Ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Hai, 18/01/2016
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Công cụ đánh giá mới song hành, hỗ trợ thực hiện Thông tư 30


 Lần đầu tiên, Việt Nam áp dụng bộ công cụ đánh giá kỹ năng đọc của học sinh đầu cấp tiểu học (EGRA) và kết quả đánh giá thu được rất khả quan. 

TS Trần Đình Thuận - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT), Giám đốc Chương trình Đảm bảo chất lượng giáo dục trường học (SEQAP) - đã có những trao đổi sâu hơn về hình thức đánh giá mới này.

 5 khác biệt của công cụ đánh giá mới

- So với các công cụ đánh giá thực hiện ở Việt Nam trước đây, bộ công cụ EGRA có những gì điểm khác biệt?

Điểm khác của bộ công cụ EGRA so với các công cụ đánh giá thực hiện ở Việt Nam trước đây là:

Thứ nhất, đánh giá khả năng của học sinh dựa trên kĩ năng chứ không theo chương trình giảng dạy;

Thứ hai, tiến hành trên một nhóm mẫu học sinh bằng cách kiểm tra vấn đáp từng em trong khoảng thời gian khoảng 15 phút, không phải bài kiểm tra giấy áp dụng cho toàn bộ học sinh trong thời gian nhất định;

Thứ ba, dễ dàng diễn giải kết quả đạt được về kĩ năng của một học sinh ở khối lớp nhất định;

Thứ tư, phân tích, lí giải được kĩ năng của học sinh qua các nhân tố tác động từ môi trường gia đình, nhà trường và cộng đồng trên cơ sở trả lời bảng hỏi trực tiếp đối với từng học sinh và trả lời viết với từng giáo viên;

Thứ năm, thể hiện tính linh hoạt, có thể điều chỉnh để đáp ứng mục đích và ngôn ngữ địa phương.

TS Trần Đình Thuận 

- Hình thức đánh giá mới này có hạn chế nào không, thưa ông?

Hiện nay, chúng tôi cho rằng đây là cách đánh giá khá tốt, đảm bảo tính khách quan, tính chính xác. Tuy nhiên, để tiếp tục thực hiện được đánh giá, chúng tôi cũng như Vụ Giáo dục Tiểu học phải bàn bạc kỹ hơn để làm sao từng bước đưa vào thực hiện đảm bảo đúng yêu cầu chung của Bộ GD&ĐT.

Bất cứ một phương pháp đánh giá nào cũng có những thuận lợi, khó khăn, có ưu việt và hạn chế nhất định. Tôi cho rằng, hạn chế lớn nhất của phương pháp này chỉ nằm ở chỗ là về mặt thời gian tổ chức. Vì gần như giữa người đánh giá và người được đánh giá là mặt đối mặt, trao đổi trực tiếp nên cần nhiều thời gian hơn.

Chủ trương của Bộ GD&ĐT chuyển sang tổ chức dạy học cả ngày ở tất cả các trường tiểu học hiện nay cũng là điều kiện rất tốt, rất cơ bản để giáo viên có đủ điều kiện thời gian đánh giá học sinh chính xác, trên cơ sở đó điều chỉnh việc dạy học, phương pháp dạy học thích hợp.

Cách đánh giá song hành, hỗ trợ Thông tư 30

- Kết quả đánh giá EGRA của Việt Nam rất khả quan. Theo đó, tỷ lệ học sinh Việt Nam chưa có kỹ năng đọc rất thấp, thậm chí một số kỹ năng còn vượt so với chuẩn kiến thức, kĩ năng hiện hành. Tuy nhiên, theo ông, độ tin cậy của kết quả này như thế nào vì số học sinh được khảo sát không nhiều.

Lần thứ nhất, chúng tôi làm với quy mô nhỏ, nhưng lần thứ hai thì quy mô lớn hơn. Số lượng học sinh tham gia cả hai đợt đánh giá năm 2013 và 2014 là 3.357 em.

Cỡ mẫu này chúng tôi được sự tham vấn của các chuyên gia quốc tế. Theo đó, việc chọn mẫu chú ý đến tính vùng miền cũng như đại diện cho các đối tượng khác nhau. Cỡ mẫu có thể không lớn nhưng đảm bảo cho tính phân tầng, tính phù hợp và đảm bảo các đối tượng tham gia phải được đánh giá.

Theo nhận định của chuyên gia quốc tế, cách chọn mẫu chúng tôi tiến hành ở lần đánh giá 2014 vừa rồi khá phù hợp và đảm bảo được tính phổ quát và đại diện cho tình hình giáo dục cấp tiểu học của chúng ta hiện nay.

