Uy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Sáu, 06/06/2014
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Đào tạo nghề, việc làm cho phụ nữ nông thôn - Hướng giảm nghèo bền vững


Trong những năm qua, các cấp hội phụ nữ trên địa bàn tỉnh luôn xác định công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho phụ nữ nông thôn là một nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt. Qua đó giúp chị em có thêm kiến thức khoa học kỹ thuật, kỹ năng áp dụng vào sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống. Đây là một trong những giải pháp quan trọng giúp phụ nữ nông thôn thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng, đồng thời tạo cơ hội cho chị em nâng cao vị thế trong xã hội.

Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 (gọi tắt là Đề án 1956) và Đề án hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010-2015 (gọi tắt là Đề án 295) là những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, nhằm tổ chức hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói chung và cho phụ nữ nông thôn nói riêng. Trên cơ sở đó, Hội LHPN tỉnh đã phối hợp với Sở LĐ-TB&XH, các ngành có liên quan triển khai công tác đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động nữ nông thôn.

Hội đã chủ động tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương về dạy nghề, tạo việc làm cho người lao động, trong đó tập trung các chế độ chính sách đối với lao động nông thôn, hộ nghèo, dân tộc thiểu số, người tàn tật và lao động nữ kịp thời, sâu rộng. Trao đổi với bà Trần Thị Hợi- Chủ tịch Hội LHPN tỉnh được biết: “Được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, thời gian qua, các cấp hội phụ nữ trên địa bàn tỉnh đã tích cực tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên thấy được vai trò, vị trí, tầm quan trọng của việc học nghề, việc làm đối với người lao động cũng như thấy được những chính sách ưu đãi của các đề án dành cho người lao động, đặc biệt là lao động nữ. Do đó, đã thu hút nhiều chị em tham gia các lớp đào tạo nghề; góp phần nâng cao năng lực, tạo việc làm, tăng thu nhập cho chị em và vươn lên làm giàu chính đáng”. Theo số liệu thống kê của Hội LHPN tỉnh, từ năm 2010 đến năm 2013, các cấp Hội phụ nữ đã phối hợp đào tạo cho trên 10.000 phụ nữ là lao động nông thôn các nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp thông qua các lớp như: Trồng rau an toàn, trồng lúa năng suất cao, nhân giống cây ăn quả, nuôi và trị bệnh cho gà, vịt, lợn, trâu bò, kỹ thuật nuôi cá nước ngọt, đan lát thủ công, thiết kế tạo mẫu tóc… Qua các lớp đào tạo nghề, nhiều chị em đã biết áp dụng những kiến thức, kỹ năng được học vào thực tiễn sản xuất, không những làm giàu cho bản thân mà còn giúp nhiều chị em phát triển kinh tế gia đình, cải thiện cuộc sống.

Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm phụ nữ (Hội LHPN tỉnh) là một trong những kênh phối hợp tổ chức đào tạo nghề cho phụ nữ hiệu quả. Chia sẻ về vấn đề này, bà Phan Thị Thanh Huyền- Giám đốc Trung tâm cho biết: “Trung tâm tích cực đi sâu, đi sát cơ sở để nắm bắt những mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế cũng như thế mạnh, đặc thù của từng địa phương. Đồng thời, hàng năm, Trung tâm phối hợp với Hội LHPN các cấp tổ chức khảo sát nhu cầu học nghề của chị em, xây dựng kế hoạch mở lớp dạy nghề tại cơ sở cho phù hợp với nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, hướng đến việc đào tạo những công việc mà chị em có thể làm tại nhà hoặc tại địa phương. Đến nay, nhiều nghề đã phát triển đi lên, đóng góp quan trọng vào công tác xóa đói, giảm nghèo ở địa phương”. Trong 3 năm, từ năm 2010-2013, Trung tâm đã tuyển và mở được 117 lớp dạy nghề sơ cấp tại 13 huyện, thành, thị cho 3.578 người, trong đó lao động nữ được đào tạo là 3.165 người, số học viên thuộc hộ nghèo 677 người. Sau học nghề, đa số các học viên đã áp dụng các kiến thức, kỹ năng nghề được học vào mô hình sản xuất của gia đình và cho hiệu quả kinh tế cao. Cụ thể số học viên làm đúng nghề được đào tạo là 2.769 người, số áp dụng nghề vào thực tiễn có hiệu quả 2.243 người và số hội viên thuộc hộ nghèo sau học nghề đã vươn lên thoát nghèo là 301 người. Phần lớn các mô hình phát triển kinh tế của chị em tập trung vào các lĩnh vực nông nghiệp. Nhiều chị đã mạnh dạn đầu tư theo quy mô lớn và đã cho hiệu quả. Điển hình là mô hình chăn nuôi lợn của chị Phạm Thị Hà (xã Minh Phú, huyện Đoan Hùng) với quy mô chăn nuôi 6 lợn nái, 50 lợn thịt, mỗi năm trừ chi phí cũng cho thu lãi từ 100-120 triệu đồng. Mô hình trồng chè của chị Trương Thị Yến (xã Sơn Hùng, huyện Thanh Sơn) với diện tích 1,5 ha, sau khi trừ chi phí cũng cho thu nhập 200 triệu đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động; mô hình nuôi cá nước ngọt của chị Hà Thị Nguyệt (xã Sơn Thủy, huyện Thanh Thủy), mỗi năm trừ chi phí cũng thu nhập trên 100 triệu đồng…

