Ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Hai, 05/11/2018
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp


img1362-1537753010Mô hình trồng chè, cây ăn quả ứng dụng tiến bộ KHKT kết hợp tưới nước tiết kiệm mang lại hiệu quả cao của hộ ông Phạm Xuân Vinh ở xóm Đồng Tâm, xã Minh Đài, huyện Tân Sơn.

-Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân đã đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, mang lại hiệu quả thiết thực, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Mô hình nuôi gà an toàn sinh học tại xã Trung Giáp, huyện Phù Ninh của gia đình anh Nguyễn Văn Kiểm là một điển hình. Được sự hỗ trợ, hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật của Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN - Sở KH&CN, gia đình anh liên kết với một số hộ thực hiện nuôi gà theo phương pháp an toàn sinh học với số lượng trên 30.000 con, cung cấp cho thị trường tiêu dùng từ miền Bắc đến miền Trung với chất lượng thịt gà đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 

Để thực hiện mô hình, anh Kiểm xây dựng 200m2 chuồng và bãi nuôi thả vườn 3.000m2. Chuồng nuôi được làm trên khu đất cao, theo hướng Đông Nam, đảm bảo lưu thông không khí, thoáng mát vào mùa hè, kín ấm vào mùa đông. Chất độn chuồng gồm trấu, dăm bào sạch, dày 5 - 10cm được phun sát trùng trước khi sử dụng. Máng ăn, uống được đặt hoặc treo xen kẽ trong chuồng hoặc vườn, thay nước sạch 2 - 3 lần/ngày. Bể tắm cát, máng cát sỏi được xây chứa cát, tro bếp và diêm sinh. Dàn đậu bằng tre, gỗ cách nền chuồng  0,5m, cách nhau 0,3 - 0,4m… 

Với 2.000 con gà ri lai được bắt giống lúc 2 tuần tuổi, tỷ lệ trống/mái 1:1, sau 6 tháng nuôi cho thu lãi hơn 80 triệu đồng. Anh nhận thấy, áp dụng quy trình nuôi gà an toàn sinh học vừa giúp tiết kiệm chi phí thú y, hạn chế dịch bệnh chăn nuôi, vừa tăng năng suất, sản phẩm chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng thêm uy tín, thương hiệu cho cơ sở sản xuất. 

Theo ông Hà Hồng Thanh - Chủ tịch UBND xã Đỗ Sơn, huyện Thanh Ba, nhờ đầu tư ứng dụng KHCN vào sản xuất, xã đã giải quyết lượng lớn lao động giúp nhiều hộ phát triển kinh tế gia đình, nâng cao mức sống, tích cực tham gia xây dựng, nông thôn mới. Trên địa bàn xã xuất hiện nhiều trang trại, gia trại, hộ liên kết với các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao theo hướng sản xuất hàng hóa, mang lại hiệu quả, thu nhập cao. 

Điển hình như các mô hình: Liên kết trồng chuối quy mô 50ha với hơn 600 hộ tham gia từ khu 1 đến khu 6, nuôi gà của anh Lê Thanh Sự ở khu 5, chăn nuôi lợn của anh Hà Đình Tráng và trang trại nuôi thả cá kết hợp với nuôi lợn của anh Lê Văn Huy ở khu 1... Đây chỉ số ít trong những kết quả mang lại từ việc nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao KHCN vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh, giúp tạo ra cách làm mới, sản phẩm an toàn, góp phần thương mại hóa sản phẩm. 

Đặc biệt, trong lĩnh vực nông nghiệp, đã tập trung giải quyết các vấn đề về giống mới, quy trình kỹ thuật sản xuất thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với các vùng sinh thái của tỉnh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất, phát triển nông, lâm nghiệp bền vững. 
Với sự quan tâm của tỉnh đã tạo cơ sở để KHCN phát triển, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao giá trị và năng lực cạnh tranh của sản phẩm, giải quyết các vấn đề xã hội, thúc đẩy phát triển tiềm lực địa phương.

