Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất chính sách bố trí nhà công vụ và phương tiện đi lại cho các nhà khoa học đầu ngành, tổng công trình sư trong thời gian thực hiện nhiệm vụ.
Đây là một trong những nội dung quan trọng trong dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo do Bộ soạn thảo.
Theo Điều 34 của dự thảo, các nhà khoa học đầu ngành, tổng công trình sư, cũng như các nhà khoa học, kỹ sư được giao chủ trì nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, sẽ được hưởng mức lương và phụ cấp ưu đãi đặc biệt. Ngoài ra, họ còn được hỗ trợ nhân lực, kinh phí và các nguồn lực vật chất, tài chính để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ khoa học; tự quyết định việc mua sáng chế, thiết kế, tài liệu kỹ thuật, bí quyết công nghệ trong phạm vi kinh phí được cấp, cũng như thuê chuyên gia trong và ngoài nước.
Các nhà khoa học thuộc diện này cũng được hỗ trợ kinh phí tham gia hội nghị, hội thảo khoa học trong nước và quốc tế, đồng thời được chủ động tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học được giao.
UAV cảm tử do nhà máy Z131, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng thiết kế, chế tạo. Ảnh: Giang Huy
Dự thảo cũng đề xuất ưu tiên kinh phí hỗ trợ để các nhà khoa học, kỹ sư trẻ tài năng nâng cao trình độ, giao họ chủ trì nhiệm vụ khoa học, công nghệ và hỗ trợ một phần học phí, sinh hoạt phí khi nghiên cứu, trao đổi học thuật ở trong nước, quốc tế.
Bên cạnh các chính sách ưu đãi, dự thảo cũng bổ sung nhiều quy định về tuyển chọn nhân lực khoa học vào làm việc cho Nhà nước. Cụ thể, cá nhân có thành tích nghiên cứu xuất sắc hoặc đạt giải thưởng về khoa học, công nghệ sẽ được bổ nhiệm vào các chức danh nghiên cứu khoa học mà không phụ thuộc vào thời gian công tác.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu làm việc trong khu vực tư nhân hoặc người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài có thành tích xuất sắc cũng được tính thời gian công tác để sắp xếp vào các vị trí công việc, chức danh khoa học tương đương mà không cần qua thi tuyển. Chuyên gia nước ngoài trong các lĩnh vực ưu tiên phát triển của Việt Nam sẽ được xem xét ưu đãi về xuất nhập cảnh, cư trú và cấp giấy phép lao động.
Theo cơ quan soạn thảo, cơ chế ưu đãi vượt trội dành cho nhân lực khoa học - công nghệ là một trong những chính sách trọng tâm của dự thảo. Nhà nước hướng tới mở rộng nhân lực trong lĩnh vực này, bao gồm cả nghiên cứu sinh, nghiên cứu viên sau tiến sĩ, cũng như các cá nhân hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ trong doanh nghiệp và các tổ chức khoa học độc lập.
Với các chính sách mới về thu nhập và nhà ở, Bộ Khoa học và Công nghệ kỳ vọng sẽ thu hút được người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài có trình độ cao về Việt Nam làm việc và sinh sống. Cơ chế thu nhập cạnh tranh và môi trường làm việc chuyên nghiệp sẽ giúp thu hút, trọng dụng và giữ chân các nhà khoa học đầu ngành, chuyên gia, kỹ sư, tổng công trình sư trong và ngoài nước.
Đây được xem là những bước đi quyết định để Nhà nước tuyển dụng được nhân tài có khả năng tổ chức, điều hành và triển khai các nhiệm vụ trọng điểm quốc gia về khoa học và công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Hệ thống nhân lực này cũng sẽ là nền tảng để xây dựng, kết nối và phát triển mạng lưới chuyên gia, nhà khoa học trong nước và quốc tế.
Sơn Hà - VnExpress
Sáng 27/6, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo với 73 điều, có hiệu lực từ ngày 1/10/2025.
Không chỉ tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, Việt Nam đang từng bước hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo toàn diện, sẵn sàng thu hút nhân tài, công nghệ và nguồn vốn toàn cầu. Những định hướng lớn từ Nghị quyết số 57 và Nghị quyết số 68 của Bộ Chính trị đang tạo nền tảng vững chắc để đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế đổi mới sáng tạo năng động hàng đầu khu vực.
Hai nhà máy trí tuệ nhân tạo (AI Factory) của FPT đặt tại Nhật Bản và Việt Nam lần lượt giữ vị trí thứ 36 và 38 trong bảng xếp hạng Top 500 về siêu máy tính hiệu năng cao công bố tháng 6/2025.
Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, tỉnh Phú Thọ đã và đang có những bước đi chiến lược nhằm đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau trong tiến trình số hóa. Một trong những điểm nhấn quan trọng là việc triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” nhằm phổ cập kiến thức, kỹ năng số ....
Các nhiệm vụ của Nghị quyết 57 được chia thành sáu hệ thống, với 30 sáng kiến đột phá, triển khai phần lớn trong giai đoạn 2025-2030.
Triển khai trợ lý ảo hỗ trợ cán bộ, người dân không chỉ là bước tạo cơ sở pháp lý, đổi mới mạnh mẽ bộ máy hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước mà việc triển khai trợ lý ảo giúp cán bộ, công chức nắm vững quy trình, nhiệm vụ, quyền hạn theo từng cấp hành chính. Trên cơ sở đó, người dân có thể chủ động tra cứu, yêu cầu cung cấp dịch vụ công nhanh nhất, mọi lúc, mọi nơi - không phụ thuộc vào địa giới hành chính.
Liên kết trang
0
2
0