Khi trao đổi về tình hình phát triển nông nghiệp trên địa bàn, Kỹ sư thủy lợi Hoàng Văn Cường - Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Lập khẳng định: Là địa bàn miền núi, thủy lợi là chìa khóa để phát triển sản xuất nông nghiệp. Nơi nào thuận lợi về tưới, tiêu thì nơi đó kinh tế khá, đời sống người dân no ấm. Ngược lại, những nơi khó khăn thủy lợi, đời sống người dân cũng kém. Để minh chứng cho nhận định trên, anh giới thiệu cho chúng tôi về tình hình mạng lưới và tác động thủy lợi với chuyển dịch, thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Là huyện có địa dư rộng nhưng hàng năm, huyện Yên Lập chỉ có trên 4000 ha ruộng nước rải rác ở 17 xã, thị trấn, đồng ruộng nơi nào quy mô lớn nhất được trên trăm ha, còn lại phần đa là ruộng bậc thang, quy mô một vài chục ha trở xuống. Để sản xuất, từ lâu, bà con nông dân các xã phải đầu tư cho hệ thống thủy lợi khá tốn kém. Một hồ đập, cộng kênh mương suất đầu tư vài chục tỷ đồng, nhưng chỉ tưới được ba, bốn chục ha ruộng nước, khi được mùa năm thu vài trăm tấn thóc. Nếu tính khấu hao, thu hồi vốn từ trồng trọt, không biết phải bao nhiêu năm mới hết; nhưng không đầu tư, phát triển thì ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống dân sinh và nhiều mặt khác. Do vậy nhiều năm qua huyện Yên Lập phải rất vất vả trong huy động nguồn lực đầu tư cho thủy lợi. Ngoài các chương trình, dự án của Trung ương và tỉnh, mỗi năm huyện phải huy động 50-70 tỷ đồng đầu tư cho các công trình hồ đập, kênh mương. Chỉ tính từ năm 2006 đến 2013, toàn huyện đã huy động 335 tỷ đồng xây dựng mới và cải tạo nâng cấp các công trình thủy lợi, chưa kể đóng góp của nhân dân cũng lên tới hàng chục tỷ đồng, để xây mới 23 công trình, cải tạo nâng cấp 16 công trình tưới cho trên 1300 ha. Đáng chú ý có những công trình tưới quy mô lớn, hiệu quả cao như hồ Thượng Long đầu tư gần 68 tỷ đồng, tưới 750 ha liên xã Thượng Long, Hưng Long, thị trấn Yên Lập, Đồng Thịnh; Hồ Dộc Giang, tưới cho 300 ha khu vực Xuân An; Phai Ngà 44 tỷ đồng tưới 77 ha khu vực Mỹ Lương... Hệ thống công trình thủy lợi đã tác động mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp. Nhiều năm nay, các xã trong huyện đã gieo cấy hết diện tích, trong đó diện tích được tưới chắc hàng vụ đạt 87%; năng suất lúa từ 46-47 tạ lên 51-52 tạ ha/vụ, sản lượng lương thực từ 32,235 ngàn tấn (năm 2006) tăng lên 37,607 ngàn tấn (năm 2013). Đặc biệt, nhờ chủ động tưới, nhiều loại cây trồng mới đã được đưa vào sản xuất, tạo ra thu nhập khá cho người nông dân.
Cách đây trên chục năm, sau khi thu hoạch lúa mùa hầu hết các khu vực sản xuất ở Xuân An, Xuân Thủy, Xuân Viên, Đồng Thịnh, Đồng Lạc, Minh Hòa... cơ bản bỏ hoang, thả dông gia súc nay nhờ nước tưới thuận lợi, bà con đã trồng thêm ngô đông, các cây rau màu tăng thu nhập đáng kể. Trước đây nguồn rau xanh trên địa bàn huyện chủ yếu do vùng ngoài đưa vào, nay bà con tự sản xuất, trong đó có nhiều loại rau cao cấp như đậu đỗ, bắp cải, khoai tây...
