Vừa qua, tại Trung tâm hội nghị Triển lãm Quốc tế Coex - Seoul, Hàn Quốc đã diễn ra triển lãm quốc tế về Khoa học và Công nghệ và trao giải sáng tạo Khoa học Công nghệ quốc tế. Công trình “Giải pháp công nghệ xử lý axit H2SiF6 trong sản xuất phân bón Supe lân nhằm giảm chi phí xử lý môi trường” của Công ty cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao vinh dự được Ban tổ chức trao giải Bạc sáng tạo Khoa học và Công nghệ quốc tế năm 2018.
Đại diện nhóm tác giả của Công ty cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao nhận giải Bạc quốc tế sáng tạo khoa học và công nghệ năm 2018
Triển lãm quốc tế về Khoa học và công nghệ do Hiệp hội Thúc đẩy sáng kiến, sáng chế Hàn Quốc (KIPA) phối hợp với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) tổ chức thường niên. Đây là triển lãm có quy mô lớn nhất về Khoa học và Công nghệ bao gồm các công trình ở 6 lĩnh vực: Cơ khí tự động hoá, tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng mới, thông tin điện tử và viễn thông, công nghệ nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên, sinh học phục vụ sản xuất và đời sống, công nghệ vật liệu.
Năm 2018, Việt Nam đã mang tới triển lãm những công trình xuất sắc đạt Giải thưởng sáng tạo Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2017 - 2018 và Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc. Với tính thực tiễn cao khi ứng dụng trong đời sống, các công trình của đoàn Việt Nam đã nhận được đánh giá cao từ Hội đồng Giám khảo. Trong đó, công trình “Giải pháp công nghệ xử lý axit H2SiF6 trong sản xuất phân bón Supe lân nhằm giảm chi phí xử lý môi trường” của nhóm tác giả Phạm Quang Tuyến, Văn Khắc Minh và các cộng sự của công ty đã được Ban Tổ chức trao giải Bạc về lĩnh vực “Công nghệ nhằm ứng phó chống biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên”. Công trình cũng nhận được giải đặc biệt do Trường Đại học Hoàng gia Ả-rập Xê-út trao tặng.
Trường Đại học Hoàng gia Ả-rập Xê-út trao tặng giải đặc biệt cho đại diện nhóm tác giả
Công trình của Công ty cổ phần Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao là giải pháp nghiên cứu và thực hiện hoàn toàn mới ở Việt Nam và trên thế giới. Được nghiên cứu, thực hiện từng bước bài bản và tính toán trên cơ sở lý thuyết khoa học và điều kiện thực tế tại công ty, thực nghiệm trong phòng thí nghiệm, tìm hiểu các điều kiện công nghệ, triển khai thử nghiệm và cuối cùng là triển khai vào thực tế sản xuất.
Giải pháp của công trình tạo ra công nghệ mới trong xử lý axit H2SiF6 chuyển sang dạng hợp chất của Flo không độc, được phép tồn tại trong sản phẩm phân bón, vì vậy có thể sử dụng ngay bán thành phẩm tạo ra từ công đoạn xử lý axit H2SiF6 để đưa vào sản xuất supe lân ở công đoạn tiếp theo phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng, trang thiết bị sản xuất hiện có của công ty.
Giải pháp đã giải quyết được vấn đề xử lý nước thải tại hai dây chuyền sản xuất supe lân và tuần hoàn được 100% nước thải sản xuất trong toàn Công ty, không xả nước thải ra môi trường, góp phần bảo vệ môi trường, cải thiện được điều kiện lao động cho người công nhân do không phải tiếp xúc nước thải có chứa Flo. Giải pháp đã giảm rất lớn chi phí xử lý môi trường, mang lại hiệu quả lớn về kinh tế, giá trị làm lợi của công trình đạt trên 55 tỉ đồng/năm.
Khổng Mạnh Tiến - Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh
13 ý tưởng, dự án khởi nghiệp xuất sắc tại Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 đã được vinh danh tại Lễ Tổng kết và Trao giải Cuộc thi diễn ra sáng nay 13/11/2024 do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Thừa Thiên Huế - Cơ quan Thường trực Cuộc thi tổ chức.
Trước những thách thức và cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều quốc gia như Đức, Hàn Quốc, Israel... đã xây dựng, triển khai các chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ, trong đó tập trung thúc đẩy nghiên cứu và phát triển (R&D), khuyến khích áp dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất, kinh doanh. Mỗi quốc gia đã phát triển chiến lược cụ thể nhằm nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp
Ngày 12/11/2024, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Hội thảo tham vấn phục vụ công tác thẩm định Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử (NLNT) thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Xuân Định tham dự và chủ trì Hội thảo.
Nghị định số 38/2018/NĐ-CP đang được sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm tháo gỡ các vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.
Đó là chủ đề của Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo (KNST) Quốc gia - TECHFEST 2024 sẽ diễn ra từ ngày 26 - 28/11/2024 tại thành phố Hải Phòng do Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Ủy ban nhân dân Thành phố Hải Phòng tổ chức.
Chiều ngày 01/11/2024, tại Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội nghị thẩm định 06 dự án đổi mới công nghệ. Bà Chu Thị Bích Thủy – Phó Giám đốc Sở làm Chủ tịch Hội đồng.