- Các trường tiểu học hiện nay đang thực hiện quy định đánh giá học sinh mới theo Thông tư 30. Vậy EGRA có quan hệ, hỗ trợ như thế nào cho quy định về đánh giá học sinh tiểu học hiện hành?

Thông tư 30 là một hướng đi hoàn toàn đúng, hoàn toàn chính xác, vì càng ngày giáo dục hiện đại càng phát triển, đánh giá theo năng lực người học. EGRA cũng là một cách tiếp cận rất tốt trên cơ sở đánh giá kỹ năng đọc của học sinh và kỹ năng đọc hiểu là một trong những kỹ năng quan trọng nhất.

Trong quá trình thực hiện kỹ năng đọc đầu cấp của học sinh tiểu học, chúng tôi cũng thử thực hiện vào những trường tham gia mô hình trường tiểu học mới VNEN và thấy hoàn toàn phù hợp.

Trong đánh giá kỹ năng đọc đầu cấp cho học sinh tiểu học này cũng có những đánh giá kỹ năng về đọc tiếng tự tạo. Đây là một kỹ năng quan trọng để giáo viên kiểm soát được học sinh của mình đọc theo phản xạ, thói quen hay thực sự em nhận biết được âm và vần. Điều này rất phù hợp với Tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục, cũng như rất gần với tiếp cận theo thông tư 30.

Nên tôi cho rằng, mỗi cách đánh giá có điểm mạnh, có thể song hành, hỗ trợ cho nhau rất tốt.

Với nhiều hướng tiếp cận khác nhau, với nhiều giải pháp biện pháp khác nhau, chúng tôi hy vọng sắp tới, khi chúng ta thực hiện chương trình, SGK mới, Bộ GD&ĐT sẽ có giải pháp cụ thể, chi tiết cho những vấn đề về tổ chức dạy học nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.

Đề xuất nhìn nhận lại chuẩn kiến thức, kĩ năng

- Tổng kết hai đợt triển khai EGRA đúc rút ra được kinh nghiệm gì góp phần vào việc thực hiện đổi mới chương trình - SGK sắp tới?

Sau 2 lần đánh giá kỹ năng đọc đầu cấp của học sinh tiểu học vừa rồi, chúng tôi cũng thấy có một vài vấn đề cần trao đổi kỹ hơn với Ban đổi mới chương trình - SGK của Bộ GD&ĐT, trên cơ sở đó giúp xây dựng chương trình cũng như nội dung dạy học sao cho phù hợp với học sinh. Đặc biệt chúng tôi quan tâm đối tượng học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, đặc biệt học sinh dân tộc thiểu số.

Trên cơ sở bộ công cụ cũng như những kinh nghiệm chúng tôi đã triển khai trong hai năm vừa qua, thấy rằng, trên cơ sở chuẩn kiến thức kỹ năng của Bộ GD&ĐT trước đây đã ban hành, có thể có những vấn đề sau quá trình nhiều năm triển khai chương trình, giờ đến lúc phải nhìn lại xem chuẩn kiến thức, kỹ năng đó thực sự còn phù hợp với học sinh tiểu học hay không, đặc biệt trong lĩnh vực đọc hiểu.

Cũng có thể giúp các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách, cũng như giúp cho giáo viên có cơ hội nhìn lại và có thể sẽ có những điều chỉnh phù hợp hơn trong quá trình học môn Tiếng Việt, đặc biệt phần đọc hiểu. Đơn cử, tốc độ đọc cũng có thể có điều chỉnh cho phù hợp.

- Một trong những đề xuất được đưa ra sau 2 đợt triển khai EGRA là xem xét điều chỉnh chuẩn kiến thức, kĩ năng đối với kĩ năng đọc trơn ở học sinh các lớp 1, 2, 3 theo mức cao hơn. Đề xuất này liệu có tiếp thêm cho tâm lý muốn cho con đi học trước khi vào lớp 1 của một bộ phận phụ huynh?

Việc Bộ GD&ĐT quy định trẻ em bắt dầu đi học từ 6 tuổi là hoàn toàn đúng vì theo quy luật phát triển tâm sinh lý, đó mới là thời điểm sẵn sàng cho quá trình đi học. Nếu trẻ em đi học quá sớm, không tốt cho sức khỏe cũng như xu thế phát triển sau này của trẻ.

