóm giải pháp quản lý các hoạt động công, nông nghiệp, khai thác khoáng sản, du lịch, dịch vụ gây tác động đến môi trường
- Quản lý việc nuôi cá lồng trên sông.
- Tăng cường các biện pháp để tiếp duy trì ổn định hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông.
- Quản lý các hoạt động du lịch, dịch vụ trên sông.
3.5. Giải pháp kế thừa kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm quản lý, sử dụng tài nguyên nước tại các lưu vực sông Cầu, sông Nhuệ - Đáy, sông Đồng Nai
- Xây dựng hệ thống quan trắc chất lượng nước.
- Giải pháp về kinh tế.
- Các giải pháp về truyền thông.
- Các giải pháp về nâng cao nhận thức.
- Giải pháp phối hợp liên Tỉnh.
Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể "Mỳ rau, củ Thực phẩm xanh Lâm Thao" cho sản phẩm mỳ rau, củ của Hợp tác xã Thực phẩm xanh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
Hỗ trợ tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho một số doanh nghiệp/Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng ĐH12 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý “Đoan Hùng” cho sản phẩm bưởi đặc sản của tỉnh Phú Thọ
Nghiên cứu xây dựng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống thông tin địa lý toàn cầu (GIS) trong quản lý trồng trọt và bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”
Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