Theo bà Trần Bích Hạnh - Phó Giám đốc Trung tâm ứng dụng KHCN, Sở KH&CN, từ năm 2015 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện 122 đề tài, dự án cấp Nhà nước và cấp tỉnh với tổng kinh phí hơn 208 tỷ đồng bám vào 7 lĩnh vực KHCN trọng điểm. Các đề tài, dự án đều xuất phát từ thực tiễn sản xuất và đời sống, đưa các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập, đời sống cho bà con nông dân vùng nông thôn, miền núi, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, tạo lập, phát triển các nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm đặc trưng của tỉnh. 

anh-su-4-1537753024Mô hình nuôi gà an toàn sinh học tại hộ anh Lê Thanh Sự ở khu 5, xã Đỗ Sơn, huyện Thanh Ba ứng dụng công nghệ úm gà con, đảm bảo “Ăn sạch, ở sạch, uống sạch” từ nhỏ, mang lại sản phẩm an toàn cho sức khỏe cộng đồng.

Đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh đã chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật thông qua các mô hình ứng dụng vùng nông thôn, miền núi trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao, như: Sản xuất một số sản phẩm chè mới chất lượng cao (chè xanh cao cấp, chè xanh dạng dẹt, trà cốm gạo lứt đặc sản), gắn với trồng, thâm canh các giống chè mới theo quy mô sản xuất hàng hóa; quy trình trồng, chăm sóc bưởi Diễn hàng hóa với quy mô 200ha; công nghệ sấy gỗ tự động bằng hơi nước, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu, tăng giá trị sản phẩm; tiếp nhận công nghệ sinh sản nhân tạo để sản xuất giống và nuôi thương phẩm quy mô hàng hóa cá bỗng, cá trắm đen, cá chiên trên sông… phù hợp với vùng sinh thái địa bàn nông thôn, miền núi tỉnh, tạo được vùng sản xuất hàng hóa tập trung, theo chuỗi, tạo sinh kế cho người dân. 

Bên cạnh đó, các dự án cấp Nhà nước thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2020 đã xây dựng và phát triển được nhiều nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm hàng hóa, sản phẩm đặc trưng của tỉnh, nâng cao giá trị kinh tế cho sản phẩm, phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho người dân như các nhãn hiệu: Chè Chùa Tà, mỳ gạo Hùng Lô, bưởi Đoan Hùng…; bảo vệ các nguồn gen quý hiếm phục vụ bảo tồn đa dạng sinh học và phục vụ khai thác phát triển sau này, như cá anh vũ, cây sơn ta…

Việc đầu tư, ứng dụng KHCN vào sản xuất, kinh doanh là yếu tố quan trọng hàng đầu đưa sản xuất nông, lâm nghiệp của tỉnh phát triển vững chắc, đặc biệt là đối với việc tăng năng suất và sản lượng lương thực toàn tỉnh, khai thác có hiệu quả nguồn lực tại chỗ, giải quyết việc làm cho số lượng lớn lao động địa phương. Một số điển hình khác như quy trình công nghệ sản xuất trà cốm gạo lứt, chè matcha, chè xanh dẹt; công nghệ canh tác trên đất dốc; công nghệ thiết bị thu hái, phân loại chè xanh; công nghệ tưới nước tiết kiệm cho cây ăn quả; đưa các giống lúa, ngô, cây ăn quả đã qua nghiên cứu, khảo nghiệm vào sản xuất, như lúa J02; táo sữa Thái Lan, táo Đào vàng ở thị xã Phú Thọ; chè xanh chất lượng cao dạng Mao Tiêm từ giống chè Phúc Vân Tiên… 

Tuy nhiên, khó khăn thường gặp trong quá trình đầu tư ứng dụng KHCN trong sản xuất là các vấn đề về tài chính, nhân lực và thông tin để thay đổi công nghệ sản xuất của các cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh, trong khi các chính sách hỗ trợ của Nhà nước chưa mang lại hiệu quả như mong muốn, đặc biệt khi gặp rủi ro. Nhiều chủ thể sản xuất, kinh doanh khó tiếp cận được các thông tin về chương trình hỗ trợ phát triển KHCN của Nhà nước, khi tiếp cận phải trải qua quy trình xét duyệt kéo dài, ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. 