Chúng tôi về Cẩm Khê- một huyện miền núi, người dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề nông, số lao động chưa qua đào tạo nghề chiếm trên 50%, trong đó phụ nữ chiếm tỉ lệ cao. Để giúp chị em có kiến thức khoa học áp dụng vào thực tiễn sản xuất, từ năm 2010-2013, Hội LHPN huyện đã phối hợp tổ chức được 11 lớp dạy nghề tại các xã: Yên Dưỡng, Điêu Lương, Phùng Xá, Sơn Tình, Yên Tập… với 335 học viên tham gia. Các học viên sau học nghề đã làm đúng nghề được đào tạo, trong đó có 247 học viên áp dụng nghề vào thực tiễn có hiệu quả. Năm 2013, tại xã công giáo toàn tòng Yên Tập, Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm phụ nữ phối hợp với  Hội LHPN huyện tổ chức lớp dạy nghề đan lát thủ công cho chị em. Kết thúc lớp học, 30 học viên đã mạnh dạn thành lập Tổ phụ nữ liên kết làm nghề đan lát thủ công. Tổ đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam hỗ trợ 3 máy (máy dóc mắt mây, máy chẻ đa năng, máy bổ cây) trị giá 135 triệu đồng. Chị Nguyễn Thị Nghĩa- Chủ tịch Hội LHPN huyện cho biết: “Tổ hoạt động với mục đích cùng nhau góp sức, góp vốn thực hiện có hiệu quả các hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho kinh tế hộ gia đình của tổ viên và kinh doanh trong lĩnh vực làm nghề đan lát thủ công. Mặc dù mới đi vào hoạt động, song kết quả đạt được bước đầu đã khẳng định sự phù hợp của mô hình với thế mạnh của địa phương, phù hợp với khả năng, sở thích của hội viên, góp phần quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch phát triển nghề đan lát thủ công tại địa phương”. Được biết, mỗi tháng thu nhập của các thành viên trong tổ từ 1-2 triệu đồng/người/tháng, giúp gia đình cải thiện cuộc sống…   
 
Có thể nói, công tác đào tạo nghề và việc làm cho phụ nữ nông thôn thời gian qua đã được các cấp hội phụ nữ trong toàn tỉnh triển khai đồng bộ, toàn diện; là đòn bẩy tạo đà cho chị em phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc đào tạo nghề, việc làm cho phụ nữ trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua vẫn còn một số hạn chế. Một bộ phận lao động nữ chưa xác định được nghề để học và làm cũng như không xác định học để có nghề và làm nghề đã học; sự nhận biết về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm ở một bộ phận còn chưa đầy đủ. Vì vậy số lượng chị em tham gia chưa nhiều, còn thờ ơ với việc học nghề. Một số chị em sau khi học nghề còn lúng túng, chưa biết lựa chọn hay áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. Đối với những nghề phi nông nghiệp, việc phối hợp tổ chức dạy nghề ở cơ sở còn ít, do đó chưa phát huy được hết khả năng của chị em, cũng như chưa thu hút được nhiều đối tượng, thành phần tham gia. Trình độ, năng lực của lao động nữ nông thôn còn hạn chế và hoàn cảnh gia đình… dẫn đến khả năng học nghề và cơ hội việc làm, phát huy tay nghề chưa cao. Thời gian tới, bên cạnh những kết quả đã đạt được, Hội LHPN các cấp tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức về học nghề và việc làm cho phụ nữ về các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề và việc làm cho đối tượng nữ; vai trò, vị trí, tầm quan trọng của việc học nghề và việc làm đối với phụ nữ; khuyến khích phụ nữ chủ động tham gia học nghề... Hội LHPN tỉnh là cơ quan đầu mối tăng cường tham mưu với tỉnh về các chính sách dạy nghề, học nghề liên quan đến phụ nữ. Cùng với đó đẩy mạnh việc khảo sát nhu cầu học nghề, việc làm của phụ nữ sát với nhu cầu thực tiễn của người lao động; vận động thu hút phụ nữ tham gia học nghề. Chủ động phối hợp với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm mới cho phụ nữ… Đa dạng hóa các hình thức dạy nghề cho lao động nữ tại cộng đồng phù hợp với khả năng, trình độ và đặc thù phát triển kinh tế ở địa phương, tạo cơ hội để chị em phát huy khả năng, áp dụng vào mô hình phát triển kinh tế gia đình, có thu nhập ổn định, giúp xóa đói, giảm nghèo, nâng cao vị thế của mình trong xã hội.

