Tiếp tục chương trình kỳ họp, sáng ngày 27/11 Quốc hội tiến hành phiên làm việc toàn thể tại hội trường thảo luận về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn điều hành phiên thảo luận.
Đại biểu Nguyễn Doãn Khánh tham gia thảo luận tại hội trường
Về phạm vi điều chỉnh, theo dự thảo, Luật quy định nguyên tắc, thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành và tổ chức thi hành văn bản pháp luật; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng và tổ chức thi hành văn bản pháp luật. Đồng tình với quy định này, đại biểu Nguyễn Doãn Khánh cho rằng dự Luật đề cập đến cả hai nội dung về ban hành pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật nhưng phần thi hành pháp luật đại biểu đề nghị tập trung vào những vấn đề có tính nguyên tắc, xác định rõ cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp từ khâu tuyên truyền, tổ chức đưa pháp luật vào cuộc sống, theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện và đề nghị sửa đổi, bổ sung bãi bỏ văn bản đã ban hành.
Về thẩm quyền ban hành văn bản, theo các đại biểu, văn bản pháp luật là một hoạt động mang tính đặc thù quản lý nhà nước, đây là phương tiện để thực hiện quyền lực trong quản lý nhà nước. Do vậy, chỉ có cơ quan nhà nước mới là cơ quan có thẩm quyền ban hành. Xung quanh nội dung này, đại biểu Nguyễn Doãn Khánh đề nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành pháp luật tập trung thành 4 nhóm: Nhóm thứ nhất là nhóm các cơ quan quyền lực bao gồm Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Nhóm thứ hai là các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chung, bao gồm Chính phủ, Ủy ban nhân dân. Nhóm thứ ba là nhóm thiết chế nguyên thủ quốc gia gồm Chủ tịch nước, người đứng đầu nội các Chính phủ. Nhóm thứ tư là nhóm các cơ quan có thẩm quyền riêng ở Trung ương là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, nhóm này chỉ có thẩm quyền ban hành pháp luật trong phạm vi được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phân cấp và ủy quyền. Đối với việcban hành văn bản của chính quyền địa phương, đại biểu Nguyễn Doãnh Khánh đề nghị không nên quy định cho cấp huyện, cấp xã có thẩm quyền ban hành văn bản vì đây là cấp không được phân cấp ra chính sách nên không có nhu cầu thể chế hóa chính sách thành pháp luật. Trên thực tế nhóm này cũng không có thẩm quyền ban hành các quy phạm pháp luật mới. Cho nên, việc ban hành văn bản trên thực tế là sao chép một cách không đầy đủ các quy phạm pháp luật từ các văn bản trung ương và cơ quan cấp trên dẫn đến việc chồng chéo nhiều lượng văn bản chúng ta không kiểm soát được, tình trạng vi hiến, vi phạm pháp luật thì khá phổ biến.
Về hình thức văn bản, qua thảo luận, các ý kiến cho rằng hình thức văn bản nên thể hiện theo 7 nhóm: Một là Hiến pháp, bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội. Hai là pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ba là sắc lệnh. Bốn là nghị định của Chính phủ. Năm là quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Sáu là quyết định của Bộ trường, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ về lĩnh vực phạm vi được Thủ tướng Chính phủ hoặc Chính phủ phân cấp ủy quyền. Bảy là nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh và quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Về quy trình xây dựng văn bản pháp luật, đại biểu Nguyễn Doãnh Khánh cho rằng: Cần coi trọng việc xây dựng chính sách là khâu quan trọng để đảm bảo tính khả thi của pháp luật. Đưa việc thẩm định chính sách cùng với việc thẩm định sáng kiến trình dự án luật vào chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội. Cần phân định rõ quy trình rút gọn và quy trình đầy đủ, xác định rõ tiêu chí, thủ tục, quy trình, nhất là đối với các văn bản cần ban hành theo thủ tục rút gọn để xử lý linh hoạt các vấn đề thực tiễn đặt ra tuân thủ pháp luật.
Theo quy trình lập pháp, dự kiến Luật Ban hành văn bản quy phạp pháp luật sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XIII.
baophutho.vnChủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Trưởng các Ban của HĐND các tỉnh, thành phố sau hợp nhất, sáp nhập, trong đó có tỉnh Phú Thọ.
baophutho.vnSáng 29/6, 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hoà Bình tổ chức tổng duyệt chương trình Lễ công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện, thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Phú Thọ mới và 148 xã, phường mới.
baophutho.vnNgày 25/6, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đã gặp mặt, chia tay các đồng chí chuyển công tác và thôi tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.
Ngày 24/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký các quyết định chỉ định nhân sự giữ chức vụ Chủ tịch UBND các tỉnh, thành mới sau sáp nhập.
baophutho.vnNgày 24/6, dưới sự chủ trì của đồng chí Bùi Minh Châu - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã họp, nghe và cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng.
baophutho.vnThực hiện Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Chủ tịch UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành, thị thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Liên kết trang
0
2
0