Ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Ba, 27/09/2016
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Đẩy mạnh đầu tư công nghệ cho các ngành công nghiệp hỗ trợ


 

Theo các chuyên gia, mỗi năm, Việt Nam chi hàng chục tỷ USD để nhập khẩu các linh kiện, máy móc, thiết bị để sản xuất. Việc thiếu đầu tư về khoa học và công nghệ (KH&CN) để phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng không chủ động được nguồn cung nguyên liệu sản xuất.

 

 

 

Chưa phát huy tiềm lực
Theo đánh giá của các chuyên gia, do thiếu rất nhiều các thiết bị phụ trợ, nên ngành công nghiệp ô tô Việt Nam không đạt kỳ vọng, “lẹt đẹt” với tỷ lệ nội địa hóa còn đang dưới mức 20%, nhất là dòng xe con và xe chuyên dùng. Với tỷ lệ nội địa hóa thấp như hiện nay, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam sẽ rất khó có thể đứng vững, tồn tại và phát triển khi theo lộ trình cắt giảm thuế quan của hiệp định TPP, đến năm 2018, sản phẩm ô tô nhập khẩu từ các quốc gia thành viên ASEAN và ASEAN + 3 (gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản) sẽ giảm xuống mức 0 và 5%.

Cần đầu tư mạnh tay cho ngành công nghiệp hỗ trợ.
Theo ông Phạm Văn Tài, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần ô tô Trường Hải, thị trường ô tô chưa phát triển như mong đợi vì ngành công nghiệp phụ trợ chưa được đầu tư một cách thích đáng. Hầu hết các chi tiết linh phụ kiện phụ tùng có hàm lượng kỹ thuật cao như động cơ, hộp số Việt Nam đều chưa thể tự sản xuất trong nước, mà vẫn phải nhập khẩu, khâu sản xuất trong nước mới chỉ dừng lại ở lắp ráp.

Theo Tổng cục Thống kê, hiện nay tỷ lệ nội địa hóa trong ngành chế tạo ô tô mới chỉ đạt 5 - 20%, điện tử đạt 5 - 10%, các ngành da giày, dệt may khoảng 3%, công nghệ cao chỉ đạt 2%. Trong tổng số 500.000 doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước, thì doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chỉ chiếm 0,03%. Hầu hết nguyên vật liệu cho công nghiệp chế tạo phụ tùng và thiết bị phụ trợ phải nhập khẩu, dẫn đến giá trị gia tăng thấp, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kém.

Theo ông Nguyễn Đình Hậu, Vụ trưởng Vụ KH&CN các ngành kinh tế kỹ thuật, Bộ KH&CN: Công nghiệp hỗ trợ và cơ khí, chế tạo của Việt Nam còn yếu kém là do hầu hết doanh nghiệp đều thiếu vốn, thiếu công nghệ, thiết bị lạc hậu, sản xuất manh mún. Đặc biệt là thiếu nguồn nhân lực có hàm lượng KHCN cao, lực lượng cán bộ khoa học có trình độ hầu hết ở độ tuổi cao, lực lượng công nhân có khả năng tiếp nhận các kiến thức công nghệ hiện đại còn hạn chế...

Chú trọng đầu tư công nghệ
Vừa qua Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 35/NQ - CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Trong đó đưa ra hàng loạt giải pháp phát triển, hỗ trợ doanh nghiệp để chủ động đầu tư cho công nghiệp hỗ trợ.

Tuy nhiên, theo ông Trần Văn Quang, Vụ phó Vụ Phát triển KHCN địa phương, Bộ KH&CN, chính sách đã có, nhưng để chính sách đến được với doanh nghiệp một cách có hiệu quả nhất, cần sự “thấu hiểu” của Nhà nước. Muốn phát triển công nghiệp hỗ trợ không thể thiếu yếu tố công nghệ và vốn. Kinh nghiệm của một số nước như: Hàn Quốc, Thái Lan... là xây dựng mối liên kết chặt chẽ và thông suốt giữa các doanh nghiệp tham gia vào công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp lắp ráp, chế tạo; nâng tầm doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ là các nhà thầu phụ... và đưa các nội dung này vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước, nhờ đó đã thành công trong phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, Việt Nam cần phải có sự quy hoạch các chính sách cụ thể về hỗ trợ về công nghệ phát triển các sản phẩm nguyên liệu đầu vào. Đặc biệt, cần tạo sự thông thoáng để các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ dễ dàng tiếp cận vốn đầu tư và mở rộng nghiên cứu, sản xuất. Bên cạnh đó, đẩy mạnh hoạt động chuyển giao công nghệ có hiệu quả, trong đó ưu tiên chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam để nâng cáo trình độ năng lực công nghệ quốc gia.

