Ngày 30/12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh tổ chức diễn đàn khoa học “Phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh”. Diễn đàn là dịp để các trí thức, chuyên gia, nhà quản lý, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia đóng góp ý kiến để làm rõ cơ sở khoa học, và cung cấp thông tin có tính đa chiều, thực tiễn về mô hình kinh tế tuần hoàn; đề xuất các giải pháp để phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững gắn với bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới.
Quang cảnh diễn đàn khoa học
Dự diễn đàn có đại diện lãnh đạo một số sở ngành, UBND một số huyện của tỉnh; một số trí thức, chuyên gia, nhà khoa học cùng đại diện lãnh đạo một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến nông lâm sản, chăn nuôi có quy mô lớn trong và ngoài tỉnh.
Mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp là quá trình sản xuất theo chu trình khép kín mà hầu hết các chất thải, phế phụ phẩm được quay trở lại làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất khác thông qua việc áp dụng công nghệ sinh học, công nghệ lý hóa và các tiến bộ khoa học kỹ thuật để trở thành các sản phẩm phân bón an toàn chất lượng cao, giảm lãng phí, nhất là giảm các chất thải gây ô nhiễm môi trường.
Đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thảo luận tại diễn đàn
Tại diễn đàn, các đại biểu đã đưa ra một số giải pháp góp phần phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh như: Khuyến khích bà con nông dân xử lý trả lại chất đất hữu cơ bằng cách để lại phần phụ cho đất như thân lá sắn, ngô, cành lá chè sau đốn; tăng cường chế biến phụ phẩm như mùn cưa tạo thành phân bón hữu cơ sử dụng trong nông nghiệp; có chính sách ưu tiên cho các doanh nghiệp đầu tư, khai thác, chế biến phế phụ phẩm trong nông nghiệp để tạo ra phân bón và giá thể hữu cơ; đẩy mạnh quy trình sản xuất tiên tiến, thân thiện với môi trường; xây dựng và nhân rộng các mô hình sử dụng thức ăn chăn nuôi phối trộn, sử dụng phế phẩm sinh học thay thế kháng sinh trong chăn nuôi...
Ông Đặng Đình Vượng - Nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh tỉnh đưa ra một số giải pháp góp phần phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp
Tuy nhiên, những năm gần đây các giải pháp để phát triển kinh tế tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế. Sản xuất nông nghiệp mới chú trọng đến tăng năng suất chứ chưa quan tâm đến lượng dư thừa đầu vào của quá trình sản xuất, chưa quan tâm đến phân bón hữu cơ để bồi dưỡng, tăng kết cấu đất, bảo vệ đa dạng sinh học. Một số cơ sở sản xuất còn nhỏ lẻ gây lãng phí các phế phụ phẩm nông nghiệp, chất thải chăn nuôi, gây ô nhiễm môi trường.
Theo phutho.gov.vn
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Bùi Thế Duy cho biết, “về mặt công nghệ, chúng ta có thể đi sau thế giới rất nhiều, nhưng các tổ chức quốc tế đều ghi nhận chúng ta tiên phong về quản trị trí tuệ nhân tạo (AI)”.
Ngày 10/12/2024 tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức phiên họp đánh giá nền tảng Hệ thống quản lý nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia (STM) với các Sở KH&CN. Phiên họp được diễn ra dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Vướng mắc cơ chế tài chính trong việc sử dụng là nguyên nhân khiến quỹ phát triển khoa học công nghệ của DN tồn đọng hàng nghìn tỷ đồng. Do vậy, cần thiết phải gỡ điểm nghẽn để DN không ngại chi, sợ chi khoản quỹ này.
Trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cần tăng cường nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) mang tính đặc thù, giải pháp đột phá, vượt trội để kịp thời giải quyết các vấn đề cấp bách, trọng điểm của quốc gia.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Lê Xuân Định cho biết, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực KH,CN&ĐMST, với Chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) toàn cầu liên tục tăng. Tuy nhiên, để cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thực sự lan tỏa và tạo ra bước ngoặt, cần có những đột phá mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt trong lĩnh vực KH&CN, với các chính sách và giải pháp đột phá tập trung vào ba lĩnh vực trọng yếu: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và vật liệu mới.
Ở cấp độ một quốc gia hay một địa phương, vùng lãnh thổ, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được xem là cơng cụ quản lý then chốt trong quá trình thực hiẹ̛n chính sách cơng, nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và quản lý các thành tựu phát triển. Chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là mợt cơng cụ quản lý và điều hành vĩ mơ nền kinh tế quốc da̛n cũng như một địa phương, vùng lãnh thổ.