Hiện nay, không ít hộ trong làng nghề chế biến chè Hoàng Văn, xã Văn Luông, huyện Tân Sơn đã đầu tư trồng, chế biến chè theo quy trình an toàn, đảm bảo chất lượng nhằm tạo thương hiệu và nâng cao giá trị sản phẩm.
-Với diện tích trên 16.000ha, tổng sản lượng chè búp tươi mỗi năm đạt trên 170.000 tấn, cây chè đã và đang khẳng định vai trò, vị thế là sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh, giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho nông dân khu vực nông thôn, miền núi. Dựa trên tiềm năng hiện có, nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, tạo dựng thương hiệu chè Phú Thọ, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm chè đang được quan tâm, chú trọng.
Thời gian qua, tỉnh ta đã trồng thay thế những diện tích chè giống cũ, cằn xấu, năng suất thấp bằng các giống chè mới như LDP1, LDP2, Kim Tuyên, PH11, Phúc Vân Tiên... cho năng suất, chất lượng cao. Đến nay, tỷ lệ chè giống mới chiếm trên 70% diện tích chè hiện có. Các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất chè nhằm nâng cao chất lượng, tuân thủ quy trình kỹ thuật, đảm bảo an toàn thực phẩm được tăng cường. Nhiều mô hình canh tác tiên tiến được ứng dụng và triển khai có hiệu quả như: Thiết kế đồi chè chống xói mòn; trồng cây che bóng, bón phân cân đối, quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), mở rộng diện tích sản xuất chè theo quy trình an toàn đạt khoảng 4.000ha.
Qua các lớp tập huấn kỹ thuật, người dân vùng chè đã dần áp dụng các kỹ thuật tiên tiến như bón đủ phân hữu cơ, phân bón lót trước khi trồng mới; tăng cường đầu tư thâm canh, sử dụng phân bón chuyên dùng cho chè; bón bổ sung phân vi sinh, phân bón lá. Trên địa bàn tỉnh đã xây dựng các mô hình điểm áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, thâm canh, sản xuất chè an toàn, sản xuất theo chuỗi giá trị. Ở một số nơi đã xây dựng các điểm thu gom, xử lý toàn bộ bao gói phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sử dụng cho chè, đảm bảo môi trường sinh thái vùng chè.
Trong sản xuất chè, hiện nay vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được coi trọng hàng đầu, vì vậy việc thiết lập những mô hình sản xuất theo hướng an toàn là xu thế tất yếu để phát triển và tạo đầu ra bền vững. Ở một số làng nghề, hợp tác xã chè an toàn, không chỉ sản xuất theo đúng quy trình mà các nhóm hộ, các hộ sản xuất còn xây dựng được quy chế giám sát cộng đồng, phát huy tính tự chủ của mỗi cá nhân trong quá trình sản xuất. Các ngành chức năng và địa phương cũng chú trọng tuyên truyền để các hộ sản xuất, kinh doanh chè nắm rõ các yêu cầu của cơ sở chế biến đảm bảo an toàn thực phẩm.
Tại huyện Yên Lập có trên 1.400ha chè, nhiều năm qua, bên cạnh việc giữ ổn định diện tích, huyện luôn quan tâm đầu tư cải tạo, thâm canh diện tích chè, thay thế dần các giống chè năng suất, chất lượng thấp. Cùng với hỗ trợ vốn, nhiều lớp tập huấn về chăm sóc cây chè đã được mở để nâng cao trình độ cho bà con. Ông Hoàng Văn Cường - Trưởng phòng Nông nghiệp &PTNT huyện cho biết: Để đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất chè, huyện tích cực tuyên truyền, vận động người dân ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên chè, chỉ sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục được phép sử dụng trên chè và theo kết quả điều tra dự tính, dự báo sâu bệnh hại; không lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật theo định kỳ hoặc theo lứa hái; khuyến khích xây dựng và nhân rộng mô hình nhóm hộ, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất chè sạch để từ đó làm đầu mối liên kết với doanh nghiệp.
Tuy sản xuất chè theo hướng an toàn, đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến đạt được kết quả bước đầu song vẫn còn những rào cản khiến chưa thể áp dụng đồng bộ. Nguyên nhân của tình trạng trên là do quy mô sản xuất nhỏ, manh mún khiến khó áp dụng cơ giới hóa, tiến bộ kỹ thuật, khó xây dựng mô hình chứng nhận chè an toàn và ký kết hợp đồng liên kết xây dựng vùng nguyên liệu với doanh nghiệp. Hạ tầng giao thông, nước tưới đến các nương chè còn hạn chế gây khó khăn cho thâm canh, quản lý và tuân thủ quy trình sản xuất an toàn, chất lượng. Liên kết giữa chế biến với sản xuất nguyên liệu còn thiếu chặt chẽ, chưa hình thành được nhiều chuỗi liên kết.
Để nhân rộng sản xuất chè an toàn thì trước hết cần nâng cao ý thức của người sản xuất, kinh doanh chè qua việc tuyên truyền, phổ biến kỹ thuật, trang bị cho nông dân những kiến thức cơ bản để tăng năng suất, chất lượng chè, tạo ra sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm... Các cơ quan chức năng cần tăng cường thanh, kiểm tra, xử lý những cơ sở sản xuất, kinh doanh chè không đảm bảo, hướng người tiêu dùng đến các sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Mấu chốt của việc đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất chè là thu hút nguồn lực, đầu tư khoa học, kỹ thuật công nghệ cao vào các vùng chè chủ lực, nhất là thu hút đầu tư của các doanh nghiệp và hợp tác xã vào chuỗi liên kết sản xuất chè, khuyến khích đầu tư vào khâu chế biến sâu và tiêu thụ sản phẩm.
baophutho.vnThực hiện Đề án 06 của Chính phủ phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh, xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số (CĐS) quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và kế hoạch CĐS của tỉnh, thời gian qua, ngành Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) tỉnh đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), CĐS trong hoạt động quản lý, điều hành, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ chuyên môn của ngành.
Ứng dụng công nghệ sinh hóa nhiệt, các nhà khoa học phát triển hệ thống xử lý rác không khí thải, tro xỉ thải, nước thải, mùi hôi, vận hành tại nhà máy xử lý rác Bắc Giang.
Dầu ăn đã qua sử dụng (UCO - Used Cooking Oil) từ lâu được xem là một loại chất thải khó xử lý. Việc vứt bỏ dầu ăn một cách không đúng cách không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, với những tiến bộ công nghệ mới, dầu ăn đã qua sử dụng có thể trở thành nguyên liệu quan trọng trong sản xuất nhiên liệu sinh học, góp phần giảm thiểu ô nhiễm và thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn.
Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Hoàng Minh, mục tiêu “Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN thúc đẩy phát triển các sản phẩm chủ lực khu vực nông thôn, miền núi” (Chương trình) vừa là vinh dự cũng vừa là thách thức. Do đó, cần xác định trúng và đúng đối tượng, hỗ trợ đúng mục tiêu, tránh dàn trải, phong trào… đảm bảo Chương trình triển khai hiệu quả và thiết thực nhất.
Nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, TS. Nguyễn Hải Đăng và nhóm nghiên cứu Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam - Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện Đề tài: “Giải pháp phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong thanh niên nông thôn hiện nay”.
Chiều 9/10/2024, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cao Bằng, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) nhanh và bền vững”.