Thời gian tới, Bộ KH&CN sẽ xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách liên kết lực lượng nghiên cứu và phát triển KH&CN với đơn vị sản xuất kinh doanh; đầu tư phát triển có trọng tâm, trọng điểm một số phòng thí nghiệm chuyên ngành thuộc các lĩnh vực công nghiệp cơ khí chủ chốt. Dự kiến đến năm 2025 sẽ xây dựng được 3 - 5 phòng thí nghiệm chuyên ngành có cơ sở vật chất, thiết bị nghiên cứu hiện đại đạt trình độ khu vực và thế giới thuộc các lĩnh vực điện tử, cơ khí, thiết bị điện, dệt may, da giày... để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp hỗ trợ”, ông Hậu cho biết.
Lượt xem: 112



BÀI VIẾT KHÁC
'Xây dựng chính sách tạo động lực đột phá cho khoa học, công nghệ'
'Xây dựng chính sách tạo động lực đột phá cho khoa học, công nghệ'

Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết trong năm 2025 sẽ tập trung xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách, tạo động lực đột phá cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Ngày 10/01/2025
Công bố kết quả Bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng mức độ Chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước tỉnh Phú Thọ năm 2024
Công bố kết quả Bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng mức độ Chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước tỉnh Phú Thọ năm 2024

PhuthoPortal - Ngày 7/1/2025, Chủ tịch UBND tỉnh ký ban hành Quyết định số 42/QĐ-UBND công bố kết quả Bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng mức độ Chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước tỉnh Phú Thọ năm 2024.

Ngày 09/01/2025
Tổng Bí thư Tô Lâm gửi gắm nhiều kỳ vọng đối với các trí thức, nhà khoa học
Tổng Bí thư Tô Lâm gửi gắm nhiều kỳ vọng đối với các trí thức, nhà khoa học

(Chinhphu.vn) - Tổng Bí thư Tô Lâm bày tỏ mong muốn, các trí thức, nhà khoa học phải là lực lượng nòng cốt để đưa Việt Nam đứng vào nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo; nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử; tối thiểu có 5 doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các cường quốc công nghệ vào năm 2030

Ngày 31/12/2024
Xây dựng cơ sở hạ tầng KH&CN hiện đại: Một nhu cầu cấp bách của Việt Nam
Xây dựng cơ sở hạ tầng KH&CN hiện đại: Một nhu cầu cấp bách của Việt Nam

Gần 25 năm sau khi đề án Xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm được chính phủ phê duyệt vào năm 2000, cho đến nay ngành KH&CN chưa có thêm một đề án đầu tư về cơ sở hạ tầng KH&CN hiện đại ở quy mô quốc gia, trong khi đó là một trong những yếu tố nền tảng để KH&CN Việt Nam có thể tạo ra những đột phá trong tương lai.

Ngày 30/12/2024
Bộ Chính trị chỉ đạo ưu tiên nguồn lực phát triển khoa học công nghệ
Bộ Chính trị chỉ đạo ưu tiên nguồn lực phát triển khoa học công nghệ

Bộ Chính trị chỉ đạo ưu tiên nguồn lực quốc gia cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, đồng thời thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng ban.

Ngày 27/12/2024
Bồi dưỡng kiến thức hội nhập quốc tế trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
Bồi dưỡng kiến thức hội nhập quốc tế trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Sáng ngày 18/12/2024, Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) chính thức khai giảng lớp Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hội nhập quốc tế về KH,CN&ĐMST.

Ngày 20/12/2024
Lịch tiếp công dân Thống kê KHCN Chung tay cải cách thủ tục hành chính Cuộc thi trực tuyến toàn quốc Phổ biến giáo dục pháp luật Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành Thông tin KHCN Điều tra nghiên cứu khoa học 2024

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

1

PAKN từ chối xử lý

0