Lượt xem: 37



BÀI VIẾT KHÁC
Khai mạc lớp tập huấn nghiệp vụ Thông tin và Truyền thông cơ sở năm 2018
Khai mạc lớp tập huấn nghiệp vụ Thông tin và Truyền thông cơ sở năm 2018

Ngày 2/10, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức khai mạc lớp tập huấn nghiệp vụ Thông tin và Truyền thông cơ sở năm 2018 cho hơn 240 học viên là lãnh đạo, cán bộ phòng Văn hóa - Thông tin, Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện và cán bộ Đài truyền thanh cấp xã trên địa bàn tỉnh.

Ngày 04/10/2018
Tập huấn nâng cao kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế năm 2018
Tập huấn nâng cao kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế năm 2018

Ngày 3-10, Ban Hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh phối hợp với Trung tâm tư vấn, đào tạo Công nghiệp - Thương mại thuộc Viện nghiên cứu chiến lược chính sách, Bộ Công thương tổ chức hội nghị tập huấn, tuyên truyền nâng cao kiến thức năng lực về hội nhập kinh tế quốc tế năm 2018 cho lãnh đạo các xã, phường, thị trấn; cán bộ Hội Phụ nữ, Hội Nông dân và một số doanh nghiệp trên địa bàn.

Ngày 04/10/2018
Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; làm cho văn hóa thật sự là động lực, nền tảng tinh thần của xã hội
Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; làm cho văn hóa thật sự là động lực, nền tảng tinh thần của xã hội

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2000 - 2018 được tổ chức ngày 21/9, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh trong thời gian tới, phải xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; làm cho văn hóa thật sự là động lực, nền tảng tinh thần của xã hội.

Ngày 25/09/2018
Tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ - hướng phát triển bền vững nông sản Việt
Tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ - hướng phát triển bền vững nông sản Việt

Thực phẩm hữu cơ, an toàn đối với sức khỏe con người đã và đang thu hút sự quan tâm lớn của cộng đồng, cùng với đó, việc ban hành tiêu chuẩn phù hợp với điều kiện sản xuất sản phẩm nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam được coi là nỗ lực rất lớn của cơ quan quản lý nhằm giúp các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện sản xuất, tiếp cận thị trường nông nghiệp hữu cơ trong và ngoài nước.

Ngày 24/09/2018
Khơi dậy tiềm năng đổi mới, sáng tạo của doanh nghiệp và người dân
Khơi dậy tiềm năng đổi mới, sáng tạo của doanh nghiệp và người dân

VietNamNet trân trọng giới thiệu bài viết của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Hội nghị WEF ASEAN 2018 - Chung tay xây dựng Cộng đồng ASEAN trong thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Ngày 19/09/2018
Trung thu 2018: Người tiêu dùng ngày càng thích đồ chơi trẻ em hợp chuẩn
Trung thu 2018: Người tiêu dùng ngày càng thích đồ chơi trẻ em hợp chuẩn

Khác với những dịp Tết trung thu trước đây, người tiêu dùng hiện đã có nhận thức rõ ràng hơn về việc lựa chọn những mặt hàng đồ chơi trẻ em đạt chuẩn cho con trẻ.

Ngày 17/09/2018
Lịch tiếp công dân Chung tay cải cách thủ tục hành chính Thông tin KHCN Điều tra nghiên cứu khoa học 2024 Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

0

PAKN từ chối xử lý

0