GTCLQG là Giải thưởng cao quý cấp Quốc gia do Thủ tướng Chính phủ trao tặng cho các tổ chức, doanh nghiệp tiêu biểu, xuất sắc trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá. GTCLQG được quy định tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá và thuộc hệ thống Giải thưởng Chất lượng Quốc tế Châu Á - Thái Bình Dương (GPEA) của Tổ chức Chất lượng Quốc tế Châu Á - Thái Bình Dương (APQO). Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan được Chính phủ giao chủ trì tổ chức hoạt động xét tặng hàng năm.
Qua gần 30 năm hoạt động, Giải thưởng đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt và tạo được uy tín đối với các doanh nghiệp, cơ quan quản lý cũng như người tiêu dùng trong xã hội; tôn vinh xứng đáng những doanh nghiệp đạt thành tích xuất sắc trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động, hội nhập với khu vực và thế giới. Đến nay, đã có 2.030 lượt doanh nghiệp được Thủ tướng Chính phủ tặng GTCLQG, trong đó có 280 lượt doanh nghiệp được tặng Giải Vàng Chất lượng quốc gia. Từ năm 2000, doanh nghiệp Việt Nam liên tục tham dự Giải thưởng GPEA và đến nay đã có 52 lượt doanh nghiệp đạt Giải thưởng này.
Đối với tỉnh Phú Thọ, đến nay đã có trên 40 lượt doanh nghiệp được Thủ tướng Chính phủ tặng GTCLQG, trong đó có 09 lượt doanh nghiệp tôn vinh, khen thưởng Giải Vàng Chất lượng quốc gia và 01 lượt doanh nghiệp được trao tặng Giải thưởng Châu Á - Thái Bình Dương.
Nhằm thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động thông qua áp dụng các tiêu chí của GTCLQG. Sở Khoa học và Công nghệ Phú Thọ trân trọng kính mời quý tổ chức/doanh nghiệp đăng ký tham gia GTCLQG năm 2024
Chi tiết xem tại đây: Công văn mời tham dự Giải thưởng chất lượng quốc gia 2024
Việc mở rộng các buổi tổ chức đào tạo chuyên gia năng suất tại các trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm đào tạo trong nước về năng suất sẽ tạo ra mạng lưới chuyên gia năng suất, từ đó thu hút các ứng viên trên toàn quốc.
Huyện Tân Sơn có gần 4.000ha chè, trong đó có tới 90% thuộc diện đang cho thu hoạch. Chè là một trong những loại cây trồng được xác định là cây chủ lực trong phát triển kinh tế của huyện. Những năm qua, cùng với giữ ổn định diện tích chè, Tân Sơn luôn chú trọng nâng cao chất lượng, sản xuất chè an toàn.
Là huyện miền núi, thu nhập của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện Yên Lập chủ yếu trông vào nông, lâm nghiệp. Để tạo nguồn sinh kế ổn định cho người dân, Yên Lập đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát triển nông, lâm nghiệp bền vững, nâng cao giá trị nông, lâm sản.
Ngày 23/10/2024, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia tổ chức Hội nghị “Tuyên truyền, phổ biến các quy định về mã số mã vạch và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa”.
Truy xuất nguồn gốc (TXNG) sản phẩm, hàng hóa đã và đang là nhu cầu cần thiết đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng nhằm công khai, minh bạch các thông tin về quá trình sản xuất, bảo đảm chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có nhiều sản phẩm đã được gắn tem TXNG, góp phần khẳng định uy tín và nâng tầm thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Ngày 17/10, tại UBND xã Xuân Đài, huyện Tân Sơn, Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lương đã tổ chức Hội nghị tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý, sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận Chè Phú Thọ cho các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn xã Xuân Đài và xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn, Tỉnh Phú Thọ.