Ngày 3/5, Sở Khoa học và Công nghệ có buổi làm việc với đoàn công tác của Trường Đại học Quốc gia Hà Nội để đánh giá kết quả, hiệu quả và đóng góp của các đề tài, dự án thuộc Chương trình Tây Bắc giai đoạn 2013 - 2018 đã và đang triển khai tại tỉnh; đồng thời, đề xuất các nội dung, lĩnh vực cần thiết chuẩn bị kế hoạch triển khai trong giai đoạn 2 (từ 2019 - 2025) của Chương trình Tây Bắc.
Đại diện đoàn công tác của Trường Đại học Quốc gia Hà Nội giới thiệu các đề tài, dự án thuộc Chương trình Tây Bắc giai đoạn 2013 - 2018
Cùng dự có đại diện lãnh đạo các Sở: Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giáo dục và Đào tạo, Công thương, Tài nguyên và Môi trường.
Trong những năm qua, Chương trình “Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc” do Trường Đại học Quốc gia Hà Nội làm đơn vị chủ quản đã đóng góp những luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc giải quyết những vấn đề cơ bản và nóng bỏng đang đặt ra trong thực tế, giải phóng những tiềm năng, tháo gỡ khó khăn, phát huy cao độ các nguồn lực cho sự phát triển bền vững của vùng Tây Bắc.
Giai đoạn 2013 - 2018, Chương trình Tây Bắc có 58 đề tài, dự án đã và đang triển khai tại 12 tỉnh (Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Phú Thọ, Tuyên Quang) và 21 huyện phía Tây của hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An. Đến thời điểm này, Chương trình đã nghiệm thu 34 đề tài, còn 24 đề tài chuẩn bị nghiệm thu.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ đã việc một số nhiệm vụ triển khai và bàn giao ứng dụng trên địa bàn tỉnh đã cung cấp luận cứ khoa học, phục vụ hoạch định chính sách, ứng dụng để phát triển sản xuất, quản lý xã hội phù hợp với điều kiện tình hình thực tế địa phương, khai thác được các tiềm năng lợi thế của địa phương, đặc biệt là trong y học và nông nghiệp. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, có một số vấn đề cần khắc phục trong thời gian tới, đó là việc kết nối giữa các cơ quan khoa học, cơ quan quản lý và địa phương cần chặt chẽ và thường xuyên hơn nữa.
Đối với giai đoạn 2019 - 2025, Chương trình Tây Bắc cần quan tâm đến việc đưa các ứng dụng công nghệ cao vào trong sản xuất nông nghiệp, giải quyết thực trạng sản xuất nông nghiệp còn manh mún, nhỏ lẻ theo hướng mở rộng quy mô, hình thành chuỗi liên kết giữa người sản xuất và nhà tiêu thụ. Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý, điều hành.
Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ phát biểu tại buổi làm việc
Đại diện một số ngành cũng đưa ra một số kiến nghị như: Cần xây dựng chính sách về khung pháp lý để phát triển kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường; ứng dụng công nghệ xử lý môi trường theo hướng sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường; Chương trình Tây Bắc giai đoạn 2019 - 2025 cần có có các đề tài chuyên sâu về du lịch, đặc biệt là về chương trình liên kết du lịch của 8 tỉnh vùng Tây Bắc.
Cũng tại buổi làm việc, đoàn công tác của Trường Đại học Quốc gia Hà Nội đã lấy ý kiến của các đại biểu dự hội nghị vào các phiếu tham vấn nhằm thu thập những phản hồi về Chương trình Tây Bắc sau giai đoạn 1, các ý kiến đề xuất các đề tài, nghiên cứu phù hợp với đặc trưng của tỉnh Phú Thọ. Từ việc tổng hợp các ý kiến góp ý, phản hồi sẽ là cơ sở, định hướng để Trường Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục thực hiện nhiệm vụ giai đoạn 2 (2019 - 2025) của Chương trình Tây Bắc một cách hợp lý và thiết thực hơn trong thời gian tới.
Theo phutho.gov.vn
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Lê Xuân Định cho biết, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực KH,CN&ĐMST, với Chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) toàn cầu liên tục tăng. Tuy nhiên, để cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thực sự lan tỏa và tạo ra bước ngoặt, cần có những đột phá mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt trong lĩnh vực KH&CN, với các chính sách và giải pháp đột phá tập trung vào ba lĩnh vực trọng yếu: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và vật liệu mới.
Ở cấp độ một quốc gia hay một địa phương, vùng lãnh thổ, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được xem là cơng cụ quản lý then chốt trong quá trình thực hiẹ̛n chính sách cơng, nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và quản lý các thành tựu phát triển. Chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là mợt cơng cụ quản lý và điều hành vĩ mơ nền kinh tế quốc da̛n cũng như một địa phương, vùng lãnh thổ.
Ngày 20/9/2024, tại Tp. Hồ Chí Minh, Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp nhà nước phối hợp với Vụ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) các ngành kinh tế - kỹ thuật, Ban Chủ nhiệm các Chương trình KC.10/21-30, KC.11/21-30, KC.12/21-30 tổ chức Hội thảo khoa học “Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng KH&CN trong lĩnh vực y, dược và công nghệ sinh học”.
Ngày 12/9, tại Hòa Bình, đồng chí Huỳnh Thành Đạt, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ KH&CN, Chủ tịch Hội đồng; ông Phạm Hồng Phương Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam; lãnh đạo của Công ty Thủy điện Hòa Bình, Ban quản lý dự án điện 1 cùng các nhà khoa học, chuyên gia Hội đồng tư vấn an toàn đã có buổi kiểm tra đánh giá thực tế tại Công trình Thủy điện Hòa Bình và Thủy điện Hòa bình Mở rộng sau cơn bão số 3 và đang chịu ảnh hưởng của hoàn lưu sau bão.
Bộ Khoa học và Công nghệ đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ.
Theo thông tin từ Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Phú Thọ, giai đoạn 2020 – 2024 đã có 123 nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh được phê duyệt thực hiện với tổng kinh phí gần 155 tỷ đồng, trong đó Ngân sách Nhà nước hơn 87 tỷ đồng, kinh phí xã hội hóa (đối ứng của các cơ quan chủ trì, doanh nghiệp, người dân) hơn 67 tỷ đồng.