Để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân, thời gian tới, cần cải thiện hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển KHCN của Nhà nước; tiếp tục cắt giảm những thủ tục, giấy tờ không cần thiết; tạo điều kiện cho cá nhân, đơn vị và doanh nghiệp sớm tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ; các cơ quan Nhà nước cần đẩy mạnh việc dự báo thông tin thị trường, giúp các chủ thể yên tâm mạnh dạn đầu tư ứng dụng KHCN vào sản xuất, kinh doanh... Các doanh nghiệp, đơn vị và cá nhân cần chủ động thích ứng với những biến động của thị trường thông qua đổi mới tư duy sản xuất và tư duy quản trị, có giải pháp nâng cao năng lực sản xuất, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. 

Lượt xem: 138



BÀI VIẾT KHÁC
Phát triển nguồn gen lúa nếp chất lượng cao phục vụ sản xuất hàng hóa tại miền núi phía Bắc
Phát triển nguồn gen lúa nếp chất lượng cao phục vụ sản xuất hàng hóa tại miền núi phía Bắc

Việc phục tráng để mở rộng sản xuất các giống lúa chất lượng không những đáp ứng nhu cầu gạo chất lượng cao mà còn góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho các dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam. TS. Vũ Linh Chi và các cộng sự tại Trung tâm Tài nguyên Thực vật đã thực hiện Đề tài "Khai thác phát triển các nguồn gen lúa nếp địa phương chất lượng cao phục vụ sản xuất hàng hóa tại miền núi phía Bắc".

Ngày 20/11/2024
Phát triển mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Phát triển mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, TS. Nguyễn Hải Đăng và nhóm nghiên cứu Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam - Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện Đề tài: “Giải pháp phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong thanh niên nông thôn hiện nay”.

Ngày 20/11/2024
Ứng dụng công nghệ phát triển vùng Trung du và miền núi phía Bắc nhanh và bền vững
Ứng dụng công nghệ phát triển vùng Trung du và miền núi phía Bắc nhanh và bền vững

Chiều 9/10/2024, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cao Bằng, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) nhanh và bền vững”.

Ngày 11/10/2024
Cần sớm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo địa phương
Cần sớm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo địa phương

Trong khuôn khổ sự kiện Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024, chiều 01/10/2024, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội nghị về hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo (ĐMST) địa phương năm 2024. Hội nghị nhằm thúc đẩy, tăng cường hiệu quả triển khai các hoạt động kết nối chuyển giao công nghệ và ĐMST ở các địa phương, nâng cao đóng góp của KH&CN vào phát triển kinh tế - xã hội.

Ngày 08/10/2024
Xây dựng giải pháp tổ chức, quản lý, khai thác vận tải biển tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải
Xây dựng giải pháp tổ chức, quản lý, khai thác vận tải biển tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải

Nhằm đưa ra được các giải pháp giảm phát thải khí thải nhà kính, tăng trưởng xanh, tiến tới kinh tế cac-bon thấp và khuyến khích sử dụng năng lượng hiệu quả, PGS.TS. Nguyễn Minh Đức và nhóm nghiên cứu Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã thực hiện Đề án: “Xây dựng giải pháp tổ chức, quản lý, khai thác vận tải biển theo hướng tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải phù hợp với quy định của Phụ lục VI, Công ước MARPO” (Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra).

Ngày 22/09/2024
Nghiên cứu xây dựng mô hình khai thác khoáng sản sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu
Nghiên cứu xây dựng mô hình khai thác khoáng sản sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu

S. Lại Hồng Thanh cùng nhóm nghiên cứu tại Viện khoa học Trái đất và Môi trường thực hiện Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình khai thác một số khoáng sản chủ yếu đảm bảo sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu”.

Ngày 22/09/2024
Lịch tiếp công dân Chung tay cải cách thủ tục hành chính Cuộc thi tìm hiểu Cải cách Hành chính 2024 Cuộc thi trực tuyến toàn quốc Phổ biến giáo dục pháp luật Điều tra nghiên cứu khoa học 2024 Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành Thông tin KHCN

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

0

PAKN từ chối xử lý

0