Còn việc đánh giá EGRA, đây là một nghiên cứu khoa học của quốc tế chuyển giao ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, chúng tôi nghiên cứu, sàng lọc để chọn ra những gì phù hợp với Việt Nam. Trong thời gian qua, chúng tôi đã làm được công việc đó.

Trong đó, nghiên cứu đề xuất nên chăng có thể có điều chỉnh một số nội dung, ví dụ như chuẩn kiến thức kỹ năng. Đề xuất đó tôi cho là tốt vì tất cả các nghiên cứu khoa học, cuối cùng cũng phải phục vụ cho đời sống, thực tiễn.

Mấy chục năm qua chúng ta xây dựng chuẩn kiến thức kỹ năng cho học sinh tiểu học, bây giờ có thể đến lúc chúng ta cũng phải nhìn nhận xem xét lại nên điều chỉnh hay không?

Ví dụ như tốc độ đọc của học sinh, chúng ta đã có 3 chu kỳ thay sách, rõ ràng là năng lực của học trò cũng phát triển. Vậy nên đề xuất điều chỉnh tốc độ đọc của học sinh cũng chính đáng, vì nó là sự phát triển của một đất nước đi lên, trong đó có cả chất lượng giáo dục.

Chỉ có điều, trong thời điểm hiện nay, việc chúng ta đã điều chỉnh chưa, điều chỉnh như thế nào, chúng tôi sẽ trao đổi kỹ hơn với Ban đổi mới chương trình, SGK.

- Xin cảm ơn ông!

Lượt xem: 58



BÀI VIẾT KHÁC
Tiếp sức cho học sinh nghèo đến trường
Tiếp sức cho học sinh nghèo đến trường

Với mục tiêu không để học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn bị thất học, mỗi khi năm học mới bắt đầu cũng là lúc Hội Khuyến học các cấp đồng hành, phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, các nhà hảo tâm huy động nguồn lực hỗ trợ các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường.

Ngày 04/10/2018
Phát động tặng mũ bảo hiểm cho học sinh lớp một toàn quốc
Phát động tặng mũ bảo hiểm cho học sinh lớp một toàn quốc

Thực hiện Kế hoạch số 163 của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia về Chương trình trao tặng mũ bảo hiểm cho trẻ em bước vào lớp một năm học 2018-2019 với chủ đề “Giữ trọn ước mơ”.

Ngày 06/09/2018
Khai giảng năm học mới 2018 - 2019
Khai giảng năm học mới 2018 - 2019

Sáng nay 5-9, cùng với hàng triệu học sinh cả nước, gần 356.000 học sinh trên địa bàn tỉnh đã tưng bừng bước vào năm học mới. Các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh đã đến dự, chỉ đạo, tặng hoa chúc mừng thầy và trò các nhà trường nhân dịp khai giảng năm học mới.

Ngày 06/09/2018
Trường phổ thông chất lượng cao Hùng Vương - mô hình xã hội hóa giáo dục bậc phổ thông
Trường phổ thông chất lượng cao Hùng Vương - mô hình xã hội hóa giáo dục bậc phổ thông

Tạo điều kiện chuyển đổi mô hình các cơ sở giáo dục mầm non, trung học phổ thông từ công lập ra ngoài công lập ở những nơi có khả năng xã hội hóa cao. Đây là một trong những chỉ đạo trong việc sắp xếp, tổ chức các đơn vị sự nghiệp công lập đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo tại Nghị quyết Hội nghị 6 BCH Trung ương khóa XII (Nghị quyết 19)

Ngày 04/09/2018
Tổ chức khai giảng năm học mới trên cả nước vào sáng 5/9
Tổ chức khai giảng năm học mới trên cả nước vào sáng 5/9

Lễ khai giảng năm học 2018-2019 được tổ chức thống nhất trên cả nước vào sáng 5/9, với chương trình ngắn gọn, hướng đến học sinh, đảm bảo trang nghiêm. Đối với cấp học Mầm non, tổ chức khai giảng dưới hình thức “Ngày hội đến trường của bé” một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.

Ngày 27/08/2018
Triển khai nhiệm vụ năm học 2018 - 2019
Triển khai nhiệm vụ năm học 2018 - 2019

Ngày 16/8, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2017 - 2018, triển khai nhiệm vụ năm học 2018 - 2019 và tổng kết công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia.

Ngày 20/08/2018
Lịch tiếp công dân Thống kê KHCN Chung tay cải cách thủ tục hành chính Cuộc thi trực tuyến toàn quốc Phổ biến giáo dục pháp luật Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành Thông tin KHCN Điều tra nghiên cứu khoa học 2024

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

1

PAKN từ chối xử lý

0