Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) cho biết sẽ tập trung nguồn lực đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN đồng thời chú trọng nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng để phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế-xã hội bền vững...
Quyết định số 569/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ đã ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030, với nhiệm vụ và giải pháp phát triển nguồn nhân lực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo có trình độ, năng lực sáng tạo cao, phát triển vững chắc, thực sự trở thành động lực tăng trưởng, đưa Việt Nam trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam, hướng tới một số lĩnh vực khoa học, công nghệ đạt trình độ quốc tế.
Chia sẻ với báo chí về việc những nhiệm vụ, giải pháp nhằm thực hiện Quyết định, Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt cho hay, từ nay đến năm 2025, Bộ KH&CN tiếp tục đổi mới cơ bản, toàn diện, đồng bộ về tổ chức, cơ chế tài chính, quản lý, cơ chế tự chủ của các tổ chức KH&CN công lập phù hợp với đặc thù của hoạt động khoa học và công nghệ, hoàn thiện cơ sở pháp lý quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, với định hướng chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế, bảo đảm nguyên tắc công khai minh bạch và công bằng, kết hợp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và thanh tra chuyên ngành.
Đặc biệt, tập trung nguồn lực đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN đồng thời chú trọng nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng để phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế-xã hội bền vững, bảo đảm an ninh-quốc phòng thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn, trong đó chú trọng xây dựng, thúc đẩy các giải pháp thu hút nguồn lực xã hội, đặc biệt là từ Quỹ phát triển KH&CN của các doanh nghiệp để đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thúc đẩy các giải pháp đồng bộ để phát triển thị trường KH&CN, hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
Ảnh minh hoạ
Bộ KH&CN nghiên cứu, rà soát sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, các pháp luật liên quan để phù hợp với những yêu cầu mới đặt ra trong phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; xây dựng cơ sở pháp lý triển khai các cơ chế thí điểm, thử nghiệm, đặc thù với các loại hình, mô hình kinh tế mới dựa trên khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo;
Sửa đổi đồng bộ các quy định về quản lý, triển khai các nhiệm vụ KH&CN các cấp theo hướng công khai, minh bạch, khách quan, phù hợp với tiêu chí kết quả đầu ra, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc chuyển giao, xử lý tài sản hình thành trong nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước; tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia đóng góp kinh phí cùng với ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ KH&CN; chuyển đổi số quy trình quản lý, cơ sở dữ liệu các nguồn lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; đổi mới cơ chế tài chính cho các nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách Nhà nước theo hướng thông thoáng, tạo thuận lợi cho các nhà khoa học, đồng thời hướng đến sản phẩm cuối cùng, lấy kết quả nghiên cứu làm mục tiêu.
Bộ cũng nghiên cứu đổi mới cơ chế, chính sách, pháp luật về đầu tư, đầu tư công, mua sắm công, tài sản công, thuế để khuyến khích, phát triển hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; thu hút các dự án đầu tư sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, có tác động lan tỏa đến doanh nghiệp trong nước; xây dựng cơ chế và đề xuất triển khai áp dụng khung thể chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) đối với hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo trong một số dự án KH&CN; xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù, ưu tiên nguồn lực để khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo với các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh công nghệ mới là động lực chính của tăng trưởng kinh tế.
Đồng thời, Bộ hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo cả trong nước và ngoài nước; khuyến khích doanh nghiệp thành lập, tăng quy mô các Quỹ phát triển KH&CN, sử dụng hiệu quả Quỹ cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới, phát triển công nghệ; thúc đẩy hợp tác giữa các viện nghiên cứu với trường đại học thông qua đầu tư xây dựng phòng thí nghiệm nghiên cứu chung; khuyến khích hợp tác công-tư trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo.
Theo Bảo Lâm: Vietq.vn
Xác định khoa học, công nghệ là giải pháp quan trọng, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển KT-XH của tỉnh, những năm qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã tích cực triển khai xây dựng các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) trong sản xuất nông nghiệp theo đúng tinh thần Nghị quyết số 20-NQ/TW (Nghị quyết 20) ngày 1/11/2012 của BCH Trung ương Đảng (khóa XI) về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Xác định ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp là giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân, ngày 29/4/2021, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Thanh Thủy đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 09-NQ/HU về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 (NQ 09). Từ đó, trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất hàng hóa cho hiệu quả kinh tế cao.
Trong ngành nông nghiệp trồng trọt, việc sử dụng phân bón hiệu quả là yếu tố quan trọng giúp cải thiện năng suất và chất lượng cây trồng. Hai loại phân bón được nhiều người quan tâm và sử dụng phổ biến hiện nay là phân bón vi sinh và chế phẩm vi sinh. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn lúng túng trong việc nhận biết và phân biệt hai loại phân này.
Công nghệ sản xuất bầu hữu cơ siêu nhẹ sử dụng dây chuyền thiết bị cơ giới tạo túi bầu tự hoại với nguyên liệu 100% chất hữu cơ phế thải như: Mùn cưa, vỏ lạc nghiền nhỏ, trấu hun. Trường Đại học Hùng Vương được UBND tỉnh phê duyệt và triển khai nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh “Xây dựng mô hình sản xuất bầu hữu cơ siêu nhẹ tự hủy quy mô công nghiệp phục vụ sản xuất cây giống lâm nghiệp chất lượng cao tại tỉnh Phú Thọ” từ năm 2021, dự án góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất lâm nghiệp
Nông nghiệp hữu cơ đang là xu hướng phát triển mạnh hiện nay trước nhu cầu sử dụng sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng cũng như đảm bảo sự bền vững cho môi trường, đồng thời đây cũng là một trong những giải pháp giúp nông nghiệp gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường, nâng cao giá trị sản phẩm. Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, những năm gần đây đã xuất hiện một số mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Chương trình yêu cầu nhiệm vụ và giải pháp về công tác thông tin đối ngoại trong giai đoạn mới cần hướng tới cách làm mới, sáng tạo.