Đó là mục tiêu của Hội thảo với chủ đề: “Cơ sở khoa học và thực tiễn để khôi phục Đền thờ Lang Liêu - Hùng Chiêu Vương tại tỉnh Phú Thọ” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ phối hợp tổ chức vào ngày 8/12.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Đại Dũng phát biểu tại hội thảo
Dự hội thảo có các đồng chí: Hồ Đại Dũng - TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Dương Trung Quốc - Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Thư kí Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia; lãnh đạo Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam; lãnh đạo một số sở, ngành, hội, đoàn thể, doanh nghiệp của tỉnh cùng các chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử trong và ngoài tỉnh.
Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Đại Dũng khẳng định: Việc khôi phục lại Đền thờ Lang Liêu là việc làm cần thiết, đáp ứng lòng mong mỏi của nhân dân. Các ý kiến tại hội thảo cung cấp và giúp cho các cơ quan chức năng của tỉnh có thêm thông tin, luận cứ khoa học, kinh nghiệm thực tiễn trong việc qui hoạch, huy động các nguồn lực khôi phục xây dựng ngôi đền trong thời gian tới.
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh mong muốn các nhà khoa học, chuyên gia lịch sử trong và ngoài tỉnh tiếp tục đồng hành với địa phương trong việc phục dựng Đền thờ Lang Liêu nói riêng, trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể thời đại Hùng Vương trên quê hương Đất Tổ nói chung.
Tại hội thảo, các trí thức, chuyên gia sử học, nhà quản lí trong và ngoài tỉnh đã tham gia đóng góp ý kiến, xác định rõ vị trí, vai trò của Lang Liêu trong lịch sử và đời sống của dân tộc Việt Nam; đánh giá đúng thực trạng nơi thờ tự Lang Liêu - Hùng Chiêu Vương tại phường Dữu Lâu, thành phố Việt Trì. Đồng thời đề xuất các giải pháp hợp lí, khả thi để khôi phục xây dựng Đền thờ Lang Liêu tại tỉnh Phú Thọ và phương án khai thác giá trị ngôi đền này nhằm phục vụ phát triển kinh tế du lịch.
Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng, việc khôi phục đền thờ Lang Liêu cần gắn với tổ chức các lễ hội, sự kiện văn hóa tại địa phương
Theo Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư kí Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam Dương Trung Quốc, việc khôi phục Đền thờ Lang Liêu cần thể hiện rõ “hồn cốt” của di tích, đảm bảo các yếu tố về kiến trúc, mĩ thuật... và gắn với tổ chức các lễ hội, sự kiện văn hóa tại địa phương.
Theo quan điểm của nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Dương Huy Thiện, việc khôi phục Đền thờ Lang Liêu - Hùng Chiêu Vương sẽ góp phần tạo thêm một điểm đến mới trong hệ thống các di tích gắn với Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, tạo điều kiện để người dân trên mọi miền đất nước về chiêm bái và tri ân công đức tổ tiên.
Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Dương Huy Thiện, Đền thờ Lang Liêu được khôi phục sẽ tạo thêm điểm đến mới trong hệ thống các di tích gắn với Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
Các chuyên gia cũng cho rằng, khi Đền thờ Lang Liêu được xây dựng sẽ là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn, góp phần phát triển kinh tế du lịch của địa phương. Tuy nhiên, để khôi phục được ngôi đền, yếu tố nguồn lực là rất quan trọng. Vì vậy, ngoài nguồn ngân sách nhà nước, tỉnh cần có lộ trình phù hợp để vận động sự tài trợ và đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Theo truyền thuyết, Lang Liêu là Vua Hùng thứ 7, hiệu là Hùng Chiêu Vương. Hình tượng Lang Liêu được dân gian hóa theo “Sự tích bánh chưng, bánh giày”. Ông là một vị vua hiền tài, anh minh, đức độ, lấy nghĩa nhân để giáo hóa trăm họ. Với lòng ngưỡng mộ, tôn kính, nhân dân làng Dữu Lâu đã lập miếu thờ ông.
Tuy nhiên, đến đầu những năm 60 của thế kỉ XX, chính quyền địa phương cho tháo dỡ ngôi đền để lấy mặt bằng xây dựng trường cấp I và cấp II Dữu Lâu. Cho đến nay, ngôi đền này vẫn chưa được khôi phục.
Để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân địa phương và đồng bào hành hương về Đất Tổ, từ năm 2013, UBND tỉnh Phú Thọ đã có chủ trương phục dựng lại ngôi miếu cổ thờ Lang Liêu nằm trong quần thể di tích liên hoàn thờ Hùng Vương và tướng lĩnh thời Vua Hùng tại phường Dữu Lâu, thành phố Việt Trì.
PhuthoPortal - Ngày 18/3/2025, đồng chí Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo (BCĐ) của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ điểm cầu Trung ương đến 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng công bố giá trị cốt lõi của Bộ Khoa học và Công nghệ là tiên phong, sáng tạo, đột phá, trung dũng, nghĩa tình; phương châm hành động là làm gương, kỷ cương, trọng tâm, bứt phá.
Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 do Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng ban.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 55/2025/NĐ-CP ngày 02/3/2025 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN).
Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh Bộ cần tiên phong thúc đẩy nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký các Quyết định về việc điều động, bổ nhiệm đồng chí Phạm Đức Long và đồng chí Bùi Hoàng Phương, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN).
Liên kết trang
0
1
0