Với sự nỗ lực quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, Tổng cục đã hoàn thành nhiệm vụ được giao, thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước và phục vụ quản lý Nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng với những dấu ấn nổi bật.
Hoạt động tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
Với chức năng đầu mối tổ chức triển khai thực hiện công tác tiêu chuẩn hóa, Tổng cục đã chủ động hướng dẫn, đôn đốc và phối hợp các Bộ, ngành, địa phương xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với nhóm sản phẩm hàng hóa chủ lực, hàng hóa chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cần cho phát triển kinh tế – xã hội, phù hợp với các yêu cầu, quy định của các Hiệp định thương mại quốc tế mà Việt Nam cam kết và tham gia thực hiện (WTO/TBT, EVFTA, CPTPP,…) góp phần hoàn thiện hệ thống Tiêu chuẩn quốc gia, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo hướng đảm bảo tính hiệu quả, đồng bộ, thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại, hội nhập quốc tế, năng suất chất lượng, nâng cao năng lực doanh nghiệp, tiếp cận thị trường xuất khẩu lớn.
Hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa
Năm 2019, Tổng cục tiếp tục chú trọng đến việc hướng dẫn các bộ, ngành, Chi cục TCĐLCL, tổ chức doanh nghiệp và cá nhân thực hiện đầy đủ quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và các VBQPPL dưới luật, đồng thời giải quyết kịp thời các vướng mắc trong quá trình triển khai, áp dụng liên quan đến hoạt động ĐGSPH và quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa, đặc biệt là SPHH nhóm 2 của Bộ KH&CN quản lý. Tham mưu xây dựng các VBQPPL, văn bản chỉ đạo của Bộ liên quan đến công tác kiểm tra chuyên ngành và cắt giảm điều kiện kinh doanh; Rà soát, tổng hợp số lượng điều kiện kinh doanh, sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành sau khi đã cắt giảm…
Đặc biệt Tổng cục đã thực hiện hiệu quả công tác MSMV, truy xuất nguồn gốc nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp, người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa và hỗ trợ xuất khẩu các sản phẩm của Việt Nam ra thị trường quốc tế.
Hoạt động quản lý về đo lường
Năm 2019, Tổng cục đã quan tâm chỉ đạo đối với công tác quản lý về đo lường, đặc biệt đối với việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống VBQPPL về đo lường nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý và kỹ thuật trong công tác quản lý Nhà nước thống nhất từ trung ương đến địa phương. Thực hiện việc quản lý, cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường…
Triển khai Quyết định số 996/QĐ-TTg ngày 10/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường đổi mới hoạt động đo lường để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế đến năm 2025 định hướng đến năm 2030.
Chỉ định hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường tăng 39% so với năm 2018. Cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường tăng 77% so với năm 2018. Phê duyệt 5.330 mẫu phương tiện đo nhập khẩu, sản xuất trong nước tăng 70% so với năm 2018. Chứng nhận 151 chuẩn đo lường dùng trực tiếp để kiểm định phương tiện đo nhóm 2 (tăng 31% so với năm 2018. Chứng nhận, cấp 1.592 thẻ kiểm định viên đo lường tăng 57,9% so với năm 2018.
Theo most.gov.vn
Ngày 25/3/2025, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Phú Thọ, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội thảo đánh giá thực trạng năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) của Phú Thọ giai đoạn 2016-2023, dự báo giai đoạn 2025-2030
Đến nay, Cổng Thông tin truy xuất nguồn gốc quốc gia đã có hàng nghìn đơn vị, doanh nghiệp và địa phương tham gia kết nối dữ liệu. Cùng với đó là sự tham gia của các ngành hàng chủ lực như nông sản, thực phẩm, dược phẩm, thiết bị y tế… cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của hệ thống này trong chuỗi cung ứng tại Việt Nam.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất luật hóa quy định mã vạch để ứng dụng công nghệ trong truy xuất sản phẩm hàng hóa và phù hợp quy định quốc tế.
baophutho.vnNgày 16/1, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương năm 2024 tại Hà Nội. Hội nghị đã xem xét 52 sản phẩm từ các địa phương trên cả nước, với quy trình đánh giá minh bạch và công tâm.
Tại Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 5, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Hoàng Minh cho rằng, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo (KH,CN,ĐMST), chuyển đổi số và chuyển đổi xanh được coi là nhân tố quyết định để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của vùng Đồng bằng sông Hồng.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Lê Xuân Định cho rằng, thực tế để các Bộ chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thẩm định và ban hành quy chuẩn quốc gia đã nảy sinh tình trạng chồng chéo, cùng một nội dung có hai Bộ ban hành.
Liên kết trang
0
1
0