Trong khuôn khổ Cuộc họp thường niên năm 2024 của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) được tổ chức từ ngày 9-13/9/2024 tại Cartagena de Indias, Colombia đã diễn ra sự kiện công bố hướng dẫn quốc tế đầu tiên về đóng góp cho việc đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) của Liên Hợp quốc - ISO/UNDP PAS 53002:2024.
Đây là tài liệu miễn phí đầu tiên nhằm cung cấp, hướng dẫn các tổ chức đẩy nhanh tiến trình đáp ứng các SDG. Theo báo cáo SDG Liên Hợp quốc năm 2024, chỉ có 17% các mục tiêu SDG đang trên đà đạt được trên toàn cầu vào năm 2030.
Ông Sergio Mujica, Tổng thư ký ISO, cho biết, các hướng dẫn mới này được phát triển bởi một nhóm chuyên gia quốc tế do thành viên ISO tại Đan Mạch, được thiết kế để các doanh nghiệp, tổ chức tuân thủ SDG đến hành động vì SDG.
Trước xu thế hiện nay, các doanh nghiệp cần hành động nhiều hơn nữa để đạt được các SDG và sự hợp tác là yếu tố quan trọng để thúc đẩy hành động. ISO tự hào được hợp tác với Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) để thúc đẩy tiến trình SDG “Những hướng dẫn cho phép tất cả các loại hình tổ chức - ở cả khu vực công và tư trên toàn thế giới,lớn hay nhỏ, mới hay đã thành lập đưa SDG vào cốt lõi hoạt động của họ. Lần đầu tiên, chúng ta có một phương pháp tiếp cận chung để các doanh nghiệp và tổ chức điều chỉnh chiến lược của họ với các SDG, ghi lại tiến trình hướng tới việc đạt được, đồng thời hướng dẫn cung cấp lời khuyên thực tế để tích hợp phát triển bền vững vào tất cả các chức năng và quá trình ra quyết định đầu tư”, ông Sergio Mujica cho biết thêm.
Được biết, vào tháng 9/2023, ISO và UNDP đã ký một Tuyên bố Ý định quan trọng, đánh dấu cam kết hợp tác trong các sáng kiến tiêu chuẩn nhằm nâng cao các nỗ lực bền vững trong khu vực công và tư nhân. Các hướng dẫn ISO/UNDP về các SDG là kết quả lớn đầu tiên của quan hệ đối tác chiến lược này, đồng thời sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai thành Tiêu chuẩn Quốc tế đầu tiên cho các SDG của Liên Hợp quốc, dựa trên các tiêu chuẩn tác động SDG của UNDP và các tiêu chuẩn ISO liên quan.
Tổ chức, cá nhân quan tâm có thể tải tài liệu Hướng dẫn miễn phí tại địa chỉ website: www.iso.org/SDGguidelines.
ISO/UNDP PAS 53002 là tài liệu giúp các tổ chức đóng góp vào SDG của Liên Hợp quốc. Các hướng dẫn này được xây dựng thông qua quan hệ đối tác với UNDP nhằm cung cấp cho các tổ chức một phương pháp tiếp cận thống nhất để quản lý và tối ưu hóa tác động của họ đối với phát triển bền vững một cách có hệ thống trên nhiều khía cạnh hoạt động khác nhau. Các hướng dẫn này đóng vai trò quan trọng để thúc đẩy phương pháp tiếp cận toàn diện đối với phát triển bền vững, cho phép các tổ chức đóng góp tích cực vào SDG. Cung cấp một khuôn khổ có cấu trúc để tối đa hóa các tác động tích cực và giảm thiểu các tác động tiêu cực, đặc biệt là đối với các nhóm dễ bị tổn thương. Thông qua các biện pháp chủ động và lồng ghép phát triển bền vững vào hoạt động kinh doanh và quy trình ra quyết định, các hướng dẫn này đảm bảo phương pháp tiếp cận cân bằng đối với tính bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. Các hướng dẫn này có liên quan đến các tổ chức trong mọi lĩnh vực. Chúng hướng đến những người ra quyết định cấp cao, những người có thể sử dụng chúng để xác định cách tạo ra tác động tích cực hữu hình dựa trên bối cảnh riêng của tổ chức. Lợi ích mà tổ chức có thể đạt được bao gồm: Điều chỉnh các chiến lược tổ chức với các mục tiêu phát triển bền vững; Tăng cường sự tham gia của các bên liên quan và đóng góp của xã hội; Cải thiện báo cáo và tính minh bạch về tính bền vững; Hỗ trợ quản lý rủi ro liên quan đến các vấn đề về tính bền vững. |
Theo most.gov.vn
Việc mở rộng các buổi tổ chức đào tạo chuyên gia năng suất tại các trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm đào tạo trong nước về năng suất sẽ tạo ra mạng lưới chuyên gia năng suất, từ đó thu hút các ứng viên trên toàn quốc.
Huyện Tân Sơn có gần 4.000ha chè, trong đó có tới 90% thuộc diện đang cho thu hoạch. Chè là một trong những loại cây trồng được xác định là cây chủ lực trong phát triển kinh tế của huyện. Những năm qua, cùng với giữ ổn định diện tích chè, Tân Sơn luôn chú trọng nâng cao chất lượng, sản xuất chè an toàn.
Là huyện miền núi, thu nhập của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện Yên Lập chủ yếu trông vào nông, lâm nghiệp. Để tạo nguồn sinh kế ổn định cho người dân, Yên Lập đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát triển nông, lâm nghiệp bền vững, nâng cao giá trị nông, lâm sản.
Ngày 23/10/2024, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia tổ chức Hội nghị “Tuyên truyền, phổ biến các quy định về mã số mã vạch và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa”.
Truy xuất nguồn gốc (TXNG) sản phẩm, hàng hóa đã và đang là nhu cầu cần thiết đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng nhằm công khai, minh bạch các thông tin về quá trình sản xuất, bảo đảm chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có nhiều sản phẩm đã được gắn tem TXNG, góp phần khẳng định uy tín và nâng tầm thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Ngày 17/10, tại UBND xã Xuân Đài, huyện Tân Sơn, Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lương đã tổ chức Hội nghị tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý, sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận Chè Phú Thọ cho các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn xã Xuân Đài và xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn, Tỉnh Phú Thọ.