Từ thực tế phát triển thủy lợi trên địa bàn, đồng chí Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện bày tỏ: Tính hiệu quả và tác động tưới tiêu với sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thời gian qua khá rõ, song về yêu cầu phát triển nhất là chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn vẫn còn nhiều việc băn khoăn, trong đó đáng quan tâm nhất là phát triển hệ thống thủy lợi nhỏ. Do đặc thù miền núi, nhiều cụm dân cư quy mô dân số và diện tích canh tác rất nhỏ, chỉ một vài ha đến 5-7 ha, tập trung vài chục hộ. Đây là địa bàn, tập trung hầu hết tư liệu sản xuất chủ yếu của các hộ, vào những năm bao cấp nhiều nơi đã được đầu tư làm hồ đập nhỏ, ngày nay phần do xuống cấp, hư hỏng, phần do quản lý kém, không hiệu quả nên không có công trình tưới, khó đảm bảo nước tưới phục vụ sản xuất. Những năm qua, trong chiến lược phát triển thủy lợi, Nhà nước mới ưu tiên tập trung đầu tư những công trình quy mô lớn và vừa, còn công trình thủy lợi quy mô nhỏ chưa được quan tâm, trong khi khả năng kinh phí của dân hạn chế nên giảm khả năng khai thác đất đai để trồng trọt, ảnh hưởng đến đời sống một bộ phận dân cư. Do vậy tới đây, ngành Nông nghiệp và PTNT và tỉnh nên xem xét có dự án, chương trình, cơ chế đầu tư cho những khu vực này. Song song với đầu tư, phát triển, một nội dung quan trọng là nâng cao năng lực quản lý, khai thác thủy lợi. Thời gian qua nhà nước đã có chính sách cấp bù thủy lợi phí để hỗ trợ nông dân, nhất là những vùng khó khăn đảm bảo sản xuất, song do yếu kém trong nghiệp vụ quản lý, nhiều cơ sở sử dụng nguồn thủy lợi phí cấp bù chưa hợp lý, cộng với đó cơ chế huy động nguồn lực và trách nhiệm từ cộng đồng người hưởng lợi tham gia quản lý chưa rõ nét nên chưa phát huy được sự ưu việt của chính sách, chưa huy động được nguồn lực từ cộng đồng. Do vậy, thời gian tới cần quan tâm củng cố, chấn chỉnh nâng cao trách nhiệm và nghiệp vụ để phát huy hiệu quả các công trình thủy lợi, trong đó đặc biệt quan tâm dành nguồn kinh phí thỏa đáng đầu tư, xây dựng, sửa chữa công trình và chi phí cho công tác quản lý để thủy lợi phục vụ tốt hơn cho sản xuất nông nghiệp.
Việc ký kết Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam và Bộ Kinh tế và Việc làm Phần Lan là kết quả nỗ lực chung của cả hai Bên trong việc mở ra một chương mới trong quan hệ hợp tác giữa hai Nước trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, tận dụng thế mạnh và tiềm năng của Việt Nam và Phần Lan để cùng mang lại lợi ích cho các tổ chức KH&CN, doanh nghiệp và người dân hai Nước.
Bản ghi nhớ hợp tác về khoa học và nghiên cứu giữa Bộ KH&CN Việt Nam và Bộ Giáo dục, Khoa học và Nghiên cứu của Liên bang Áo nhằm cam kết mở rộng hợp tác về KH&CN trong các lĩnh vực hai Bên quan tâm, ngoài các lĩnh vực đã hợp tác thời gian qua như an ninh mạng, nông nghiệp và y tế.
Sáng ngày 14 - 10, Tỉnh ủy Phú Thọ long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Kiểm tra Đảng và thành lập cơ quan các ban xây dựng Đảng, Văn phòng Tỉnh ủy.
“Đảng Cộng sản Cuba cũng rất ủng hộ việc tăng cường quan hệ hợp tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Cuba, đặc biệt, trong những vấn đề mà hai nước ưu tiên quan tâm để cùng nhau nghiên cứu, tìm ra giải pháp, nâng cao hiệu quả hợp tác một cách cụ thể hơn”.
Ngày 8-10, dưới sự chủ trì của các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy: Hoàng Dân Mạc - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Minh Châu - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Bùi Văn Quang - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Ban chỉ đạo sơ kết giữa nhiệm kỳ, hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 15 (khóa XVIII) đã thảo luận và cho ý kiến vào các báo cáo kiểm điểm giữa nhiệm kỳ