Trong nhiều năm qua, sản xuất công nghiệp thành phố Việt Trì luôn có sự phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt giai đoạn từ năm 2001-2007 là thời điểm công nghiệp thành phố có sự bứt phá mạnh mẽ nhất với tốc độ tăng trưởng bình quân từ 15-20%/năm. Từ năm 2008 đến nay, mặc dù do tác động của khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới, ảnh hưởng bởi tăng giá, lạm phát cao... nhưng sản xuất công nghiệp vẫn đạt mức tăng khá. Sự phát triển này đã đưa công nghiệp trở thành ngành chủ lực, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế chung của thành phố, góp phần giải quyết việc làm và thu nhập cho hàng chục ngàn lao động.
![]() |
Dây chuyền đóng gói sản phẩm ở Công ty TNHH MTV Miwon Việt Nam. |
Thực hiện quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2011- 2020, định hướng đến năm 2030, bên cạnh việc định hướng và xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, thành phố đã tập trung chỉ đạo thực hiện phát triển công nghiệp theo đúng quy hoạch đã được duyệt. Trong giai đoạn 2011-2014, thành phố đã cơ bản hoàn thành mục tiêu mở rộng và phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp: Bia Hà Nội - Hồng Hà; sản xuất gạch ceramic, giấy, hóa chất...; hoàn thành quy hoạch chi tiết 2 cụm công nghiệp làng nghề Phượng Lâu 1 và cụm TTCN và làng nghề hoa, sinh vật cảnh xã Phượng Lâu. Năm 2011, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố đạt 6.531 tỷ đồng, đến năm 2013 đạt 11.719 tỷ đồng. Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng năm 2011 đạt 63,2%, năm 2013 đạt 59%, dự kiến năm 2014 đạt 57,5%. Với các chính sách thu hút đầu tư thông thoáng nên trong giai đoạn 2011-2014, thành phố đã thu hút được trên 40 dự án đầu tư vào sản xuất công nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong đó, có 29 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư trên 3.572 tỷ đồng và 11 dự án FDI với tổng vốn đầu tư trên 109 triệu USD. Dự kiến, sau khi các dự án này hoàn thành đầu tư và đi vào hoạt động sẽ góp phần giải quyết một lượng lớn lao động, đồng thời góp phần gia tăng đáng kể giá trị sản xuất công nghiệp trong những năm tới.
Trao đổi với chúng tôi, đại diện UBND thành phố cho biết, những nét nổi bật trong sản xuất công nghiệp của thành phố là rất rõ, song những tồn tại, yếu kém cũng không ít. Vấn đề cần được quan tâm khắc phục nhất hiện nay đó là: Cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển công nghiệp còn thấp và chưa đồng bộ. Chưa thu hút được các nhà đầu tư có nguồn tài chính lớn, công nghệ hiện đại. Nguồn vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp còn hạn hẹp. Công tác chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp còn hạn chế. Công nghiệp chủ yếu phát triển theo chiều rộng, tăng trưởng chủ yếu dựa vào đầu tư phát triển cơ sở sản xuất công nghiệp mới. Tăng trưởng dựa trên cơ sở đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ để tăng sản lượng chưa nhiều. Vì thế, chất lượng tăng trưởng còn thấp, hiệu quả và khả năng cạnh tranh hạn chế, chưa thật bền vững. Quy mô của hầu hết các doanh nghiệp hiện có đều ở mức vừa và nhỏ, phát triển chưa ổn định. Nhiều doanh nghiệp chậm thực hiện đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất; năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm thấp, tính cạnh tranh không cao. Một số doanh nghiệp còn sử dụng hệ thống dây chuyền từ những năm 60, 70 của thế kỷ trước (ví dụ như giấy, hóa chất) đã lạc hậu và xuống cấp. Thậm chí có những doanh nghiệp mới nhập khẩu và lắp đặt dây chuyền sản xuất công nghệ nước ngoài, nhưng đây lại là những dây chuyền cũ và công nghệ sản xuất lạc hậu; quá trình sản xuất không những không đem lại hiệu quả cao mà còn gây ô nhiễm môi trường, cụ thể là Công ty cổ phần Kim Quy - Minh Phương...
Trong những năm tới, để sản xuất công nghiệp thành phố phát triển nhanh, chất lượng và hiệu quả, khẳng định vị thế là trung tâm công nghiệp lớn của tỉnh, các cấp ngành cần thay đổi tư duy đầu tư phát triển công nghiệp bằng mọi giá để có tăng trưởng cao bằng việc đầu tư phát triển có chọn lọc, có chất lượng và hiệu quả kinh tế, gắn với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Bên cạnh việc tập trung khắc phục các tồn tại hạn chế, cần xây dựng cơ chế chính sách nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp trong việc đầu tư mở rộng sản xuất, phát triển thị trường, tiếp cận với trình độ công nghệ tiên tiến; rà soát bổ sung hoàn thiện các chính sách thu hút, ưu đãi, khuyến khích đầu tư; công bố công khai quy hoạch công nghiệp, đất đai, các quy hoạch liên quan và danh mục các dự án mới gọi đầu tư theo thứ tự ưu tiên, cũng như các chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư. Tiếp tục thực hiện tốt việc cải cách thủ tục hành chính; tăng cường tiếp xúc với doanh nghiệp nắm bắt, giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp.
baophutho.vn.Thực hiện Nghị quyết số 20 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể (KTTT) trong giai đoạn mới, tỉnh Phú Thọ triển khai các cơ chế, chính sách để hỗ trợ sự phát triển KTTT; quan tâm tháo gỡ khó khăn, khơi dậy nội lực để các mô hình KTTT, HTX phát triển hiệu quả, góp phần cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng đời sống của người dân, ổn định an sinh xã hội.
Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững, đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới (NTM) sau sáp nhập, xã Cự Đồng mới (được thành lập trên cơ sở sáp nhập của ba xã: Tất Thắng, Thắng Sơn và Cự Đồng) đã tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp, từng bước tìm hướng đi phù hợp trong phát triển kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho người dân.
PhuthoPortal - Với nỗ lực lớn, quyết tâm cao đưa tỉnh Phú Thọ đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2 con số trong năm 2025 và giai đoạn tiếp theo, ngay sau hợp nhất, các địa phương trên địa bàn tỉnh không chỉ bắt tay mà đã chuyển động, tăng tốc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho Nhân dân.
baophutho.vnKinh tế tuần hoàn là một trong những hướng đi quan trọng nhằm phát triển bền vững, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, mô hình này đã từng bước được lồng ghép vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, cũng như các chương trình, đề án cụ thể của tỉnh, tạo nền tảng cho một chu trình sản xuất, tiêu dùng xanh, tuần hoàn và bền vững hơn.
3 mạch nguồn Vĩnh Phúc, Hòa Bình và Phú Thọ hòa chung một dòng chảy, tạo nên một vùng đất đầy tiềm năng, khu vực kinh tế năng động, giàu triển vọng hàng đầu khu vực phía Bắc. Cùng kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn trong xúc tiến đầu tư của Vĩnh Phúc, tỉnh Phú Thọ mới mở ra những cơ hội vàng cho nhà đầu tư, nhất là các dự án công nghệ cao (CNC) đến xây tổ và cất cánh bay xa.
baophutho.vnChủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Trưởng các Ban của HĐND các tỉnh, thành phố sau hợp nhất, sáp nhập, trong đó có tỉnh Phú Thọ.
Liên kết trang
0
2
0