Đẩy mạnh công tác quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa ngành TCĐLCL
Thời gian qua, Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL) Quốc gia đã thực hiện tốt công tác chuyên môn về cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp, giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và hướng dẫn, tuyên truyền, giải đáp các vướng mắc cho các tổ chức, cá nhân, địa phương các vấn đề liên quan đến kiểm tra chuyên ngành, rà soát danh mục hàng hóa nhóm 2, quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa và hoạt động đánh giá sự phù hợp...
Trong công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa, năm 2024, Ủy ban TCĐLCL Quốc gia tiếp tục hướng dẫn các bộ, ngành, Chi cục TCĐLCL tỉnh, thành phố, tổ chức doanh nghiệp và cá nhân thực hiện đầy đủ quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá và các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) dưới luật, giải quyết kịp thời các vướng mắc trong quá trình triển khai, áp dụng liên quan đến hoạt động đánh giá sự phù hợp (ĐGSPH) và quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa (SPHH), đặc biệt là SPHH nhóm 2 của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) quản lý.
Trong đó, Ủy ban đã thực hiện tốt công tác chuyên môn về cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp, giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và hướng dẫn, tuyên truyền, giải đáp vướng mắc cho các tổ chức, cá nhân, địa phương các vấn đề liên quan đến kiểm tra chuyên ngành, rà soát danh mục hàng hóa nhóm 2, quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa và hoạt động đánh giá sự phù hợp.
Thực hiện hoạt động kiểm tra việc xây dựng, áp dụng, duy trì, cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) ISO 9001 tại các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước và một số Bộ, ngành, địa phương theo Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Đặc biệt, Ủy ban đã hướng dẫn 05 địa phương áp dụng thí điểm TCVN ISO 18091 và tổ chức đào tạo, tập huấn về TCVN ISO 18091; tổ chức cuộc họp trực tuyến với 63 địa phương để phổ biến về việc xây dựng, áp dụng thí điểm TCVN ISO 18091. Ủy ban đã phối hợp với Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ để xây dựng, hoàn thiện báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai áp dụng thí điểm tiêu chuẩn này (Công văn số 1833/BKHCN-TĐC ngày 31/5/2024 của Bộ KH&CN).
Ảnh minh họa.
Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại Công văn số 8192/VPCP-CN đề ngày 20/10/2023 của Văn phòng Chính phủ giao Bộ KH&CN "Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiên cứu kiến nghị của Hiệp hội Thép Việt Nam căn cứ kinh nghiệm quốc tế và yêu cầu thực tế của Việt Nam, rà soát khung khổ pháp lý hiện hành, trong đó có Thông tư số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31 tháng 12 năm 2015 về quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu để kịp thời sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp; trường hợp có nội dung vượt thẩm quyền thì đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ".
Thực hiện chỉ đạo nêu trên của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Bộ KH&CN đã làm việc với các Bộ, ngành liên quan, Hiệp hội thép Việt Nam để có văn bản tham mưu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà theo yêu cầu (Công văn số 4257/BKHCN-TĐC ngày 30/10/2024).
Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ được giao về thúc đẩy cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tạo thuận lợi thương mại. Duy trì việc thực hiện cơ chế một cửa quốc gia theo tiến độ và kế hoạch.
Mặc dù năm 2024 có sự chuyển đổi, sắp xếp mô hình từ Tổng cục sang Ủy ban, có vướng mắc về các VBQPPL trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), nhờ sự quan tâm của Lãnh đạo Bộ đến hiện nay hoạt động giải quyết TTHC về cơ bản đã giải quyết đáp ứng cho các tổ chức, cá nhân. Cụ thể: Hồ sơ TTHC lĩnh vực đánh giá sự phù hợp nhận được là 785 hồ sơ (tăng gần 15% so với năm 2023); trong đó số hồ sơ TTHC đã giải quyết là 763 hồ sơ; số hồ sơ đang trong quá trình giải quyết là 22 hồ sơ; Hồ sơ giải quyết TTHC cấp phép hoạt động vận chuyển hàng hóa nguy hiểm (hóa chất nguy hiểm loại 4, loại 8) đã nhận được là 367 hồ sơ (tăng 35,9 % so với năm 2023).
Trong đó, số lượng hồ sơ TTHC đã giải quyết được 350 hồ sơ và hiện đang xử lý 17 hồ sơ trong thời hạn xử lý; Hồ sơ giải quyết TTHC trên về nhập khẩu hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm của Bộ KH&CN như xăng dầu, LPG, dầu nhờn động cơ là 4.400 hồ sơ, trong đó đã giải quyết 100% số lượng hồ sơ của tổ chức, doanh nghiệp theo quy định.
Nguồn: Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia
Trong năm 2025, Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia (TCĐLCLQG) sẽ tập trung hoàn thiện dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế của Việt Nam tại các tổ chức; phát huy và tận dụng các ưu đãi, hỗ trợ về đào tạo, hỗ trợ về nguồn lực tài chính từ các tổ chức nước ngoài cho hoạt động TCĐLCL của Việt Nam...
Ngày 20/12/2024, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Phú Thọ kỷ niệm 40 năm thành lập (25/12/1984 - 25/12/2024). Tới dự lễ kỷ niệm có đồng chí Nguyễn Duy Anh - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở; các đồng chí trong Ban lãnh đạo Sở, lãnh đạo các phòng, đơn vị trực thuộc Sở; Các đồng chí nguyên cán bộ Chi cục qua các thời kỳ và tập thể cán bộ Chi cục
Tối 18/12, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2021, 2022, 2023 cho 133 doanh nghiệp và Giải Chất lượng Quốc tế châu Á - Thái Bình Dương năm 2024 cho 2 doanh nghiệp. Trong số 133 doanh nghiệp có 52 giải Vàng, số còn lại nhận giải Chất lượng.
Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL) Quốc gia vừa có buổi làm việc với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) về xây dựng kế hoạch hoạt động TCĐLCL năm 2025.
Năng suất và chất lượng sản phẩm của các tổ chức, doanh nghiệp nói chung và hợp tác xã (HTX) nói riêng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển và cạnh tranh trên thị trường
Tại Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Huỳnh Thành Đạt cho biết, việc sửa đổi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (TC&QCKT) nhằm đáp ứng yêu cầu khách quan của thực tiễn sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội bền vững, thúc đẩy hội nhập quốc tế sâu rộng.