Uy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Hai, 27/04/2015
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Đền Hùng: Biểu tượng của cội nguồn dân tộc


 Đền Hùng - nơi thờ tự tổ tiên của dân tộc Việt Nam - Quốc Tổ Hùng Vương - các bậc tiền nhân có công dựng nước. Là người Việt Nam ai cũng muốn được đến nơi đây để thắp nén hương thơm trên bàn thờ Tổ, tri ân công đức tổ tiên, thể hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn".

Rước kiệu tại Lễ hội Đền Hùng.  Ảnh: Nguyên An
Rước kiệu tại Lễ hội Đền Hùng. Ảnh: Nguyên An


Tưởng nhớ và tri ân các bậc tiền nhân có công dựng nước, nhân dân ta đã dựng nên rất nhiều đền đài thờ tự các vua Hùng và các tướng lĩnh thời Hùng Vương, trong đó Đền Hùng vẫn là nơi linh thiêng nhất. Gắn với các di tích thời Hùng Vương là các lễ hội đặc sắc của từng địa phương, bao gồm các trò chơi dân gian, những nghi lễ liên quan đến thần tích về vua Hùng và các tướng lĩnh nhà Hùng. Bên cạnh đó là hàng loạt di chỉ khảo cổ học được phát hiện và khai quật với nhiều di vật vừa đa dạng, phong phú, vừa rất lớn về số lượng, đã minh chứng cho một thời kỳ lịch sử của thời đại Hùng Vương từ mấy ngàn năm về trước.

Trải qua 18 đời cha truyền, con nối, nhà nước Văn Lang của các vua Hùng tuy còn đơn giản, mới hình thành, nhưng đã cố kết được lòng người, tình cảm và ý thức cộng đồng để xây dựng và phát triển đất nước.

Việc đầu tiên là chọn đất đóng đô, đã thể hiện tầm nhìn chiến lược của các vua Hùng. Theo sử sách còn ghi lại kết hợp với kết quả nghiên cứu của ngành khảo cổ học cho thấy: Kinh đô Văn Lang thời các vua Hùng dựng nước nằm trong địa giới thành phố Việt Trì ngày nay. Đây là một nơi đắc địa được các vua Hùng lựa chọn, nằm giữa hai con sông Hồng và sông Lô chảy qua, tạo nên một vùng đất màu mỡ rất thuận lợi cho việc canh tác; đồng thời như những con hào thiên nhiên che chắn, bảo vệ. Xa xa nhìn về hướng đông có dãy núi Tam Đảo án ngữ tựa như Thanh Long; phía Tây có ngọn núi Ba Vì cao ngất tựa như Bạch Hổ, ở vào thế "sơn chầu, thủy tụ", vùng đất địa linh.

Chính vì vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên như vậy, nên Việt Trì đã trở thành địa bàn cư trú tập trung của người Việt cổ và là nơi các vua Hùng chọn làm trung tâm chính trị của nhà nước Văn Lang - nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.

 Thông qua truyền thuyết còn cho thấy các mối quan hệ của xã hội đương thời. Mặc dù thời Hùng Vương còn ở vào buổi bình minh của lịch sử, nhưng các mối quan hệ xã hội rất thuần hậu, chất phác. Mọi người sống với nhau hòa thuận, đoàn kết, tương thân tương ái trong cuộc sống thường nhật, cũng như chống chọi với thiên tai, địch họa. Vua tôi thương yêu nhau như anh em ruột thịt. Những câu chuyện kể về vua Hùng đi săn, vua Hùng dạy dân trồng lúa... là minh chứng cho quan hệ thân thiết ấy. Mỗi khi đất nước lâm nguy, cả cộng đồng lại hợp sức cùng nhau đánh đuổi kẻ thù xâm lược. Câu chuyện về Thánh Gióng cho thấy tinh thần bất khuất, quật cường của dân tộc Việt Nam ngay từ buổi đầu dựng nước.

Vua Hùng chọn người hiền tài kế vị cũng là bài học quý cho con cháu chúng ta hôm nay. Câu chuyện "Bánh chưng, bánh giầy" vừa tôn vinh thành quả lao động, nhưng sâu xa hơn là việc vua Hùng thứ sáu đã vượt qua lễ nghi truyền thống để chọn người hiền tài kế vị ngai vàng cai quản đất nước, giúp cho muôn dân no ấm.

Thời Hùng Vương chỉ tồn tại qua 18 đời, đến đời Hùng Vương thứ 18 đã nhường ngôi cho Thục Phán. Thục Phán lên ngôi xưng là An Dương Vương, đổi tên nước thành Âu Lạc và dời đô về Cổ Loa.

