Tối 18/12, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2021, 2022, 2023 cho 133 doanh nghiệp và Giải Chất lượng Quốc tế châu Á - Thái Bình Dương năm 2024 cho 2 doanh nghiệp. Trong số 133 doanh nghiệp có 52 giải Vàng, số còn lại nhận giải Chất lượng.
Tham dự buổi lễ trao giải có ông Nguyễn Phương Tuấn, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; ông Huỳnh Thành Đạt - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
Tham dự sự kiện về phía tỉnh Phú Thọ, có ông Khổng Danh Đạt - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, các đồng chí lãnh đạo, cán bộ Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; đại diện lãnh đạo Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Phú Thọ và phóng viên báo, Đài PT-TH tỉnh Phú Thọ dự và đưa tin.
Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Phú Thọ vinh dự là doanh nghiệp duy nhất của tỉnh Phú Thọ đạt giải Vàng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia Việt Nam. Giải thưởng là thành quả cho sự nỗ lực của Công ty trong việc đáp ứng mọi tiêu chí khắt khe các tiêu chí của giải thưởng cũng như quy trình sản xuất kinh doanh. Đồng thời minh chứng cho những nỗ lực ứng dụng công cụ cải tiến năng suất chất lượng, đổi mới, hoàn thiện hệ thống quản trị, từ đó đạt được kết quả tích cực, góp phần cho sự phục hồi và phát triển của nền kinh tế của tỉnh Phú Thọ.
Ông Khổng Danh Đạt - Phó giám đốc Sở KH&CN Phú Thọ tặng hoa chúc mừng Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Phú Thọ đạt giải Vàng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia Việt Nam
Giải thưởng Chất lượng Việt Nam chính thức triển khai từ năm 1996, đến năm 2009 Giải thưởng Chất lượng đã được đưa vào Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa. Từ đây mang tên Giải thưởng Chất lượng Quốc gia do Thủ tướng quyết định trao tặng hàng năm. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, nay là Uỷ ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia (Bộ Khoa học và Công nghệ) là cơ quan thường trực Giải thưởng.
Giải thưởng được đánh giá theo 7 tiêu chí, với thang điểm tối đa 1.000. Trong đó, doanh nghiệp đạt từ 600 điểm sẽ nhận giải thưởng Chất lượng, còn giải Vàng yêu cầu trên 800 điểm.
Trong số các tiêu chí, kết quả hoạt động là tiêu chí chiếm trọng số cao nhất với 450 điểm, phản ánh khả năng thực tiễn của doanh nghiệp trong việc đạt được các mục tiêu kinh doanh. Các tiêu chí khác bao gồm: vai trò lãnh đạo (120 điểm); đo lường, phân tích và quản lý tri thức (90 điểm); hoạch định chiến lược; định hướng vào khách hàng và thị trường; quản lý, phát triển nguồn nhân lực; quản lý quá trình hoạt động (mỗi tiêu chí 85 điểm)
B.H
Ngày 25/3/2025, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Phú Thọ, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội thảo đánh giá thực trạng năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) của Phú Thọ giai đoạn 2016-2023, dự báo giai đoạn 2025-2030
Đến nay, Cổng Thông tin truy xuất nguồn gốc quốc gia đã có hàng nghìn đơn vị, doanh nghiệp và địa phương tham gia kết nối dữ liệu. Cùng với đó là sự tham gia của các ngành hàng chủ lực như nông sản, thực phẩm, dược phẩm, thiết bị y tế… cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của hệ thống này trong chuỗi cung ứng tại Việt Nam.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất luật hóa quy định mã vạch để ứng dụng công nghệ trong truy xuất sản phẩm hàng hóa và phù hợp quy định quốc tế.
baophutho.vnNgày 16/1, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương năm 2024 tại Hà Nội. Hội nghị đã xem xét 52 sản phẩm từ các địa phương trên cả nước, với quy trình đánh giá minh bạch và công tâm.
Tại Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 5, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Hoàng Minh cho rằng, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo (KH,CN,ĐMST), chuyển đổi số và chuyển đổi xanh được coi là nhân tố quyết định để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của vùng Đồng bằng sông Hồng.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Lê Xuân Định cho rằng, thực tế để các Bộ chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thẩm định và ban hành quy chuẩn quốc gia đã nảy sinh tình trạng chồng chéo, cùng một nội dung có hai Bộ ban hành.
Liên kết trang
0
1
0