Hội thảo mã số mã vạch thúc đẩy chuyển đổi số và quản lý chuỗi cung ứng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ - Ảnh: VGP/Lê Ngọc
Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều quy định liên quan đến việc áp dụng truy xuất nguồn gốc trong sản xuất và thương mại hàng hóa. Các tiêu chuẩn quốc tế như: GS1, ISO 22005 đang trở thành thước đo chung để đánh giá khả năng truy xuất nguồn gốc của các sản phẩm.
Việc tuân thủ các tiêu chuẩn này giúp doanh nghiệp không chỉ cải thiện quy trình sản xuất mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản...
Ông Phó Đức Sơn, Chủ tịch Hội mã số mã vạch Việt Nam cho biết, giải pháp truy xuất nguồn gốc thông qua mã QR và hệ thống phần mềm được áp dụng xuyên suốt từ khâu sản xuất, chế biến đến tiếp thị và phân phối, đang trở thành một yêu cầu cấp thiết nhằm bảo vệ sản phẩm, hàng hóa khỏi vấn nạn hàng giả, hàng nhái.
Đây là yêu cầu cấp bách cho việc tự động hóa toàn bộ quy trình truy xuất nguồn gốc hàng hóa, sản phẩm trong chuỗi chế biến, phân phối và minh bạch thông tin về thương hiệu hàng hóa, sản phẩm.
Ông Phó Đức Sơn mong muốn xây dựng một chuỗi thông tin đồng nhất, minh bạch và hiệu quả - một chuỗi không chỉ nâng cao giá trị sản phẩm mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Giải pháp truy xuất nguồn gốc cần gắn kết chặt chẽ với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia.
Điều này không chỉ tạo ra nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững mà còn mở ra những cơ hội giao thương và hợp tác quốc tế, giúp sản phẩm Việt Nam khẳng định vị thế trên thị trường toàn cầu.
Ông Đinh Văn Hoàng, Viện trưởng Viện Phát triển doanh nghiệp và chính sách cũng nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc tích hợp mã số mã vạch trong các quy trình quản lý chuỗi cung ứng để bảo đảm sự minh bạch và hiệu quả.
Trong bối cảnh kinh tế số hiện nay, sự minh bạch và khả năng kiểm chứng nguồn gốc sản phẩm là nền tảng để doanh nghiệp có thể khẳng định chất lượng và bảo vệ thương hiệu của mình.
Ông Đinh Văn Hoàng đề xuất cần có những giải pháp công nghệ đột phá để liên kết hệ thống mã số mã vạch với các nền tảng số hiện đại, từ đó tạo ra cơ chế theo dõi và báo cáo minh bạch hơn cho chuỗi cung ứng, đồng thời thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn.
Tại Hội thảo, đại diện nhà quản lý, doanh nghiệp, chuyên gia đã cập nhật những quy định mới của Thông tư 02/2024/TT-BKHCN về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; bàn các giải pháp và tầm nhìn nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong quản lý chuỗi cung ứng thông qua việc ứng dụng mã số mã vạch; giới thiệu các giải pháp ứng dụng công nghệ mã số mã vạch trong việc truy xuất nguồn gốc và chống hàng giả…
Các ý kiến cũng cho rằng truy xuất nguồn gốc là một yếu tố quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng và an toàn của sản phẩm. Các công nghệ như mã QR, mã vạch, blockchain... đều đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện khả năng truy xuất nguồn gốc.
Theo baochinhphu.vn
Các nhiệm vụ của Nghị quyết 57 được chia thành sáu hệ thống, với 30 sáng kiến đột phá, triển khai phần lớn trong giai đoạn 2025-2030.
Triển khai trợ lý ảo hỗ trợ cán bộ, người dân không chỉ là bước tạo cơ sở pháp lý, đổi mới mạnh mẽ bộ máy hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước mà việc triển khai trợ lý ảo giúp cán bộ, công chức nắm vững quy trình, nhiệm vụ, quyền hạn theo từng cấp hành chính. Trên cơ sở đó, người dân có thể chủ động tra cứu, yêu cầu cung cấp dịch vụ công nhanh nhất, mọi lúc, mọi nơi - không phụ thuộc vào địa giới hành chính.
Chiều ngày 13/6/2025, Cục Đổi mới sáng tạo - Bộ khoa học và Công Nghệ tổ chức Hội thảo trực tuyến Hướng dẫn thu thập và cung cấp dữ liệu phục vụ xây dựng Chỉ số Đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII) năm 2025.
Những năm gần đây, nhiều hoạt động liên quan đến chuyển đổi số trong văn hóa nói chung và bảo tàng nói riêng được đẩy mạnh triển khai trên địa bàn tỉnh, giúp người dân có thể tiếp cận dễ dàng hơn với các hiện vật, tư liệu liên quan đến lịch sử tại bảo tàng. Nắm bắt xu thế, Bảo tàng Hùng Vương (Thành phố Việt Trì) đã nhanh chóng xây dựng kế hoạch, triển khai nhiều giải pháp để chuyển đổi số toàn diện.
Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành danh mục 21 bài toán lớn về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, trong đó có xây nhà máy chip, chế tạo vệ tinh, blockchain.
Đổi mới công nghệ là một trong những giải pháp hàng đầu giúp doanh nghiệp (DN) nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh cũng như tạo dựng vị thế bền vững trên thị trường.
Liên kết trang
0
2
0