Để tri ân những người đã có công dựng nước, An Dương Vương đã lập miếu thờ các vua Hùng tại núi Nghĩa Lĩnh, nơi các vua Hùng thường lên đây làm lễ tế trời đất. Tại đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, An Dương Vương còn dựng cột đá thề, nguyện bảo vệ giang sơn mà các vua Hùng trao lại và đời đời hương khói tổ tiên.

Về sau, nhân dân ta cảm kích công lao trời biển của các vua Hùng, nên đã lập các đền thờ trên núi Nghĩa Lĩnh để tỏ lòng tôn kính các bậc tiền nhân có công dựng nước.

Ngày nay, khu di tích lịch sử  Đền Hùng được Nhà nước xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Chúng ta càng tự hào vì sự tôn vinh của cả thế giới đối với tổ tiên của dân tộc Việt Nam; là sự trân trọng của Đảng và Nhà nước đối với nơi thờ tự tổ tiên thiêng liêng của dân tộc.

Lượt xem: 39



BÀI VIẾT KHÁC
Khai mạc lớp tập huấn nghiệp vụ Thông tin và Truyền thông cơ sở năm 2018
Khai mạc lớp tập huấn nghiệp vụ Thông tin và Truyền thông cơ sở năm 2018

Ngày 2/10, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức khai mạc lớp tập huấn nghiệp vụ Thông tin và Truyền thông cơ sở năm 2018 cho hơn 240 học viên là lãnh đạo, cán bộ phòng Văn hóa - Thông tin, Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện và cán bộ Đài truyền thanh cấp xã trên địa bàn tỉnh.

Ngày 04/10/2018
Tập huấn nâng cao kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế năm 2018
Tập huấn nâng cao kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế năm 2018

Ngày 3-10, Ban Hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh phối hợp với Trung tâm tư vấn, đào tạo Công nghiệp - Thương mại thuộc Viện nghiên cứu chiến lược chính sách, Bộ Công thương tổ chức hội nghị tập huấn, tuyên truyền nâng cao kiến thức năng lực về hội nhập kinh tế quốc tế năm 2018 cho lãnh đạo các xã, phường, thị trấn; cán bộ Hội Phụ nữ, Hội Nông dân và một số doanh nghiệp trên địa bàn.

Ngày 04/10/2018
Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; làm cho văn hóa thật sự là động lực, nền tảng tinh thần của xã hội
Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; làm cho văn hóa thật sự là động lực, nền tảng tinh thần của xã hội

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2000 - 2018 được tổ chức ngày 21/9, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh trong thời gian tới, phải xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; làm cho văn hóa thật sự là động lực, nền tảng tinh thần của xã hội.

Ngày 25/09/2018
Tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ - hướng phát triển bền vững nông sản Việt
Tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ - hướng phát triển bền vững nông sản Việt

Thực phẩm hữu cơ, an toàn đối với sức khỏe con người đã và đang thu hút sự quan tâm lớn của cộng đồng, cùng với đó, việc ban hành tiêu chuẩn phù hợp với điều kiện sản xuất sản phẩm nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam được coi là nỗ lực rất lớn của cơ quan quản lý nhằm giúp các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện sản xuất, tiếp cận thị trường nông nghiệp hữu cơ trong và ngoài nước.

Ngày 24/09/2018
Khơi dậy tiềm năng đổi mới, sáng tạo của doanh nghiệp và người dân
Khơi dậy tiềm năng đổi mới, sáng tạo của doanh nghiệp và người dân

VietNamNet trân trọng giới thiệu bài viết của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Hội nghị WEF ASEAN 2018 - Chung tay xây dựng Cộng đồng ASEAN trong thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Ngày 19/09/2018
Trung thu 2018: Người tiêu dùng ngày càng thích đồ chơi trẻ em hợp chuẩn
Trung thu 2018: Người tiêu dùng ngày càng thích đồ chơi trẻ em hợp chuẩn

Khác với những dịp Tết trung thu trước đây, người tiêu dùng hiện đã có nhận thức rõ ràng hơn về việc lựa chọn những mặt hàng đồ chơi trẻ em đạt chuẩn cho con trẻ.

Ngày 17/09/2018
Lịch tiếp công dân Chung tay cải cách thủ tục hành chính Thông tin KHCN Điều tra nghiên cứu khoa học 2024 Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

0

PAKN từ chối xử lý

0